Âm 46 độ C, học sinh Mông Cổ vượt gió rét đến trường
Sương mù và gió Bắc cực cản tầm nhìn trên đường nhưng học sinh vùng Hulubuir vẫn không nghỉ học.
Phụ huynh vùng Hulunbuir đưa học sinh tới trường.
Hôm thứ tư, mọi đài kiểm soát trong khu vực Hulunbuir, phía đông bắc khu tự trị Nội Mông Cổ (Trung Quốc) ghi nhận nhiệt độ ở mức khoảng âm 40 độ C. Cá biệt, một đài kiểm soát đo được nhiệt độ xuống âm 46,6 độ C, Next Shark ngày 15/12 đưa tin.
Đường phố bị cản tầm nhìn bởi lớp sương mù dày đặc và những cơn gió Bắc cực rất mạnh. Tuy nhiên, các trường học ở đây vẫn hoạt động. Người dân dường như đã quen với tiết trời khắc nghiệt của mùa đông nên tỏ ra không mấy bận tâm.
Trong khi đó, ở một số vùng khác tại Trung Quốc, các trường học buộc phải tổ chức lớp học ngoài trời vì thiếu phương tiện sưởi ấm trong nhà. Điều may mắn là Trung Quốc vừa cho phép các thành phố đốt than trở lại, dù chỉ tạm thời để đối phó giá rét với chi phí thấp.
Người dân vẫn cười tươi vì đã quen với mùa đông khắc nghiệt.
Video đang HOT
Nhiệt độ ở Hulunbuir vẫn cách xa so với kỷ lục của nơi lạnh nhất thế giới, làng Oymyakon thuộc vùng Yakutia, Siberia. Theo kỷ lục thế giới Guinness, ngôi làng này từng đạt mức âm 68 độ C.
Theo VNE
Bảo đảm cho trẻ phát triển thể chất và tinh thần
Trong thời gian gần đây, vấn đề bảo đảm an toàn cho trẻ em khi đến trường được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều bạn đọc đã nêu ý kiến về giải pháp bảo đảm cho trẻ em phát triển thể chất và tinh thần.
Cô trò Trường Mầm non số 6, quận 3, TPHCM trong giờ học. Ảnh: THU TÂM
Chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh
Trong 2 tháng qua, tại các tỉnh Hậu Giang, Kon Tum, Phú Thọ... đã xảy ra các vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, do uống sữa, ăn bánh, ăn trưa bán trú không đảm bảo an toàn vệ sinh. Rất may là không ca nào nguy kịch.
Khi đưa con đến trường, đồng nghĩa với việc phụ huynh phó thác trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con mình khi đi học cho nhà trường. Nhưng một số trường chưa làm tốt việc này, chỉ khi có học sinh ngộ độc thực phẩm, ban giám hiệu mới quáng quàng phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có trường quá dễ dãi khi cho học sinh dùng những thức ăn, thức uống miễn phí từ nhà tài trợ, từ thiện, khuyến mãi mà không kiểm tra kỹ càng.
Nhà trường cần chú trọng bảo vệ sức khỏe học sinh thật tốt, ngay từ những bữa ăn. Trường nào cũng có phòng y tế, nên cần tham mưu trước khi cho trẻ dùng những thực phẩm tài trợ. Dù các tổ chức từ thiện có tấm lòng bác ái nhưng cũng phải kiểm tra hạn sử dụng, cách chế biến, nguồn gốc của thực phẩm.
Cơ quan chức năng nên thường xuyên kiểm tra các căn tin và những công ty chuyên cung cấp suất ăn để ngăn chặn việc ngộ độc từ gốc, đồng thời xử phạt nghiêm với những trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
NGUYỄN THANH VŨ (quận Tân Phú, TPHCM)
Đáp ứng nhu cầu trường mầm non đạt chuẩn
Nạn bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non dân lập không phải đến giờ mới phát hiện. Trước đây cũng từng có những vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em, đã bị phát hiện và xử phạt án tù về tội hành hạ người khác. Vậy mà vẫn chưa đủ cảnh tỉnh, răn đe.
Hiện nay, trường mầm non công lập đang rất thiếu, không đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân, nhất là ở các đô thị lớn, khu vực tập trung các khu công nghiệp. Chính vì thế mà có những trường mầm non dân lập không đạt chuẩn, điểm trông giữ trẻ tự phát mọc lên tràn lan, cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát, quản lý hiệu quả.
Vì vậy, để ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả và triệt để tình trạng bạo hành trẻ em nên có cơ chế quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên các cơ sở mầm non dân lập, đồng thời quan tâm mở thêm các trường mầm non công lập đạt chuẩn.
PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)
Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Trẻ em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, tư vấn, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Về mặt cảm xúc, trẻ em dễ xúc động, dễ sợ sệt, tự ái và hầu hết các em vốn rất thật thà, chưa đủ kinh nghiệm, bản lĩnh để điều khiển, kiểm soát cảm xúc. Vì vậy, khi bị hù dọa, bị người lớn quát mắng, xúc phạm, các em dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực, chỉ đơn thuần là để khắc phục trạng thái bất an nhất thời. Song nỗi lo sợ đó cũng dễ trở lại cân bằng, nếu như người lớn biết ứng xử một cách phù hợp.
Do vậy, trong việc dạy trẻ, cha mẹ và giáo viên phải thực sự hiểu trẻ và thực hiện tốt các nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm. Dù hoàn cảnh thế nào thì giáo viên và cha mẹ phải tôn trọng nhân cách của trẻ.
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực là nguyên tắc rất quan trọng, nhưng không ít bậc cha mẹ và giáo viên vẫn xem nhẹ. Vì không kiềm chế được cảm xúc nên khi trẻ phạm lỗi, người lớn đã nổi nóng, thậm chí có lời lẽ đe dọa, xúc phạm trẻ.
Trong mọi hoàn cảnh, cha mẹ ở trong gia đình hay người giáo viên đứng trên bục giảng đều không bao giờ được bộc lộ cảm xúc tiêu cực đối với trẻ. Mỗi bậc cha mẹ và giáo viên phải thực sự là người hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hãy luôn là người tạo niềm tin tốt cho trẻ, là điểm tựa tinh thần quan trọng của trẻ.
Theo SGGP
Học sinh miền núi Quảng Trị mình trần băng sông đến trường Nhà ở bên kia sông Đăkrông, nhiều học sinh cấp một, hai ở Quảng Trị phải thay quần áo rồi băng sông đến trường. Nhóm học sinh cấp một mặc lại áo quần sau khi lội qua sông. Ảnh: Th.Hiếu Thôn A Liêng (xã Tà Rụt, Đăkrông) nằm trên vùng đất bằng phẳng, phía bên kia sông Đăkrông. Nhiều năm qua, người dân...