Ẩm thực Cà Mau: 5 đặc sản gây tiếc nuối nếu không thử một lần
Vùng đất cực Nam của tổ quốc trứ danh với các đặc sản từ rừng ngập mặn hay từ biển luôn làm thực khách tứ phương thương nhớ. Ẩm thực Cà Mau mang đậm màu sắc văn hóa miền tây.
Tuy nhiên, nét độc đáo của nền văn hóa ẩm thực nơi đây là từ sự sáng tạo từ những nguyên liệu quen thuộc hàng ngày. VeXeRe.com sẽ giới thiệu 5 đặc sản độc đáo Cà Mau nếu bạn không thử một lần sẽ thấy tiếc nuối.
1. Ẩm thực Cà Mau: Bánh tằm cay
Món ăn này có vẻ lạ lẫm với những ai chưa từng đến Cà Mau. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa món bánh tằm nổi tiếng và món cà ri gà đậm đà. Ngoài ra còn một loại bánh tằm khác nữa là bánh tằm cay xíu mại cũng ngon không kém. Sợi bánh tằm được xé rời từng cọng không dính vào nhau.
Ẩm thực Cà Mau: Bánh tằm cay gà
Ẩm thực Cà Mau: Bánh tằm cay xíu mại
Đối với bánh tằm cay cà ri, bánh được chan nước cà ri gà thêm phần thịt, mề và huyết được băm nhỏ, ăn kèm với rau sống. Còn nếu là bánh tằm cay xíu mại thì bánh ăn cùng hai viên xíu mại cùng với giá sống, xà lách và rau quế. Bánh tằm cay là món ăn dân dã và quen thuộc mà bất kì người Cà Mau nào xa quê cũng yêu nhớ.
2. Ẩm thực Cà Mau: Ba khía
Có thể nói ba khía vừa là đặc sản vừa là món ăn truyền thống của người dân Cà Mau từ bao đời. Khoảng tháng 7, 8 âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía đặc sản ở Cà Mau ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn các nơi khác. Người ta thường chế biến ba khía thành nhiều món ăn ngon và độc đáo. Những con ba khía sau khi bắt về được đem rửa sạch và muối ngay. Để từ 5-7 ngày là đã có thể ăn được.
Video đang HOT
Ngoài món ba khía muối, ba khía tươi luộc sả ăn kèm nước chấm được pha chế từ sả băm nhuyễn, giấm gạo nuôi, ớt, một chút gia vị thì không thể chê vào đâu được
Đuông chà là
Đuông chắc hẳn không quá xa lạ đối với du khách khi đến với miền tây sông nước. Khác với đuông dừa ở một số địa phương khác, Cà Mau có đuông chà là thơm ngon hút khách. Ở các rừng ngập mặn Cà Mau có rất nhiều chà là nên đuông chà là cũng dễ được tìm thấy. Giống với đuông dừa, đuông tơ tằm… đuông chà là có hình dáng lớn hơn 1 tí. Hình thù béo ú, và no tròn, trắng nõn.
Món đuông chà là chiên bột hay đuông chà là tẩm nước mắm được du khách rất ưa chuộng. Không phải thực khách nào cũng có thể ăn được đuông. Nhưng một khi đã thử rồi thì không thể nào cưỡng lại sức hút của món ngon này.
Đây là món ăn bổ dưỡng được du khách tìm để thưởng thức. Rùa rang muối là món ăn được ưa chuộng nhất. Hương thơm lừng, vị mặn của muối rang làm thịt rùa vừa ăn, lại mang đúng hương vị vốn có. Món ăn từ rùa mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng vì rùa là loại động vật của tự nhiên. Mặc dù có rất nhiều ở vùng nước ngập mặn Cà Mau nhưng cần được bảo vệ. Bởi thế, chính quyền địa phương cấm săn bắt rùa tự nhiên nhưng vẫn cho phép sử dụng chế biến rùa nuôi.
Bồn bồn là món ngon cũng được xem là đặc sản dù nó có dân dã, quen thuộc đến nhường nào. Từ bồn bồn nguyên liệu, người ta đã biết cách chế biến ra nhiều món ăn ngon khác. Nổi bật: bồn bồn trộn gỏi, bồn bồn xào tôm, dưa bồn bồn chấm cá kho tộ. Có khi dùng bồn bồn để thay thế cho rau.
