Amazon tiếp tục đóng cửa 340 cửa hàng của nhà bán lẻ Trung Quốc
Quyết định của hãng thương mại điện tử Mỹ là đòn giáng mới nhất vào cộng đồng “sản xuất tại Trung Quốc, bán trên Amazon” trong nỗ lực tiếp cận khách hàng quốc tế.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ liên tục đàn áp mạnh tay với các nhà bán lẻ Trung Quốc
Amazon mới đây đã đóng cửa 340 cửa hàng trực tuyến của Shenzhen Youkeshu Technology, một trong những nhà bán lẻ Trung Quốc lớn nhất trên nền tảng, vì đã vi phạm các quy tắc của công ty, South China Morning Post dẫn tin từ hồ sơ của công ty mẹ Tiza Information Industry Corp cho biết. Ngoài ra, khoảng 20,08 triệu USD trong quỹ của Youkeshu trên sàn thương mại điện tử Mỹ cũng bị phong tỏa.
Theo Tiza, số cửa hàng bị cấm chiếm 30% tổng hiện diện bán lẻ của Youkeshu trên Amazon. Ước tính doanh thu nửa đầu năm nay sẽ giảm từ 40% đến 60%. “Amazon có thể tạm ngừng bán hàng hoặc đóng băng quỹ của các cửa hàng vì đã bán các sản phẩm rủi ro về sở hữu trí tuệ và bị quá nhiều khiếu nại của khách hàng”, Tiza viết trong hồ sơ.
Video đang HOT
Mặc dù Youkeshu cũng có cửa hàng trên nhiều nền tảng khác nhau như eBay, Wish và AliExpress, nhưng công ty lại tập trung đặc biệt vào Amazon với “đợt dự trữ chiến lược” cho sàn thương mại điện tử này. Theo một hồ sơ riêng biệt của Tiza gửi cho Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến hồi tháng trước, Youkeshu có tổng cộng 1.135 cửa hàng trực tuyến trên Amazon trong năm 2020, đạt doanh thu 1,5 tỉ nhân dân tệ. Được biết, Youkeshu đã tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới từ năm 2008, bán nhiều loại sản phẩm bao gồm thiết bị điện tử, đồ chơi và thiết bị ngoài trời.
Hành động chống lại Youkeshu của Amazon diễn ra cùng tuần khi nhà cung cấp tiện ích công nghệ Choetech, do Shenzhen DAK Technology Co điều hành, biến mất khỏi nền tảng của Mỹ, với các liên kết đến danh sách sản phẩm hiện không thể truy cập được.
Trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều thương gia Trung Quốc bắt đầu đổ xô đến Amazon. Tuy nhiên, họ không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn mang theo các phương pháp “gian lận” vốn khá phổ biến trong thị trường thương mại điện tử ở đại lục, bao gồm việc tạo ra đánh giá giả mạo và thổi phồng số lượng bán hàng. Tháng 6.2021, Amazon đã cấm thêm ba thương hiệu thuộc công ty điện tử Sunvalley Group có trụ sở tại Thâm Quyến vì đã cung cấp thẻ quà tặng cho những khách hàng sẵn sàng viết đánh giá tích cực. Vài tuần trước đó, Amazon cũng chặn việc đăng sản phẩm từ hai nhà cung cấp thiết bị điện tử Aukey và Mpow.
Một phát ngôn viên của Amazon cho biết công ty không bình luận về các trường hợp cá nhân, nhưng có hệ thống để phát hiện “hành vi đáng ngờ”. “Trong nhiều năm, chúng tôi đã phát minh, triển khai và liên tục cải tiến công nghệ tinh vi được hỗ trợ bởi học máy và kết hợp với các nhà điều tra chuyên nghiệp về con người để chủ động ngăn chặn các đánh giá giả mạo”.
