Ai mà không yêu Sử?
Ai mà không yêu Sử, có điều đó là môn mà phải học thuộc bài, nên khi được thông tin thi tốt nghiệp không có môn Sử thì chúng em ai cũng vui mừng vì đỡ một gánh nặng… – đó là trần tình trên Facebook của học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TPHCM).
Học sinh sợ thi Sử hơn thi Địa
Theo đánh giá của nhiều thầy cô, việc học sinh vui mừng khi biết thi môn Địa mà không thi Sử ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 là điều dễ hiểu. Dù sao học ôn tập môn Địa cũng dễ dàng hơn môn Sử. Bên cạnh đó lại có bản đồ Atlat Việt Nam làm “phao” cứu sinh nên học sinh không sợ bị điểm quá thấp.
“Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ “nhàn” hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu” – cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) lý giải.
Tại trang Facebook của Trường THPT Nguyễn Hiền, nhiều em học sinh đồng loạt lên tiếng cho rằng dư luận đang đẩy sự việc theo hướng không đúng sự thật.
“Ai mà không yêu Sử, có điều đó là môn mà phải học bài, nên khi được thông tin thi tốt nghiệp không có môn Sử thì ai cũng vui mừng, mừng đó không phải mừng vì môn mình ghét không có, mà mừng vì đỡ một gánh nặng. Chúng em quá khích nên chúng em làm vậy, để chúng em hào hứng hơn trong mùa thi, chứ không phải chúng em ghét bỏ gì môn Sử, chúng em yêu Sử Việt. Lớp 12 rồi, năm cuối cấp 3 rồi, sắp là sinh viên rồi, chúng em đã biêt suy nghĩ rồi, chứ không hô đô như mây báo nói đâu. Thử hỏi nêu xé đề cương rồi thì làm sao chúng em thi học kì II đây?” – đó là lời trần tình trên Facebook của học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé tài liệu ôn tập môn Lịch sử thả xuống sân trường. (Ảnh chụp từ clip)
Trao đổi với PV Dân trí xung quanh vụ học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé tài liệu ôn tập môn Sử, PGS Văn Như Cương cho rằng, không nên quá nặng nề với hiện tượng này bởi nó chỉ là cá biệt và trong đó có cả sự bốc đồng của tuổi trẻ.
PGS Văn Như Cương phân tích: Thực trạng của việc dạy và học môn Sử trong trường phổ thông, chúng ta đã bàn và phân tích nhiều. Bản thân Bộ GD-ĐT và các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận những bất cập về việc giảng dạy môn Lịch sử trong trường phổ thông và đang nỗ lực để “cải tiến” trong chương trình sách giáo khoa mới. Chính vì thế sự việc ở Trường THPT Nguyễn Hiền không phải là điều gì đó mới để khiến chúng ta phải nhận định thêm về môn Lịch sử bất cập.
Video đang HOT
“Qua báo chí tôi được biết, chỉ có một số bộ phận nhỏ học sinh xé tài liệu ôn tập môn Lịch sử khi biết môn này không thi tốt nghiệp còn phần lớn các em khác ủng hộ bằng việc xé giấy trắng. Điều này cho thấy đó chỉ là sự bốc đồng và các em cũng chưa lường hết được hậu quả của nó. Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vấn đề này một cách nhẹ nhàng, không nên phức tạp quá bởi các em học sinh này sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và cần ổn định tâm lý ôn tập để có kết quả thi tốt” – GS Văn Như Cương chia sẻ.
Những điều trăn trở phía sau
Qua sự việc của Trường THPT Nguyễn Hiền cho thấy một thực tế, ở giáo dục phổ thông hiện nay, tình trạng học tủ, học lệch và học không đồng đều, đặc biệt là các môn xã hội còn khá phổ biến. Việc hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cô Trần Thị Kim Oanh – Tổ trưởng, nhóm trưởng Lịch sử Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ: “Hầu như khi các em theo học lớp chuyên Sử đều có lòng đam mê chính vì thế việc học rất thú vị. Còn đối với những em không học chuyên thì có hiện tượng coi môn Sử là môn phụ, bản thân các bậc phụ huynh cũng có tư duy như vậy, đây mới là mấu chốt của vấn đề”.
