Airbnb làm ngơ với nạn buôn người và nô lệ hiện đại
Chính sách của Airbnb tạo điều kiện cho hoạt động buôn người và cưỡng ép làm việc ‘như nô lệ’ tại các nhà nghỉ, khách sạn.
Theo The Next Web, các nhà nghiên cứu ước tính có 1,1 triệu nạn nhân của bọn tội phạm buôn người tại châu Âu. Trong đó, khoảng 93.000 nô lệ và 4.500 nô lệ lao động đang bị đày ải ở các khách sạn của khu vực này.
Tổ chức Du lịch Thế giới ( UNWTO), Tổ chức Từ thiện Giúp đỡ Nạn nhân Buôn người (ECPAT) và Hiệp hội Du lịch Quốc tế (ITP) đã phối hợp với các nhà nghỉ, khách sạn nhằm chống lại nạn buôn bán người và lao động vất vả.
Các hiệp hội khách sạn thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức, xây dựng bộ công cụ, đào tạo nhân viên về những điều cần làm, cách ứng phó, cũng như phối hợp với cơ quan pháp luật để ngăn chặn tội phạm buôn người.
Mô hình kinh doanh của Airbnb đang làm ngơ với vấn nạn buôn người.
Sự vô trách nhiệm của Airbnb
Tuy nhiên, hình thức kinh doanh trực tuyến thông qua ứng dụng Internet như Airbnb lại là mảng tối trong nỗ lực này. Hệ thống của Airbnb hiện có hơn 7.000 cơ sở lưu trú tại 100.000 thành phố, quy mô lớn hơn 8 nhóm khách sạn hàng đầu thế giới cộng lại.
Quan điểm của Airbnb là không kiểm soát hành vi của cơ sở lưu trú và từ chối mọi trách nhiệm pháp lý. Chủ nhà phải tuân thủ luật pháp tại quốc gia của họ và thực thi các tiêu chuẩn do công ty đặt ra. Nhưng theo một nghiên cứu công bố vào năm 2017, trên thực tế chẳng ai quản lý được mô hình kinh doanh này khi họ làm trái các quy định.
Theo điều khoản của Airbnb, chủ cơ sở lưu trú có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu pháp lý ở quốc gia sở tại – chẳng hạn như đóng thuế, lắp đặt camera giám sát, hệ thống phòng cháy chữa cháy và tuân thủ luật chống phân biệt đối xử.
Điều này có nghĩa là ở nơi không đề ra quy định cụ thể thì chủ nhà không cần áp dụng bất kỳ yêu cầu nào. Thật vậy, Airbnb ở Mỹ miễn trách nhiệm với các vụ kiện phân biệt đối xử theo điều khoản sử dụng.
Airbnb đổ hoàn toàn trách nhiệm cho chủ nhà.
Hơn nữa, một số chủ nhà tỏ ra bối rối trong việc xác định nghĩa vụ và quyền hạn của họ, ví dụ như đóng thuế, cách tiếp nhận khách, thủ tục giải quyết lưu trú… vì đây không phải là những cơ sở được cấp phép theo quy định của nước sở tại.
Chính quyền địa phương, các khu vực và quốc gia thường ít qua tâm đến hoặc không đủ khả năng quản lý loại hình kinh doanh này theo đúng quy định. Pháp luật cũng không theo kịp sự phát triển của mô hình cho thuê chỗ ở tại nhà.
Video đang HOT
Tiềm ẩn rủi ro
Trên Airbnb, người dùng chỉ mất vài cú nhấp chuột để đặt chỗ. Việc sử dụng hộp khóa từ, khóa thông minh và bàn phím đã giảm nhu cầu tương tác trực tiếp giữa chủ và khách.
Nick Shapiro, Trưởng bộ phận quản lý rủi ro toàn cầu của Airbnb, giải thích rằng công ty phân tích các hình ảnh đăng trên nền tảng để tìm những nguy cơ và dấu hiệu tội phạm.
Nhưng không rõ dịch vụ này làm thế nào để quản lý khách hàng mới, những đối tượng không có trong danh sách theo dõi của cơ quan chức năng các nước sở tại.
Sàng lọc và phân tích rủi ro chỉ được thực hiện ở Mỹ. Nói chung, chủ nhà Airbnb không được hướng dẫn về cách phát hiện tội phạm lao động và buôn bán người. Trên các diễn đàn độc lập, chủ nhà thể hiện mức độ hiểu biết hạn chế về trách nhiệm của họ – và của Airbnb – liên quan đến vấn nạn này.
Năm 2019, Airbnb đã tham gia một nhóm đặc biệt của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế về nạn buôn bán người. Tuy nhiên, họ không phối hợp với các cơ quan như ECPAT, tham gia những chiến dịch toàn cầu hoặc tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của chủ nhà và khách.
