Ăn chôm chôm cần biết những điều này khỏi ‘rước độc’ vào người
Chôm chôm là loại quả ngon, nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Thế nhưng theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, những người mắc bệnh sau không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân
Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kiali, sắt, protein… mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ…
Hàm lượng carbohydrat và protein trong chôm chôm cao đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Vitamin B có trong chôm chôm giúp hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng cỏ thể được cơ thể sử dụng…
Những lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe
Lọc chất thải cho thận
Nhiều người ăn chôm chôm mỗi tuần một lần để giúp tiêu diệt giun sán, loại bỏ các ký sinh trùng độc hại trong cơ thể, hạn chế các chứng bệnh truyền nhiễm và cả đường tiêu hóa.
Chính lượng phốt pho dồi dào có trong chôm chôm sẽ giúp loại bỏ độc tố và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chúng cũng giúp sửa chữa và duy trì các tế bào khỏe mạnh, giúp quả thận hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho hệ bài tiết. Chính vì thế, chôm chôm rất tốt để thanh lọc và làm sạch thận.
Ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả chôm chôm còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn.
Chúng giúp cơ thể có đủ khoáng chất để nuôi tế bào và duy trì sự khỏe mạnh. Đây là vấn đề cốt lõi để cơ thể chống lại mọi mầm mống gây bệnh bên trong lẫn bên ngoài.
Đặc biệt, hoạt chất axit gallic trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư. Chúng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và củng cố khả năng đề kháng của cơ thể, giúp phòng chống bệnh.
Giúp dẹp dáng, dưỡng da, tốt cho tóc
Điều đặc biệt để chôm chôm trở thành sự lựa chọn phong phú hơn, nhất là với chị em phụ nữ là ở chỗ không chỉ có tác dụng cho sức khỏe, chôm chôm còn rất tốt cho sắc đẹp phụ nữ.
Chôm chôm chứa nhiều sắt và đồng. Hai hoạt chất này rất cần thiết trong việc kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu và bạch cầu, giúp da dẻ hồng hào, thần thái rạng rỡ.
Chôm chôm cũng chứa nhiều nước, chất chống ôxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.
Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ cao lại ít calo và chất béo, chôm chôm là loại quả thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng. Chúng giúp kiểm soát tối đa cơn đói, làm bạn no lâu đế quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi hơn.
Hỗ trợ sản xuất tế bào máu
Video đang HOT
Chôm chôm chứa sắt và đồng, hai loại khoáng chất có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu và bạch cầu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cũng như các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do thiếu máu gây ra.
Hỗ trợ điều trị bệnh đường huyết
Tuy những người có lượng đường huyết cao không nên ăn chôm chôm, thế nhưng hạt và vỏ chôm chôm lại được sử dụng như những loại dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc trị tiểu đường của Y học cổ truyền.
Trong Đông y, hạt chôm chôm được gọi là thiều tử, có vị ngọt, tính ấm và nguồn cung cấp dồi dào của các loại chất béo không no như olein và arachidin. Hạt chôm chôm thường được xay thành bột, và sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.
Loại bỏ ký sinh trùng
Chôm chôm chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn và sát trùng cao, do đó có khả năng tiêu diệt các ký sinh trùng có trong đường ruột, hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khả năng sát khuẩn của chôm chôm cũng giúp làm lành nhanh chóng các vết lở loét và các vết thương trên cơ thể.
Bổ sung năng lượng
Lượng carbohydrat và protein cao chứa trong quả chôm chôm sẽ bổ sung năng lượng tức thì cho cơ thể. Bên cạnh đó, chôm chôm chứa rất nhiều nước, có tác dụng rất tốt trong việc cấp nước cho cơ thể, xoa dịu cơn khát và giải nhiệt cho cơ thể. Chính vì thế, đây là loại quả lí tưởng cho những người chơi thể thao và tập luyện các bộ môn vận động cao.
Tốt cho xương
Vì chứa nhiều canxi và phốt pho, hai loại chất khoáng giúp củng cố và duy trì khối lượng xương cho cơ thể, nên chôm chôm cũng có lợi ích rất tốt cho xương. Các chất dinh dưỡng chứa trong xương sẽ góp phần hỗ trợ nuôi dưỡng xương và giúp xương chắc khỏe hơn.
Những người nên ‘tránh xa’ chôm chôm
Người bị nóng trong hay ‘bốc hỏa’
Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kiali, sắt, protein… mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ…
Hàm lượng carbohydrat và protein trong chôm chôm cao đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Vitamin B có trong chôm chôm giúp hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng cỏ thể được cơ thể sử dụng…
Loại quả này cũng sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao nếu không sẽ làm tăng đường huyết, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó chôm chôm lại có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường.