Cũng theo cô Oanh, ngoài vấn đề chương trình sách giáo khoa còn nặng nề, hàn lâm thì việc các ngành khoa học xã hội chưa được quan tâm đúng mức cũng có tác động lớn đến việc học tập của học sinh phổ thông.
Đồng quan điểm này, PGS Văn Như Cương cảnh báo thêm: “Với việc tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành ngành Khoa học xã hội ngày càng giảm sút cho thấy nhiều sự bất cập. Nếu chúng ta không giải quyết được bài toán này thì chắc chắn việc học sinh quay lưng lại với các môn xã hội là điều khó tránh khỏi”.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến việc thí sinh thờ ơ với các ngành Khoa học xã hội là do các ngành này ngày càng kém thu hút được nhân lực vì tìm việc khó khăn, lương thấp… Bên cạnh đó, việc giảng dạy các môn xã hội ở các cấp học hiện nay quá khô cứng, thiên về học thuộc lòng, không hấp dẫn học sinh. Tại bậc đại học, giáo trình của những môn học này thường nặng về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, xa rời thực tiễn, không tạo hứng thú cho sinh viên.
Để giải quyết bài toán học sinh chưa thích thú học môn xã hội nói chung và môn Sử nói riêng thì không chỉ dừng lại thay đổi chương trình mà cần có một sự quan tâm đúng mức đối với ngành khoa học xã hội. Nếu điều này không được thực hiện đồng bộ thì có lẽ việc “chán” môn xã hội vẫn còn.
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Vụ xé đề cương môn Sử: Hiệu trưởng, học sinh 'thanh minh'
Không phải tất cả những tờ giấy bị xé là đề cương môn Sử, đó là lời khẳng định của vị Hiệu trưởng trường Nguyễn Hiền. Các em học sinh thì cho biết không hề ghét môn học này.
Sau khi clip được cho là học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM) xé đề cương môn Lịch sử được đưa lên mạng tạo nên sự quan tâm lớn của nhiều người; hiệu trưởng và nhiều học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hiền đã lên tiếng thanh minh về vụ việc.
Trường THPT Nguyễn Hiền, nơi xảy ra vụ việc.
Câu chuyện đã trở thành đề tài nóng trên các trang mạng, diễn đàn từ ngày 7/4.Clip quay cảnh này diễn ra vào chiều ngày 29/3, khi Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố môn thi tốt nghiệp, sau đó được phát tán trên internet chiều 7/4. Để xác định thực hư sự việc, sáng nay (9/4), chúng tôi đã có mặt tại trường THPT Nguyễn Hiền để trao đổi với lãnh đạo trường cũng như các em học sinh.
Đa số là giấy vụn, tờ rơi quảng cáo
Đó là khẳng định của thầy Nguyễn Cảnh Tân - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hiền và vụ việc đã bị đẩy đi xa, khiến nhiều người hiểu lầm về bản chất sự việc. Thầy Tân tường thuật lại rằng sự xảy ra vào chiều 29/3. Thời điểm vừa công bố môn thi tốt nghiệp, nhiều học sinh phấn khích và bày trò nghịch ngợm. Khi ấy, nhiều học sinh khối lớp 12 rủ nhau thu gom giấy vụn, tờ rơi, quảng cáo để bày trò, không phải tất cả là đề cương môn Lịch Sử. Vụ việc xảy ra trong khoảng 5-7 phút, khi vừa xảy ra, Ban giám hiệu nhà trường ngay lập tức yêu cầu học sinh dừng ngay trò này lại.
Trong ngày hôm đó, nhà trường cũng đã tập hợp học sinh lớp 12 tại sân trường lại để nhắc nhở học sinh không nên làm như vậy. Ngày hôm sau, hiệu trưởng cũng đến 14 lớp của khối 1 để hỏi nguyên nhân và phân tích sai trái cho các em hiểu.
Dãy nhà A, nơi xảy ra việc xé giấy tung xuống sân trường.
