AirCar – phương tiện đường bộ có thể biến thành máy bay trong chưa đầy 3 phút
Từ Harry Potter đến The Jetsons, ô tô bay đã xuất hiện nhiều trong các bộ phim bom tấn khoa học viễn tưởng suốt những năm qua.
Giờ đây, điều này đã trở thành hiện thực khi một số công ty đang cạnh tranh để tung ra thị trường ô tô bay thương mại đầu tiên.
Ô tô bay AirCar. Ảnh: KleinVision
Một trong những công ty đó là KleinVision, nhà phát triển AirCar có trụ sở tại Slovakia. Công ty này đã giới thiệu chiếc ô tô bay đầu tiên trên thế giới được chứng nhận, có thể biến đổi từ phương tiện giao thông đường bộ thành máy bay trong vòng chưa đầy 3 phút.
AirCar đã được Slovakia cấp chứng nhận bay vào năm 2022, sau khi hoàn thành hơn 200 lần cất cánh và hạ cánh trong 70 giờ bay thử nghiệm nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA).
AirCar là một chiếc máy bay có chế độ kép, có thể đạt tới độ cao hơn 2.438 mét với tốc độ trên 160km/h. Ảnh: KleinVision
KleinVision cho biết công nghệ đằng sau phương tiện này đã được bán cho công ty Công ty công nghệ ô tô bay Jianxin ( Trung Quốc). Nhà phát triển AirCar tuyên bố công ty này sẽ đẩy nhanh tiến độ hướng tới sản xuất ô tô bay trên thị trường đại chúng.
Video đang HOT
Ông Anton Zajac, người đồng sáng lập KleinVision, cho biết: “Mối quan hệ hợp tác này thể hiện bước quan trọng trong sứ mệnh của chúng tôi, nhằm mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu các giải pháp di chuyển mang tính cách mạng và thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực này”.
Công ty công nghệ ô tô bay Jianxin có trụ sở tại Thương Châu, Hà Bắc. Công ty này đã xây dựng sân bay và trường dạy bay riêng. Thỏa thuận mới sẽ cho phép Jianxin độc quyền sản xuất và phân phối ô tô bay sử dụng công nghệ của KleinVision trong một khu vực địa lý cụ thể, giúp công ty này vượt xa các đối thủ.
Theo Morgan Stanley, thị trường ô tô bay toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2040, trước khi tăng lên 9.000 tỷ USD vào năm 2050. Trong đó, Trung Quốc đang trên đà nắm giữ 23% thị phần vào năm 2050 – chỉ đứng sau thị phần 27% của Mỹ.
Ông Guo Liang, Giám đốc điều hành của nhà phát triển ô tô bay Trung Quốc Aerofucia, tuyên bố cuộc cách mạng ô tô bay của Trung Quốc sẽ vượt qua quá trình điện khí hóa ô tô.
“Việc thương mại hóa chính thức ô tô bay ở Trung Quốc sẽ bắt đầu vào năm 2025 hoặc 2026″, ông Guo nói.
Dù chưa rõ giá ô tô bay là bao nhiêu, nhưng ông Guo nhận định phương tiện này sẽ có giá cả phải chăng hơn máy bay trực thăng.
“Là một phương thức vận tải tầm thấp mới, chi phí đi ô tô bay ban đầu sẽ chỉ bằng 1/3 hoặc 1/5 giá máy bay trực thăng. Mức giá đó có thể hơi đắt đối với người bình thường, nhưng chi phí này sẽ giảm dần”, ông nhận định.
Máy bay của United Airlines phải quay đầu vì va vào chim
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi United Airlines cho biết Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đang tăng cường giám sát vấn đề an toàn của hãng hàng không này sau loạt sự cố liên tiếp.
Máy bay của United Airlines. Ảnh: Getty Images
Ngày 26/3, FAA cho biết chuyến bay 1003 của United Airlines đang trên đường đến Sân bay quốc tế Denver (Mỹ) thì va chạm với chim. Chiếc Boeing 737 đã buộc phải quay trở lại điểm xuất phát.
Vào khoảng 6h sáng (theo giờ địa phương), máy bay đã an toàn về lại sân bay quốc tế San Francisco. Vụ việc đang được FAA điều tra thêm.
Người phát ngôn của United Airlines cũng đã xác nhận với tờ People rằng máy bay đã quay trở lại San Francisco sau một vụ va chạm với chim. Hãng hàng không cho biết chuyến bay sau đó đã đổi máy bay và tiếp tục khởi hành theo đúng kế hoạch.
Đây là sự cố mới nhất liên quan đến máy bay của United Airlines trong những tuần gần đây. Vào ngày 16/3, một chuyến bay của hãng hàng không này từ San Francisco đến Oregon bị mất một tấm panel, nhưng chỉ được phát hiện sau khi đã hạ cánh an toàn.
Trước đó, ngày 14/3, chiếc Airbus A320 cất cánh từ sân bay quốc tế Dallas Fort Worth cũng gặp sự cố rò rỉ thủy lực trước khi hạ cánh tại San Francisco.
Ngày 9/3, chiếc Airbus A320 trên hành trình đến Salt Lake City đã phải quay đầu trở lại sân bay quốc tế Chicago O'Hare sau khi gặp vấn đề bảo trì.
Ngày 8/3, một chuyến bay khác của hãng từ San Francisco đến Mexico đã phải chuyển hướng đến Los Angeles do sự cố thủy lực.
Ngày 7/3, máy bay Boeing 777 của United Airlines cất cánh từ San Francisco để đến Osaka (Nhật Bản) đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Los Angeles do mất một lốp.
Ngày 4/3, một chiếc Boeing 737-900 của hãng này cất cánh từ sân bay quốc tế George Bush ở Houston đã phải quay trở lại và hạ cánh khẩn cấp sau khi một trong những động cơ của máy bay này bốc lửa vì màng bọc kiện hàng.
Trước loạt sự cố liên tiếp nói trên, ngày 18/3, Giám đốc điều hành của United Airlines, ông Scott Kirby đã đưa ra một tuyên bố nói rằng: "An toàn của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Thật không may, trong vài tuần qua, hãng hàng không của chúng tôi đã gặp phải một số sự cố, nhắc nhở chúng tôi cần chú trọng hơn về vấn đề an toàn. Hãng đang xem xét từng trường hợp cụ thể để hiểu điều gì đã xảy ra và thông qua đó để cung cấp thông tin cho quá trình đào tạo về an toàn của chúng tôi cho tất cả các nhóm nhân viên".
Đến hôm 22/3, Sasha Johnson - Phó chủ tịch phụ trách an toàn doanh nghiệp của United Airlines - cho biết FAA đang tăng cường giám sát hãng hàng không này sau những sự cố gần đây.
Mới đây vào ngày 25/3, Boeing thông báo Giám đốc điều hành Dave Calhoun sẽ từ chức vào cuối năm 2024, sau loạt sự cố liên quan đến máy bay mà hãng liên tiếp gặp phải.
Máy bay A330-200 của Qantas Airways hạ cánh an toàn với 1 động cơ Ngày 26/3, hãng hàng không Qantas Airways thông tin về sự cố động cơ hy hữu khiến phi công phải tắt 1 trong 2 động cơ của máy bay khi đang đến gần thành phố Perth tối 25/3. Một chiếc Qantas A330-200 cất cánh từ sân bay Sydney. Ảnh: karryon.com.au Theo người phát ngôn của Qantas Airways, hãng hàng không lớn nhất tại...