Người đang giảm cân
Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên tránh xa chôm chôm bởi đây là loại hoa quả nhiều đường, ăn nhiều sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả, thậm chí còn tăng cân.
Người hay bị đầy bụng khó tiêu
Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.
Kể cả khi không thuộc 4 nhóm người cần kiêng kị chôm chôm, bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn loại quả nhiệt đới này. Bạn nên hạn chế ăn chôm chôm vào ngày nắng nóng, bức bối và mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400-500g.
Người nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy
Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nỏi mụn nhọt, rôm sảy.
Dù thèm đến mấy bạn cũng không nên ăn nhiều loại quả này vào ngày nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nên người ta có xu hướng ăn nhiều loại hoa quả để bổ sung nước, cung cấp thêm Vitamin C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo có một số loại quả không nên ăn quá nhiều, bởi chúng sẽ dẫn tới những tác dụng phụ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người có cơ địa nóng không nên ăn quá nhiều hoa quả ngọt. Nguyên nhân là do hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng đường trong máu, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu- nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường cũng cần hạn chế các loại quả có hàm lượng đường cao, nhất là sau bữa ăn chính.
Dưới đây là một số loại quả chúng ta không nên ăn quá nhiều trong cùng một thời điểm:
Quả Mít
Mùi thơm hấp dẫn, lại có rất nhiều vào mùa hè ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mít sẽ làm nổi mụn, nóng trong, khó chịu.
Không nên ăn mít vào chiều tối hoặc tối vì mít sẽ khiến bạn nóng và cảm thấy khó tiêu hơn cũng như không nên ăn quá nhiều mít một lúc. Thay vì ăn trực tiếp hãy ăn cùng với sữa chua để giúp cân bằng và không bị nóng.
Quả sầu riêng
Quả sầu riêng có nhiều dinh dưỡng phong phú, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, sầu riêng cũng là loại hoa quả mùa hè chứa nhiều chất béo và đường, nếu ăn nhiều trong mùa hè dễ gây sinh nhiệt cho cơ thể, khiến cơ thể bị nóng trong, nổi mụn. Người ăn quá nhiều sầu riêng dễ bị tăng huyết áp, bốc hỏa, đầy bụng, khó tiêu..
Chôm chôm
Chôm chôm được liệt vào danh sách những loại trái cây có tính nóng. Ăn quá nhiều chôm chôm không có lợi cho hệ tiêu hóa, làm khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến nội tạng.
Quả vải
Đây là loại quả được Đông y đánh giá là loại quả tính bình, có tác dụng làm đẹp vào mùa hè. Tuy nhiên, ăn nhiều vải sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, phát nhiệt, ra máu cam do trong vải chứa nhiều đường.
Thậm chí, những người bị nóng trong nếu ăn nhiều vải có thể dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh... Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế ăn vải để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Quả nhãn
Nhãn cũng là loại hoa quả mùa hè có tính nóng. Do có hàm lượng đường khá cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng rôm sảy, mụn nhọt.
Quả mận
Mận là loại quả mùa hè không chỉ tốt cho bà bầu, còn rất được nhiều bạn trẻ yêu thích vì món mận lắc nổi tiếng. Tuy nhiên, đây cũng là loại hoa quả mùa hè có tính nóng, ăn nhiều dễ gây mẩn đỏ, mụn nhọt, nhất là với những người có cơ địa dễ bị nóng trong.
Đào
Mặc dù là loại quả có vị ngọt mát, dễ ăn vào mùa hè, tuy nhiên chính hàm lượng đường cao trong đào lại khiến cơ thể bị nóng trong, mụn nhọt, nếu ăn quá nhiều. Nếu ăn "không kiểm soát" sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi...
Quả xoài
Một quả xoài chín ngọt có hàm lượng đường cao, ăn sẽ làm lượng đường huyết tăng, thúc đẩy vi khuẩn trên da phát triển nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt, nhất là với người bị tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy...
Theo khuyến cáo, để hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất tư hoa quả, chúng ta nên ăn vừa phải không ăn quá nhiêu quả chín. Ăn đa dạng các loại quả khác nhau, khi ăn nhiều hoa quả ngọt nên tăng lượng nước uống, ăn thêm nhiều rau xanh... để lượng đường trong máu được trung hòa và giảm thiểu tình trạng nóng trong người
Ăn dứa ngày hè rất tốt nhưng nếu không chú ý điều này lợi mấy cũng hóa hại Dứa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thiết yếu khác, có nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên khi ăn nhiều dứa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thành phần dinh dưỡng của dứa - Chứa chất đạm, chất bột đường, chất xơ - Chứa vitamin C, B1, B2, C, PP. - Chứa caroten,...