Ẩm thực Cà Mau: Bồn bồn Cà Mau
Ẩm thực Cà Mau: Bồn bồn Cà Mau
Bồn bồn rất ngon, vị ngọt và giòn rụm của loại rau.Thực khách một lần gắp đũa là phải gắp cho đến hết. Nếu làm dưa thì dưa bồn bồn cũng được xem là món ăn được yêu thích nhất của người dân Cà Mau. Người Cà Mau thường ăn dưa bồn bồn với các loại cá đồng kho tộ. Khi đã ăn món này rồi thì thực khách khó lòng mà “dừng đũa”.
"Phê" với bánh tằm cay Cà Mau
Về quê tràm đước, đỏ mặt tía tai, khóc hết nước mắt với món bánh tằm cà ri cay (hay còn gọi là bánh tằm cay).
Bạn tôi rủ rê rằng thay vì quẩn quanh TP HCM thách nhau món mì cay 7 cấp độ thì làm chuyến xe đêm về thăm miệt thứ Cà Mau, thi bụng thi dạ với món đặc sản bánh tằm cay.
Với người dân miền Tây ngày trước, bánh tằm ăn với muối mè, rắc thêm chút dừa khô nạo hoặc kỳ công hơn là thắng nước cốt dừa với đường, muối. Dần dà món ăn chơi phổ biến vùng sông nước ấy có nhiều biến thể, nào là ăn với bì, tàu hủ ky, thịt nướng... Cũng theo guồng quay ấy, bánh tằm cay hình thành từ món bánh ngọt ăn chơi ở vùng sông nước đồng bằng và loại cà ri Chà Và. Nói về cà ri Chà Và, sẽ thiếu sót nếu không nói đến những người Khmer đã mang nó đi khắp vùng đất mới. Khi đến mảnh đất cuối cùng của đất nước, cà ri Chà Và kết hợp với bánh tằm trở thành món ăn một lần nhớ mãi.
Thuở chưa có máy móc, người Cà Mau trộn đều bột năng và bột gạo, vừa châm nước sôi chầm chậm vào vừa dùng đũa đảo nhẹ rồi nhồi thành khối mịn dẻo để xe giữa hai lòng bàn tay thành sợi dài như ý muốn. Khi xe sợi xong, đem những sợi bánh trắng mập mạp như mấy con tằm nằm ngủ hấp chừng vài phút là chín.
Linh hồn của món bánh tằm cay là nước xốt cay và đậm mùi cà ri. Hầu hết các quán ở Cà Mau đều đưa ra hai lựa chọn dành cho thực khách 2 loại nhân là cà ri gà và cà ri xíu mại hoặc cả hai.
Bánh tằm cho ra dĩa, chịu khó gỡ rời sợi bánh, sau đó cho giá, rau quế, xà lách, huyết, xíu mại và thịt gà lên trên, người bán lấy muỗng chan nước xốt cà ri sền sệt, nóng hôi hổi lên làm bánh thấm vị cay thơm.
Khi ăn, vắt thêm chút tắc, chấm kèm với muối ớt chanh thì ngon đến quên trời đất. Hương cà ri tràn ngập khắp miệng, sóng sánh, lớp nọ chồng lên lớp kia, thơm ngọt nhưng cay nồng đến độ rơi nước mắt, trán túa mồ hôi. Cay thế nhưng nó không làm "chết" độ béo và độ ngọt của thịt, của nước xốt. Ấy là cái hay của món bánh tằm cay.
Một số quán còn cho vào nước dừa tươi kết hợp với nước mía, hay vò thêm ít lá chanh non để tăng mùi thơm và độ ngọt cho nước xốt, tạo thêm hương vị mê người, giữ chân thực khách.
Những món ăn dân dã cực ngon cực lạ của người dân Đất Mũi Đến với Cà Mau bạn sẽ cảm thấy sự bình yên của cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây; Sự bình yên đó có thể đến từ sự giản dị, dân dã trong các món ăn đặc sản nơi đây, Tuy nhiên nó không kém phần lạ lẫm và độc đáo đâu nhé, Cùng Đặc sản Cà Mau điểm qua vài...