"Sự việc chỉ có thế, chứ không có gì nghiêm trọng. Trong số giấy học sinh xé, có đề cương môn Sử và môn khác nhưng rất ít. Đề cương Sử có màu xanh, dày trong khi trong clip chỉ là giấy vụn màu trắng. Học sinh trường cũng không ghét môn Lịch sử, có nhiều em được giải cao các kỳ thi học sinh giỏi, olympic, có nhiều em học chuyên khối A nhưng cũng đăng kí thi đại học môn Lịch sử", thầy Tân cho biết.
Muốn kỷ niệm năm cuối cấp?
Vụ việc xảy ra, khiến nhiều học sinh khối 12 của trường bị hiểu lầm và gây lo lắng với nhiều bạn. Tiếp xúc với các bạn lớp 12, các bạn đều cho biết việc xé giấy tung xuống sân trường chỉ là muốn có một trò vui kỉ niệm đẹp trước khi ra trường. Nhiều học sinh thừa nhận việc kỷ niệm này là hành động bột phát, nhất thời và không nên làm.
Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hiền với đề cương môn Lịch sử vẫn còn nguyên vẹn.
Em Lê Trịnh Hoàng Tân lớp 12A2 kể lại: "Buổi chiều hôm 29/3, khi vừa biết môn thi tốt nghiệp, nên em và nhiều bạn rủ nhau gấp giấy phóng máy bay để chúc nhau may mắn trong các kì thi sắp đến. Lúc đó, chúng em cũng thấy vui vì không phải thi một môn học bài nhiều. Nhiều bạn rủ nhau kiếm giấy vụn, tờ rơi để gấp máy bay nhưng sau đó thì thành xé giấy tung từ dãy nhà A xuống. Chắc chỉ một số ít là đề cương môn sử và môn khác mà thôi".
"Chúng em không xé đề cương môn sử, nếu xé thì sắp tới lấy gì để ôn thi học kì 2", em Huỳnh Hoài Minh, lớp 12A1 thanh minh và giơ ra tập đề cương Lịch sử. Minh không tham gia, mà chỉ chứng kiến sự việc. Theo Minh, việc xé giấy là có và được các em khối 10 - 11 quay lại rồi đưa lên internet rồi bình luận sai lệch khiến mọi người hiểu lầm việc này. Minh chia sẻ: "Việc xảy ra em rất tiếc và chúng em thấy mình làm vậy không đúng, xả rác ra trường. Các thầy cô cũng đã nhắc nhở, phân tích và không phạt chúng em".
Khi sự việc trở nên ồn ào, trong ngày 7/4 trên fanpage của trường Nguyễn Hiền đã đăng lời đính chính: "Những tờ giấy mà các học sinh lớp 12 là những tờ giấy quảng cáo đại học, giấy vụn, giấy nháp mà thôi. Thậm chí, các học sinh lớp 12 còn muốn chụp hình đề cương họ để đăng làm avatar biểu tình sự thật nữa cơ mà? Ai mà không yêu Sử, có điều đó là môn mà phải học bài, nên khi được thông tin thi tốt nghiệp không có môn Sử thì ai cũng vui mừng, mừng đó không phải mừng vì môn mình ghét, mà mừng vì đỡ một gáng nặng. Chúng em quá khích nên chúng em làm vậy, để chúng em hào hứng hơn trong mùa thi, chứ không phải chúng em ghét bỏmôn Sử, chúng em yêu Sử Việt".
"Chúng em thấy mình sai nhưng thầy cô cũng tha thứ rồi, chứ không có bạn nào chán ghét môn sử. Bạn bè trong lớp em nhiều người đã treo avatar là đề cương Sử của mình để cho mọi người hiểu. Hy vọng những việc đáng tiếc như trên sẽ không còn nữa", em Khưu Bửu Thịnh (lớp 12A4) tâm sự.
NHƯ QUỲNH
Theo Infonet
Sau năm 2015: Chương trình giáo dục phổ thông sẽ như thế nào? Ngày 5/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đông Quốc hội chức hôi nghị tham vân chuyên gia vê chương trình, sách giáo khoa phô thông. Nhận định của các chuyên gia đều cho rằng, chương trình, SGK vẫn còn nặng về kiến thức. Tại hội nghị, nhiêu vân đê được phân tích như chương trình (CT),...