Người dùng chỉ cần vài bước đơn giản để đặt chỗ trên Airbnb, chủ nhà khó kiểm soát được khách hàng của họ.
Nhiều tổ chức kêu gọi Airbnb chú trọng hướng dẫn chủ cơ sở lưu trú trong hệ thống, giúp họ nhận ra các dấu hiệu trẻ em là nạn nhân của tội phạm để thông báo cho cảnh sát.
Việc tuyển dụng lao động trong hệ sinh thái Airbnb cũng có thể dẫn đến nạn nô lệ hiện đại. Các công ty quản lý nhà nghỉ thường thuê phụ nữ da màu và phụ nữ di cư đến dọn dẹp phòng.
Những đối tượng này dễ bị tổn thương, có thu nhập thấp và thiếu quyền cơ bản của người lao động. Họ có xu hướng không được các tổ chức xã hội nghề nghiệp giúp đỡ.
Trong khi những doanh nghiệp của ngành khách sạn đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn nạn buôn bán người và lao động vất vả, Airbnb không tổ chức bất kỳ chương trình tương tự nào tại các quốc gia mà họ hoạt động.
Nỗ lực kiểm soát của châu Âu
Châu Âu đã chứng minh rằng họ có thể buộc Airbnb tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng. Công ty cam kết sẽ yêu cầu chủ các cơ sở lưu trú tuân thủ đúng quy định thông qua thỏa thuận song phương với cơ quan quản lý du lịch.
Trong khi đó, các công ty khác hoạt động theo mô hình chia sẻ đang nâng tầm nhận thức của thành viên. Uber và Lyft cho biết sẽ hướng dẫn lái xe cách phát hiện những kẻ buôn người và nạn nhân của chúng.
Việc Airbnb chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) cũng khiến cho họ phải tự tăng cường minh bạch chính sách và thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với 191 quốc gia đang hoạt động.
Các biện pháp bao gồm đăng ký cơ sở lưu trú với chính quyền, thực hiện báo cáo hàng năm, cam kết bảo vệ trẻ em trước vấn nạn buôn người, bổ sung dữ liệu tội phạm và tăng cường giám sát người dùng trên hệ thống.
Đã đến lúc Airbnb thể hiện trách nhiệm như các hiệp hội khách sạn, có lập trường chủ động hơn trong việc chống lại tệ nạn nô lệ và buôn bán người hiện đại.
Theo Zing
10 công nghệ đã thay đổi cả thế giới thập kỷ qua
Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, thập kỷ 2010 sẽ kết thúc. Những công nghệ nào đã khiến thế giới hoàn toàn thay đổi trong 10 năm qua?
Sự kiện ra mắt iPad vào tháng 1/2010 đã mở đầu cho một thập kỷ sôi động của thế giới công nghệ. Cũng trong năm 2010, Apple đã vượt qua Microsoft để trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới. Đây là một thành tựu đáng kinh ngạc khi trước đó hơn 10 năm Apple đã đứng trên bờ vực phá sản. Apple và cuộc cách mạng di động đã đóng vai trò quan trọng trong 10 câu chuyện công nghệ đáng nhớ nhất thập niên qua.
Những công ty tạo ra dịch vụ chia sẻ như Uber, Lyft và Airbnb đã "phá ngang" nhiều ngành truyền thống. Những ứng dụng trên điện thoại giúp cho người dùng bắt xe, đặt chỗ ở hay đồ ăn dễ dàng với chi phí thấp hơn dịch vụ thông thường. Những ứng dụng khởi nguồn từ châu Á như DiDi hay Grab cũng nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh các thị trường đang phát triển.
Sức mạnh của các ứng dụng chia sẻ thể hiện ở các con số. Airbnb giờ có số phòng nhiều hơn 5 chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới cộng lại, Uber và Lyft có số chuyến xe nhiều hơn taxi tới 65% ở New York. Tuy nhiên, các ứng dụng này cũng đối mặt với những sự chỉ trích từ các nhà lập pháp lẫn người cung cấp dịch vụ.
Một trong những quyết định gây tranh cãi nhiều nhất trong ngành smartphone là khi Apple quyết định loại bỏ chân cắm tai nghe từ thế hệ iPhone 7. Các nhà sản xuất khác cũng dần dần làm theo Apple. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các dòng tai nghe không dây hoàn toàn, trong đó AirPods vẫn là cái tên số 1. Apple có thể bán được tới 50 triệu chiếc AirPods vào năm 2019.
