Ăn bào ngư ở Cù Lao Chàm
Đến Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) được thưởng thức bào ngư tươi rói mới bắt về ngay trên bãi biển lồng lộng gió thì không có gì tuyệt bằng.
Bào ngư là một loại ốc cực hiếm, được biết đến với nhiều tên gọi như ốc cửu không (do có 9 lỗ trống) hay hải nhĩ (do có hình dạng giống cái tai). Loài ốc này bám vào những tảng đá ngầm san hô ở vùng nước biển có độ mặn cao, sóng gió vì vậy rất khó bị phát hiện. Để bắt được bào ngư, ngư dân có kinh nghiệm phải lặn sâu xuống biển và khó khăn lắm mới tách chúng ra khỏi những tảng đá.
Bào ngư mới bắt hay mua về nhìn con nào cũng có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, chỉ cần rửa sạch đất cát, không cần ngâm xả chất thải như các loại ốc khác, đem nấu ăn ngay để còn giữ lại các vị thuốc có giá trị dinh dưỡng.
Bào ngư cho lên vỉ than nướng
Thịt bào ngư giòn, có mùi vị thơm. Các món từ bào ngư nếu biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.
Cùng với ốc vú nàng, sò huyết, hải sâm… bào ngư được xem là món ăn quý có giá trị dinh dưỡng cao. Nó còn là vị thuốc độc đáo, có tác dụng chữa nhiều bệnh như sáng mắt, trị ho, tăng cường sinh lực…
Video đang HOT
Bào ngư tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, hấp, xào tùy theo từng khẩu vị của thực khách. Nhiều người ưa món bào ngư luộc với gừng. Để bề mặt thịt bào ngư sau khi luộc không bị rút lại và xuất hiện các vết nứt phải bỏ bào ngư vào nồi khi nước gừng hơi nóng. Bào ngư luộc chấm muối tiêu chanh, thịt sẽ béo ngọt, ăn vào cảm giác lạ miệng, rất đặc biệt so với những loại hải sản khác.
Dân ghiền bào ngư không thể bỏ qua món bào ngư nướng. Gừng, tỏi băm vắt nước hòa với nước mắm, đường và tiêu làm nước xốt. Cho hỗn hợp này vào từng con bào ngư ướp khoảng mươi phút, sau đó nướng trên lửa than đến khi miệng ốc sôi sùng sục, bốc mùi thơm lựng thì rưới thêm nước xốt. Và chỉ chờ khoảng dăm phút cho nước xốt ngấm đều vào thịt bào ngư là có thể mang xuống bày ra đĩa thưởng thức.
Bào ngư còn sống vừa mới bắt về
Ngoài ra, có thể xào bào ngư với nấm. Trước khi xào phải chần bào ngư qua nước sôi có pha rượu và gừng xắt lát. Xào hành tây cho thơm, cho bào ngư vào đảo đều, lửa lớn, nêm giấm, muối, đường. Trút nấm xào tiếp. Cuối cùng là cho những lát gừng cắt sợi vào.
Kỳ công hơn là món bao ngư hầm gà. Đặt bào ngư vào nồi, sắp từng miếng thịt gà, tiếp theo là hành lá, gia vị vừa ăn và cho nước luộc gà vào. Bắt đầu hầm lửa nhỏ liu riu đến khi nào bào ngư mềm thì được. Trong lúc nấu thỉnh thoảng nên kiểm tra nước, nếu nước cạn thì thêm vào. Cuối cùng dùng bột năng pha nước cho vào để tạo độ sánh.
Nếu có dịp đến với đảo Cù Lao Chàm, bạn đừng bỏ qua các món đặc sản chế biến từ bào ngư. Nếu đi về trong ngày du khách cũng có thể tìm mua bào ngư – món đặc sản ngon nhất của Cù Lao Chàm – để làm quà biếu cho người thân nơi đất liền.
Theo PNO
Bí quyết chọn và chế biến bào ngư
Bào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein... có lợi cho sức khỏe của con người. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết chọn mua và chế biến bào ngư dưới đây.
Cách chọn
Chạm nhẹ vào cạnh bào ngư, thấy có phản ứng đàn hồi là bào ngư tươi. Một cách khác để phân biệt bào ngư còn tươi mới là nhìn con nào có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, cầm lên thấy chính giữa thường có một đường màu đỏ là loại ngon.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện sò giả bào ngư, vì sò nhìn bề ngoài cũng rất giống bào ngư, chỉ khi ăn mới phát hiện ra. Thế nên khi đi mua bạn cũng nên quan tâm đến giá thành sản phẩm, nếu rẻ quá rất có thể đó không phải là bào ngư mà là sò.
Bào ngư mua về nên sử dụng luôn
Bảo quản
Cách bảo quản bào ngư tốt nhất vẫn là mua bào ngư về sử dụng liền. Nếu chưa kịp sử dụng thì nên cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió cho khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi đã khô cho bào ngư vào hũ cất, nếu thấy bề mặt bào ngư nổi lên lớp phấn trắng, bạn đừng lo, đó không phải là mốc, mà do chất muối mặn từ nước biển có trong bào ngư tiết ra ngoài.
Chế biến
Bào ngư có 3 loại: bào ngư tươi (bào ngư đông lạnh và bào ngư sống), bào ngư canh (bào ngư đóng lon và bào ngư ăn liền), bào ngư khô.
Bào ngư tươi thường dùng để nấu canh, lẩu là thích hợp nhất. Bào ngư đông lạnh trước khi nấu nên rã đông, rửa sạch, cắt bỏ ruột. Bào ngư sống chỉ cần rửa sạch là có thể cho vào lẩu.
Trong quá trình nấu nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm để giữ các chất dinh dưỡng.
Theo BĐVN
[Chế biến]- Xúp bào ngư vi cá Nguyên liệu: 200g bào ngư, 20g vi cá, một củ gừng, hai cây hành lá. Hai muỗng xúp bột năng, hai muỗng cà phê muối, một muỗng cà phê hạt nêm, một muỗng cà phê tiêu bột, một muỗng cà phê dầu mè. Hai chén nước dùng. Thực hiện: - Bào ngư làm sạch. Gừng cạo vỏ, thái lát, hành lá cắt đôi....