Theo báo cáo của công ty tư vấn Marketplace Pulse, thị phần của người bán Trung Quốc trên Amazon đã tăng từ 28% hồi năm 2019 lên 63% trong năm nay. Bắc Kinh đã và đang thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới như một mô hình mới để tăng cường hoạt động ngoại thương, với nhiều chính sách hỗ trợ bao gồm cải thiện hệ thống thông quan nhanh hơn cho người bán.
Amazon từng thất bại khi mua lại ứng dụng Signal
"Gã khổng lồ" thương mại điện tử đang muốn lấn sân vào lĩnh vực ứng dụng dịch vụ, cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Microsoft, Google...
Amazon mua lại ứng dụng nhắn tin mã hóa để cải thiện bảo mật cho dịch vụ đám mây
Business Insider đưa tin, Amazon sắp mua lại Wickr - dịch vụ nhắn tin mã hóa được các doanh nghiệp lớn và cơ quan chính phủ sử dụng. Chi tiết thỏa thuận không được tiết lộ.
Trước khi chốt lại với Wickr, hai nguồn tin thân cận cho biết Amazon từng muốn mua lại ứng dụng nhắn tin Signal để cải thiện khả năng mã hóa cho Amazon Web Services (AWS) - dịch vụ điện toán đám mây của Amazon. Hầu hết lãnh đạo cấp cao trong nhóm S của Amazon đều dùng Signal để giao tiếp với nhau.
Thế nhưng kế hoạch mua Signal không thành vì cấu trúc pháp lý hiện tại của Signal khiến việc mua lại tương đối khó khăn, và Moxie Marlinspike - "cha đẻ" Signal không hề thích các công ty Big Tech.
Thay vào đó, Amazon có thể mua lại Wickr với mức giá thấp hơn Signal nhiều, Wickr cũng sở hữu nhiều phần mềm nhắn tin mã hóa khác nhau, cho phép áp dụng vào AWS ngay lập tức.
Trên hết, Wickr sẽ giúp đẩy nhanh sự hiện diện của AWS trong khu vực công. Một số cơ quan chính phủ, như Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang dùng dịch vụ đám mây AWS. Những khách hàng như vậy đã yêu cầu AWS nâng cấp mã hóa end-to-end mạnh hơn để đảm bảo an toàn dữ liệu.
Thông báo về việc mua lại Wickr trên blog, Stephen Schmidt - giám đốc bảo mật thông tin của AWS cho biết: "Cùng với việc chuyển sang môi trường làm việc kết hợp giữa nhà và văn phòng trong mùa dịch Covid-19, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ có thêm nhu cầu bảo mật thông tin liên lạc khi làm việc từ xa".
Nói rộng hơn, sự quan tâm của Amazon đối với Signal và Wickr cho thấy công ty đang muốn chuyển sang lĩnh vực phần mềm văn phòng, ứng dụng tăng năng suất làm việc.
Bên cạnh thương mại điện tử, Amazon vẫn tạo ra phần lớn doanh thu nhờ dịch vụ đám mây, cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu cho khách hàng. Nhưng Amazon đã thất bại trong việc phát triển lĩnh vực ứng dụng kinh doanh, cụ thể là những phần mềm dịch vụ, tụt lại so với các đối thủ như Microsoft, Google và Salesforce.
Gần đây, Larry Augustin - giám đốc điều hành cấp cao được AWS thuê để chỉ đạo phát triển ứng dụng văn phòng đã đột ngột rời vị trí vào tháng trước sau thời gian làm việc chưa đầy 2 năm.
Đột nhập ổ chuyên viết đánh giá ảo cho Amazon trên Facebook Khi Amazon đang nỗ lực triệt phá những đánh giá ảo trước thềm Prime Day, thì vấn đề này bắt đầu lan sang các nền tảng mạng xã hội. Valeria Zhong, admin nhóm Club Ki-Fair trên Facebook, đưa ra một lời chào mời đơn giản và hào phóng: chỉ cần gia nhập nhóm của cô, bạn sẽ được nhận những mẫu thử miễn...