Amazon và Nike muốn mua Peloton
Gã khổng lồ thương mại điện tử và điện toán đám mây Amazon được ghi nhận là đang tham khảo ý kiến của các chuyên gia về khả năng mua lại nhà sản xuất dụng cụ thể dục Peloton.
Theo Engadget, Amazon không phải là công ty lớn duy nhất đang để mắt đến Peloton khi mà Nike cũng được cho là có nghĩ đến thương vụ này. Mặc dù vậy, cả hai công ty đều chưa tổ chức đàm phán với mục tiêu của mình.
Peloton nổi lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh
Peloton trở thành một cái tên đáng chú ý trong giai đoạn đầu đại dịch Covid-19 khi mọi người tìm kiếm các giải pháp thay thế sau khi các phòng tập thể dục của họ đóng cửa do bị phong tỏa. Trên thực tế, công ty này từng đạt giá trị thị trường 50 tỉ USD vào tháng 1.2021, khác xa so với mức định giá 8 tỉ USD hiện tại. Thậm chí vào tháng 1 năm nay, công ty này được cho là đã dừng sản xuất trong bối cảnh nhu cầu chậm lại do một số yếu tố gây ra, bao gồm cạnh tranh gay gắt hơn. CEO John Foley của Peloton sau đó phủ nhận việc công ty đang tạm dừng sản xuất trong một bức thư gửi cho nhân viên, nhưng ông thừa nhận họ đang “thiết lập lại mức sản xuất để tăng trưởng bền vững”.
Vài ngày sau khi báo cáo được đưa ra, BuzzFeed News đăng câu chuyện về một số công nhân cho rằng công ty nợ họ tiền lương. Các công nhân đang cáo buộc Peloton không trả tiền làm thêm giờ cho họ cũng như không hoàn trả các chi phí của công ty.
Video đang HOT
Nếu Amazon thực sự nghĩ đến việc mua lại Peloton, họ có thể sử dụng công ty để mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình và giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua một trong những chiếc xe đạp hoặc máy chạy bộ của Peloton. Đồng thời, các vấn đề giao hàng trễ giống như những gì đã xảy ra với Peloton vào năm ngoái sẽ không còn xảy ra nữa. Thương vụ cũng cho phép Amazon tiếp cận với dữ liệu người dùng, điều rất hữu ích cho các dự án sức khỏe trong tương lai của họ.
Amazon độc quyền thế nào để bị phạt gần 1,3 tỷ USD?
Tập đoàn Mỹ sử dụng vị thế thống trị trên thị trường để khuyến khích các nhà bán hàng trên trang amazon.it sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng.
Amazon và nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang chịu sự quản lý ngày càng gắt gao từ chính quyền
Ngày 9/12, cơ quan chống độc quyền của Italy (AGCM) phạt gã khổng lồ thương mại điện tử của Mỹ Amazon 1,13 tỷ euro (tương đương 1,28 tỷ USD) vì lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường thương mại điện tử.
Đây là một trong những hình phạt cao nhất được áp dụng đối với một hãng công nghệ của Mỹ ở châu Âu.
Kết luận của AGCM cho rằng Amazon sử dụng vị thế thống trị trên thị trường để khuyến khích các nhà bán hàng trên trang amazon.it sử dụng dịch vụ logistics Fulfillment (FBA) của chính Amazon. Điều này "gây tổn hại" đến dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cạnh tranh và củng cố vị trí thống trị của Amazon.
AGCM cũng tuyên bố áp dụng mức phạt cao vì coi các hành động của Amazon là "đặc biệt nghiêm trọng" nếu xét đến khoảng thời gian và những ảnh hưởng gây ra.
Ngoài khoản tiền phạt, AGCM còn yêu cầu Amazon cấp các đặc quyền mà người bán FBA được hưởng cho tất cả người bán bên thứ 3, miễn là đối tác tôn trọng quy định và luật pháp. Amazon sẽ phải công bố các tiêu chuẩn này trong 1 năm tới và quá trình này chịu giám sát bởi 1 cơ quan được ủy thác.
Amazon lên tiếng phản đối khoản phạt này và cho biết sẽ kháng cáo. Người phát ngôn của tập đoàn Mỹ cho rằng khoản tiền phạt và các biện pháp khắc phục được đề xuất là không hợp lý và không phù hợp.
Các nhà đầu tư lo ngại việc giới chức Italy phạt nặng Amazon có thể đánh dấu xu hướng thắt chặt kiểm soát các hoạt động kinh doanh khác của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.
Amazon liên tục nhận án phạt ở châu Âu
Trước đó vào tháng 11, Italy cũng phạt Amazon và Apple 228 triệu USD vì liên quan đến một thỏa thuận mà hai công ty này ký kết năm 2018. Hợp tác này dẫn đến tình trạng chỉ có Amazon và một số bên được lựa chọn mới có thể bán các sản phẩm của Apple và Beats, hạn chế số lượng các nhà bán lẻ và việc bán hàng xuyên quốc gia.
Liên minh châu Âu (EU) cũng từng phạt Amazon khoản tiền kỷ lục là 888 triệu USD vì vi phạm luật bảo mật dữ liệu của khối.
Gần đây, các công ty công nghệ lớn của Mỹ liên tiếp bị giám sát chặt chẽ và điều tra độc quyền tại châu Âu. EU cũng mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với các quy tắc trên App Store của Apple, về tiền hoa hồng liên quan đến mua hàng trong ứng dụng.
Xu hướng chính quyền "làm căng" với các tập đoàn công nghệ và thương mại điện tử nói riêng cũng xảy ra trên toàn cầu. Ở châu Á, sàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba cũng đang bị nhà chức trách Trung Quốc siết quản lý. Còn ở Mỹ Latinh, các nhà quản lý đang nhắm vào Mercado Libre - công ty thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực đến từ Argentina.
Amazon tiếp tục đóng cửa 340 cửa hàng của nhà bán lẻ Trung Quốc Quyết định của hãng thương mại điện tử Mỹ là đòn giáng mới nhất vào cộng đồng "sản xuất tại Trung Quốc, bán trên Amazon" trong nỗ lực tiếp cận khách hàng quốc tế. Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ liên tục đàn áp mạnh tay với các nhà bán lẻ Trung Quốc Amazon mới đây đã đóng cửa 340 cửa...