Ăn cơm mỗi ngày nhưng gái Hàn hiếm khi béo phì, lại còn trẻ hơn tuổi thật rất nhiều: Nhìn cách họ tiêu thụ gạo, chị em sẽ muốn học theo ngay
Vì sao phụ nữ người Hàn hiếm khi béo phì, thậm chí họ còn được thế giới tôn vinh vì khả năng gìn giữ nhan sắc vượt thời gian? Câu trả lời đến từ nguyên tắc ăn cơm vô cùng khác biệt.
Từ ngàn đời nay, các gia đình Việt đã có thói quen sử dụng cơm trắng trong mỗi bữa cơm. Dù loại thực phẩm này đem lại cảm giác ngon miệng, no lâu nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cơm gạo trắng là loại thực phẩm giàu tinh bột, tỉ lệ đường cao. Lạm dụng gạo trắng có thể gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Cũng như Việt Nam, người Hàn Quốc sử dụng gạo như một loại lương thực chính. Nhưng vì sao phụ nữ người Hàn hiếm khi béo phì, thậm chí họ còn được thế giới tôn vinh vì khả năng gìn giữ nhan sắc vượt thời gian? Câu trả lời đến từ nguyên tắc ăn cơm vô cùng khác biệt mà phụ nữ Việt cũng nên học tập.
1. Người Hàn thường ăn “cơm tím”
Nếu thường xuyên theo dõi những bộ phim Hàn Quốc, hẳn bạn sẽ nhận ra bát cơm của người Hàn thường có màu tím chứ không phải màu trắng. Thực ra, kể từ nhỏ người Hàn đã quen với việc nấu cơm trắng, trộn cùng với nhiều loại ngũ cốc khác nhau như hat kê, đâu đo va đâu đen, loại gạo này được gọi là ogokbap.
Kể từ nhỏ người Hàn đã quen với việc nấu cơm trắng, trộn cùng với nhiều loại ngũ cốc.
Cách ăn này sẽ giúp người dân xứ kim chi giảm lượng tinh bột cũng như lượng đường trong cơm gạo trắng. Đặc biệt, có thể bổ sung chất xơ, các loại vitamin từ ngũ cốc. Như vậy sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó có tác dụng giữ gìn vóc dáng, thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh hơn.
Theo các chuyên gia, để có được món cơm ngũ cốc ngon đúng chuẩn, bạn nên trộn gạo tẻ và gạo nếp một lượng bằng nhau, còn các loại hạt khác thì cho khoảng 1/3 lượng gạo. Muốn nồi cơm ngũ cốc thêm đậm đà thì hãy thêm một chút muối, thì khi ăn bạn không cần phải ăn kèm các món phụ khác, mà cơm vẫn vừa miệng, thơm ngon.
Video đang HOT
2. Người Hàn rất thích ăn rau
Ở xứ sở kim chi, người dân thường xuyên ăn cơm cùng các món ăn kèm như kim chi giá đỗ, cải thảo, củ cải, rau bina, dưa chuột.. những món ăn phụ này vô cùng đa dạng, được bày trong những chiếc đĩa nhỏ. Sau mỗi lần gắp cơm và thịt, người Hàn sẽ ăn một lượt kim chi rồi mới chuyển qua món ăn mới. Cách ăn này khiến họ kích thích dịch vị, cảm giác ăn ngon hơn nhưng đồng thời cũng nhanh no hơn, từ đó thúc đẩy giảm cân.
3. Bữa cơm của người Hàn luôn có những loại thực phẩm lên men
Ăn cơm kèm các loại thực phẩm lên men như kim chi ngoài giúp no lâu mà còn giúp cân bằng đường ruột và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. Điều này có rất nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tăng khẩu vị, làn da sáng và thậm chí giảm cân.
Tạp chí Health Magazine của Mỹ đã từng gọi kim chi là một trong năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất thế giới, khẳng định loại thực phẩm này rất giàu vitamin, giúp tiêu hóa tốt, thậm chí còn có thể có tác dụng phòng bệnh ung thư, ngừa lão hóa.
4. Người Hàn thường ăn cơm kèm rong biển
Ở Hàn Quốc, có 2 loại thực phẩm thường xuyên được ăn kèm với cơm là kim chi và rong biển. Người dân nước này dùng rong biển để cuộn với cơm hoặc để nấu súp.
Trong đó, súp rong biển được đặt tên là “miyeokguk”, với ý nghĩatượng trưng cho sức khỏe tốt. Nghiên cứu cho thấy, các loại rau có nguồn gốc từ biển như rong biển chứa vô vàn khoáng chất, bao gồm Vitamin K, C và canxi. Đặc biệt, rong biển chứa iot, giúp ngừa bệnh tuyến giáp và tránh mệt mỏi.
Các cuộc nghiên cứu của nhà khoa học tại Đại Học Newcastle đã phát hiện ra alginate, một chất có nhiều trong các loại tảo biển nâu, có thể tăng cường chất nhầy từ bên trong thành ruột, giúp bảo vệ thành ruột hiệu quả.
Không chỉ là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, rong biển còn là nguyên liệu giúp người Hàn giữ dáng. Loại thực phẩm này giàu chất xơ nên giúp giảm mỡ thừa, chất béo hiệu quả.
Cơ thể có 3 "bất thường" này sau khi ăn cơm, chứng tỏ số lượng tế bào ung thư trong người bạn đang tăng ngày càng nhiều
Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu ung thư thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa...
Ung thư là căn bệnh đáng sợ hơn bao giờ hết, ước tính mỗi năm trên thế giới có 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc. Đáng nói, đa số người bệnh ung thư thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn bởi có những dấu hiệu không rõ ràng, khiến bệnh nhân tưởng bệnh vặt nên dễ bỏ qua.
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tự kiểm soát cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là chìa khóa quan trọng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu bản thân thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa... Cụ thể, khi các tế bào ung thư phát triển, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây khi ăn cơm.
1. Ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng, mất vị giác thường xuyên
Theo tờ Webmd, có nhiều lý do khiến một người không còn cảm giác thích thú khi ăn như cảm cúm, trầm cảm... Trong số đó, ung thư cũng có thể là một nguyên nhân. Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất. Đồng thời, một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Theo Tiến sĩ Ioana Bonta (bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ): Cảm giác ăn nhanh no, mất vị giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nhóm này dù ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng thấy đã no bụng, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi vị giác còn có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị ở một số bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Vì vậy, nếu có bất cứ thay đổi nào về vị giác ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
2. Khó nuốt, buồn nôn khi ăn
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.
Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.
Triệu chứng khó nuốt, buồn nôn khi ăn thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng
Tuy nhiên, không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.
3. Ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi
Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư Nita Ahuja của Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển và sinh sôi, vì vậy những chất dinh dưỡng mà bạn ăn có thể không được bổ sung nuôi cơ thể bạn. Việc "ăn cắp chất dinh dưỡng" này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra mệt mỏi, nhiều nguyên nhân trong số đó không liên quan đến ung thư. Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đi kèm với giảm cân, sốt, chảy máu bất thường thì tốt nhất nên đến viện càng sớm càng tốt.
10 sự thật về bụng phẳng mà tuổi 40 cần phải biết Từ 40 tuổi trở lên, việc tăng mỡ bụng dễ hơn nhiều so với việc giảm mỡ. Ở độ tuổi 40, chúng ta phải chấp nhận thực tế là càng ngày càng khó để duy trì vòng bụng phẳng. Bỏ bữa không phải là ý tốt ở độ tuổi 40 - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Tất cả là do chúng ta mất đi...