Ăn cua có lợi cho sức khỏe không?
Mang một vị mặn vừa phải, pha với một chút ngọt nhẹ của khoáng chất, cua mang lại tất cả sự hấp dẫn có trong hải sản được nhiều người ưa thích. Hơn thế, cua còn mang nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe của chúng ta.
Thông tin dinh dưỡng
Thịt cua có nhiều chất dinh dưỡng tương tự như các loại hải sản phổ biến khác nhưng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với marlin, cá kiếm, cá mú và cá ngừ. Cua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Vitamin B12, Folate, Niacin, Selen, Kẽm,…
Cua mang nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe với cơ thể. Ảnh minh họa. Đồ họa: Đặng Triều
Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Axit béo Omega-3 trong cua mang lại nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe tim mạch. Những chất dinh dưỡng quan trọng này có thể giúp giảm chất béo trung tính, giảm đông máu và giảm nguy cơ tim đập không đều.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Nhiều chất dinh dưỡng có trong cua, bao gồm vitamin B12 và folate, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin. Những người bị thiếu máu do thiếu vitamin và không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, kết quả là có thể bị mệt mỏi hoặc suy nhược.
Ảnh minh họa
Giữ cho bộ não của bạn mạnh mẽ
Nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn hải sản, chẳng hạn như cua với ít nhất một lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Nguyên nhân có thể xuất phát từ lượng axit béo omega-3 cao có trong cua cũng như hải sản. Ngoài ra, cua cũng có những rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta nên chú ý để biết cách phòng tránh.
Video đang HOT
Cua có thể có hàm lượng thủy ngân thấp hơn nhiều loại hải sản khác, nhưng nó vẫn có thể là một vấn đề đáng lo ngại tùy thuộc vào cách đánh bắt và chế biến. Thịt cua nâu cũng có thể có hàm lượng cadmium cao, là chất độc nếu bạn hấp thụ quá nhiều. Cua cũng có một lượng natri cao (237 miligam trong một phần 3 ounce).
Thiếu máu ở phụ nữ: 10 dấu hiệu không nên xem thường
Phụ nữ và những người mắc bệnh mãn tính có xu hướng dễ bị thiếu máu do các vấn đề như kinh nguyệt, sinh đẻ hoặc phẫu thuật.
Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và nguyên nhân có thể là bất cứ điều gì từ rối loạn máu di truyền đến thiếu sắt đơn giản.
Thiếu máu dẫn đến đau đầu và chóng mặt. Ảnh minh họa
Theo kết quả nghiên cứu, thiếu máu (Anemia) là một chứng rối loạn máu phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 1,6 tỷ người trên toàn thế giới. Thiếu máu xảy ra nếu số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu giảm xuống thấp hơn mức bình thường hoặc các tế bào hồng cầu không chứa đủ hemoglobin, từ đó dẫn đến thiếu lượng oxy đến các mô của tế bào trong cơ thể.
Phụ nữ và những người mắc bệnh mãn tính thường có xu hướng bị thiếu máu do quá trình kinh nguyệt, sinh đẻ hoặc phẫu thuật. Tùy vào mỗi trường hợp, mức độ bệnh có thể nặng hoặc nhẹ và nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau ở mỗi người.
Nguyên nhân gây ra thiếu máu
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh thiếu máu, đặc biệt ở phụ nữ và thường đi kèm với các triệu chứng như đau miệng với các vết nứt ở các góc và koilonychias , một tình trạng khiến móng tay bị cong lên trên.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ cảm thấy ngứa ran ở lòng bàn tay hoặc bàn chân. Ngoài ra, cơ thể cũng mất cân bằng khi di chuyển, biểu hiện qua dáng đi loạng choạng hoặc vụng về.
Hơn nữa, khi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc ngộ độc chì cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu máu hồng cầu hình liềm thường biểu hiện qua các cơn đau dữ dội do các tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy. Trong khi đó, dấu hiệu của ngộ độc chì là một đường màu xanh đen trên nướu răng.
