AI phát hiện chính trị gia dùng điện thoại trong giờ họp
Công cụ này có thể xác định thời gian xao nhãng của các chính trị gia trong phiên họp nghị viện.
Phần mềm của lập trình viên Dries Depoorter sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt để tự động chỉ ra các chính trị gia mất tập trung ở Flemish, Bỉ. Những người thường xuyên bị phân tâm bởi điện thoại di động trong khi đang tham gia các phiên họp quốc hội trực tuyến.
Dự án này được thực hiện gần hai năm sau khi Chủ tịch của vùng Flemish, Jan Jambon gây phẫn nộ khi thản nhiên chơi Angry Birds trong một phiên thảo luận chính sách.
Công cụ sẽ đăng một đoạn video kèm theo dòng chữ “Hãy tập trung vào công việc” nếu phát hiện một người đang xao nhãng.
Video đang HOT
Ra mắt vào ngày 5/7, hệ thống của Depoorter sẽ giám sát các cuộc họp chính phủ được phát trực tuyến hàng ngày trên YouTube để đánh giá thời gian một cá nhân có đang tập trung vào công việc đang diễn ra hay không.
Nếu hệ thống AI phát hiện một người sử dụng điện thoại di động quá nhiều, nó sẽ tên cá nhân đó bằng cách đăng clip lên Instagram và Twitter. Những chính trị gia bị nêu tên và kèm theo thông điệp “Hãy tập trung vào công việc”.
Theo trang web của Depoorter, nếu không có phiên họp nào đang diễn ra trực tuyến, phần mềm sẽ bắt đầu phân tích và học hỏi từ các buổi phát đã lưu trữ trước đó. Điều này có nghĩa phần mềm sẽ thường xuyên đăng bằng chứng về sự mất tập trung của các chính trị gia trong quá khứ.
Công cụ “ The Flemish Scrollers” có thể xác định thời lượng sử dụng điện thoại của các chính trị gia xuyên suốt phiên họp.
Chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ, công cụ này đã xác định được 4 trường hợp chính trị gia quá bận tâm đến điện thoại của họ, gây ra làn sóng tranh luận gay gắt trên mạng xã hội về quyền riêng tư cá nhân.
Nhiều người cho rằng chúng ta không thể biết những chính trị gia đó đang làm gì trên thiết bị của họ. Đó có thể là những công việc đang cần phải xử lý gấp, ghi chú lại thông tin quan trọng trong cuộc họp hay bất cứ điều gì mà họ cho là hữu ích.
Tuy vậy, công cụ này vẫn được đánh giá là một giải pháp hữu ích khi nó sẽ khiến các chính trị phải tập trung và giảm tối đa thời lượng sử dụng điện thoại trong các phiên họp chính phủ.
Hàn Quốc dùng AI để ngăn chặn nhảy cầu tự tử
Các nhà nghiên cứu và dịch vụ khẩn cấp tại Hàn Quốc gần đây ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các nỗ lực tự sát nơi công cộng.
Kim Hyeong-gil, trưởng Đoàn cứu hộ dưới nước Yeouido, đang theo dõi đoạn phim từ hệ thống camera theo dõi về những cây cầu dọc sông Hàn ở Seoul
Theo Reuters, Viện Công nghệ Seoul hôm 30.6 cho biết hệ thống AI mà họ đang phát triển đã tự học hỏi mô hình hành vi bằng cách phân tích dữ liệu từ camera, cảm biến và hồ sơ điều động của các dịch vụ cứu hộ kể từ tháng 4.2020. Ông Kim Jun-chul, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết dựa trên thông tin từ nhiều giờ quay của hệ thống camera giám sát và đánh giá các chi tiết như sự do dự của một người nào đó, AI có thể dự báo tình huống nguy hiểm và ngay lập tức gửi cảnh báo cho các đội cứu hộ.
"Chúng tôi tin rằng camera quan sát mới với hệ thống AI sẽ cho phép các đội cứu hộ phát hiện nhanh hơn những trường hợp có ý định tự sát", Kim Hyeong-gil, trưởng Đoàn cứu hộ dưới nước Yeouido, nói với Reuters khi đang theo dõi cảnh quay xung quanh những cây cầu trên sông Hàn ở thủ đô Seoul theo thời gian thực.
Nhóm của ông Kim Jun-chul đã làm việc với các nhà nghiên cứu để đưa ra công nghệ mà nhóm của ông cùng Sở chỉ huy thảm họa và cháy nổ Seoul sẽ thử nghiệm từ tháng 10 năm nay. Hàn Quốc, với dân số 52 triệu người vào năm 2019, có tỷ lệ tự tử cao nhất trong nhóm các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, có hơn 13.700 người đã tự kết liễu đời mình trong năm 2019. Trong khi đó, chính quyền thủ đô Seoul cho biết mỗi năm có gần 500 vụ tự tử được ghi nhận trên 27 cây cầu bắc qua sông Hàn dài gần 500 km.
Tình hình trở nên tệ hơn khi dịch Covid-19 diễn ra. Phong tỏa biên giới, giãn cách xã hội đã gây khó khăn cho nền kinh tế, gia tăng áp lực trong cuộc chiến tranh giành việc làm vốn đã vô cùng căng thẳng ở Hàn Quốc. Kết quả là nhiều người trẻ trong độ tuổi 20 và 30 ở nước này đã lựa chọn giải pháp tự vẫn. Ông Kim Hyeong-gil cho biết số lượng các cuộc giải cứu vào năm 2020 đã tăng khoảng 30% so với năm trước đó.
AI của Google tự thiết kế chip chỉ mất 6 tiếng Điều thú vị là AI này sẽ thiết kế chip thương mại của Google, được dùng để tăng cường sức mạnh cho chính... AI. Vừa qua, Google cho biết họ đã phát triển một cách sử dụng kỹ thuật Học tăng cường sâu (Deep Reinforcement Learning - RL) để tạo sơ đồ thiết kế chip máy tính chỉ trong sáu giờ - Google...