Năm 2014, Amazon ra mắt loa thông minh Echo tích hợp trợ lý ảo Alexa. Thiết bị này ban đầu bị chê bai, nghi ngờ, nhưng sau đó nhanh chóng trở thành trào lưu của các hãng công nghệ. Những nhà phát triển cũng nhập cuộc và tạo ra các "kỹ năng" để cải thiện khả năng của loa thông minh. Google và Apple đều tham gia cuộc chơi này, nhưng tất cả các hãng đều bị nghi ngờ sử dụng dữ liệu của người dùng không minh bạch.
Apple ra mắt chiếc Apple Watch đầu tiên vào tháng 4/2015. Không phải là một chiếc máy tính đeo trên cổ tay, Apple Watch mang những tính năng thông minh vừa đủ để thu hút người dùng, trở thành chiếc đồng hồ bán chạy nhất thế giới chỉ sau 2 năm. Những hãng sản xuất đồng hồ thông minh khác như Fitbit, Garmin nhanh chóng tham gia cuộc chơi các sản phẩm hướng tới sức khỏe.
Đồng hồ đeo tay trở thành thiết bị đeo phù hợp nhất để tích hợp các tính năng thông minh. Trong khi đó, kính thông minh do Google khởi xướng với Google Glass đã không thể trở thành trào lưu sau khi ra mắt vào năm 2013. Dù vậy, Google, Facebook và Apple có thể trở lại với thiết bị này khi tích hợp thực tế ảo tăng cường (AR) trong thời gian tới.
Tesla là một trường hợp đặc biệt, bởi họ có doanh số thấp nhất trong số những sản phẩm được nhắc đến trong danh sách. Tuy nhiên, xe điện Tesla đã thúc đẩy sự phát triển của ngành xe hơi điện nói chung, cũng như các công nghệ như xe tự lái. Họ cũng đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc nâng cấp trong ngành xe, như gói nâng cấp "tự lái" có thể tải qua mạng và cập nhật vào xe như một ứng dụng. Tuy nhiên, tính năng tự lái của xe Tesla cũng gây tranh cãi khi nhiều người quá phụ thuộc vào nó, gây mất an toàn.
10 năm qua cũng chứng kiến trào lưu sử dụng công nghệ để cải thiện sức khỏe, bớt "nghiện" các thiết bị công nghệ. Những thiết bị như Apple Watch hay Fitbit đều tích hợp nhiều cảm biến để theo dõi tình trạng sức khỏe của người dùng. Các ứng dụng như MyFitnessPal và Lose It giúp quản lý lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào, còn những ứng dụng như SleepWatch hay giường thông minh giúp giấc ngủ chất lượng hơn.
Các dịch vụ xem phim trực tuyến như Netflix, Hulu, HBO và cả YouTube đã làm thay đổi ngành truyền hình trong thập niên vừa qua. Người dùng ngày nay cũng không còn phải xem phim trên TV nữa, mà có thể xem ở bất cứ đâu qua smartphone, máy tính bảng.
Mặc dù không phải là công nghệ ở "mặt tiền", trực tiếp tương tác với người dùng, các công nghệ nền tảng như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và AI đang thay đổi cách sử dụng của rất nhiều người. Từ trợ lý ảo, chụp ảnh thiếu sáng tới sao lưu dữ liệu, tất cả những tiện ích này đều được tạo ra từ những công nghệ nói trên.
iPad và Chromebook dường như không có điểm chung, nhưng chúng đều làm thay đổi cách chúng ta sử dụng máy tính. iPad ban đầu là thiết bị hướng tới giải trí, nhưng ngày càng được Apple nâng cấp để hướng tới khả năng làm việc. Trong khi đó, Chromebook đem lại trải nghiệm sử dụng máy tính đơn giản cho nhiều đối tượng như trẻ em, sinh viên hay người gài, không rành công nghệ. Smartphone cũng đang thay thế nhiều vai trò công việc trên những chiếc máy tính.
Công nghệ mạng quan trọng nhất với thiết bị di động là 4G bắt đầu được ứng dụng từ năm 2010. Tốc độ của mạng 4G giúp đảm bảo những trải nghiệm như xem video, lướt web hay gọi xe mà trước đó 3G không thể đáp ứng được. Đó chính là lý do nhiều người chờ đợi công nghệ 5G sẽ tiếp sức cho một cuộc cách mạng công nghệ trong thập niên tới.
Theo zing
Những con chip tạo nên bong bóng WeWork Mô hình kinh doanh chip từ hàng chục năm trước đã tạo nên văn hóa đầu tư tại thung lũng Silicon, qua đó tạo nên những vụ bong bóng dưới vỏ bọc công nghệ như WeWork. Một tháng qua là khoảng thời gian hỗn loạn của WeWork. Công ty này nộp hồ sơ để chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) vào tháng...