Thiếu máu xảy ra phổ biến ở phụ nữ, gây ra tình trạng mệt mỏi và cơ thể trở nên yếu. Ảnh minh họa
10 dấu hiệu thiếu máu không nên bỏ qua
1. Cảm giác thèm ăn kỳ lạ đối với những thứ không phải là thức ăn
Theo tờ Westchester Health (Mỹ), những người bị thiếu máu có thể phát triển một hội chứng gọi là pica, gây ra cảm giác thèm ăn lạ lùng đối với những món như đất, đá, giấy hoặc đất sét. Pica có xu hướng xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn, tuy nhiên nó cũng thường xảy ra đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Có một số giả thuyết về lý do tại sao thiếu sắt dẫn đến pica , nhưng nguyên nhân thực sự vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy, cảm giác thèm ăn dường như biến mất khi bệnh nhân được bổ sung sắt.
2. Cơ thể kiệt sức và yếu
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là mệt mỏi. Nếu không có đủ oxy cung cấp đến các tế bào, cơ thể không thể phân giải các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Nếu không có năng lượng, cơ thể liên tục cảm thấy mệt mỏi và khó hoàn thành công việc.
3. Đau đầu hoặc cảm thấy chóng mặt
Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng đều có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu oxy lên não. Mức độ hemoglobin trong hồng cầu thấp có thể ngăn oxy đến não. Điều này dẫn đến sưng các mạch máu, có thể dẫn đến chóng mặt và đau đầu.
4. Tim đập nhanh
Nhịp tim nhanh hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Khi hemoglobin thấp, tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc tim đập rất nhanh. Trường hợp nặng có thể dẫn suy tim.
5. Khó thở
Khi các cơ quan không được cung cấp đủ oxy, phổi có thể phải hoạt động quá mức để bù đắp lượng oxy cho cơ thể. Nếu cơ thể bạn tương đối khỏe mạnh, nhưng bạn cảm thấy hụt hơi hoặc khó thở trong lúc tập luyện thể thao, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
6. Đau ngực
Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể sẽ gặp phải những cơn đau tim vì không có dòng oxy và hemoglobin ổn định. Nếu tình trạng trở nên nặng, có thể dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim.
7. Ngứa ran ở lòng bàn tay hoặc chân
Khi thiếu sắt, cơ thể có khả năng mắc phải hội chứng Chân không yên (Restless leg). Đâylà tình trạng đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Nó làm cho cơ thể phải đứng lên và di chuyển xung quanh. Khi làm như vậy, cảm giác khó chịu của hội chứng chân không yên tạm thời biến mất. Bổ sung sắt có thể làm giảm những triệu chứng này.
Thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến ngứa ran ở lòng bàn tay và chân. Ảnh minh họa
8. Da nhợt nhạt
Da nhợt nhạt là một dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu và có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc giới hạn ở một vùng, chẳng hạn như mặt, nướu răng, bên trong mí mắt hoặc môi dưới. Ở người khỏe mạnh, bên trong mí mắt dưới sẽ có màu đỏ tươi, nhưng ở nhiều người thiếu máu, nó có màu hồng nhạt hoặc vàng.
9. Bàn tay và bàn chân lạnh
Những người thiếu máu thường bị lạnh tay và chân do máu lưu thông kém. Máu được đẩy đến các chi ít hơn, dẫn đến cảm giác lạnh. Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy lạnh ở tay hoặc chân dù thời tiết và nhiệt độ môi trường ấm áp, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Thiếu máu đến các chi dẫn đến tay và chân lạnh. Ảnh minh họa.
10. Móng tay trở nên giòn
Móng tay giống như mọi tế bào sống khác trong cơ thể cần oxy để phát triển. Nếu không có đủ oxy, các lớp móng sẽ ngừng tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, dẫn đến móng yếu và dễ gãy theo thời gian.
Đây là loại Vitamin giúp chúng ta sống khỏe mạnh và lâu hơn Vitamin B12 là một trong những loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin), là một loại vitamin tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất của mọi tế bào của cơ thể con người. Nó là một trong những yếu tố trong quá...