AI là ‘vũ khí’ đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ
Trong kỷ nguyên kết nối mới, AI sẽ là trụ cột quan trọng của quốc gia công nghệ và Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội lẫn thách thức.
Tại phiên thảo luận về Sức mạnh của AI trong diễn đàn Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới do VnExpress tổ chức ngày 7 và 8/1, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ – Bùi Thế Duy – cho rằng AI ở Việt Nam luôn có sức hút đặc biệt và còn nhiều tiềm năng rất lớn để phát triển.
Ở Việt Nam, AI không còn là khoa học viễn tưởng mà đã âm thầm đi vào cuộc sống. “Từ trợ lý ảo giúp sắp xếp công việc, chọn quần áo, đồ ăn, AI đã rất gần gũi trong mọi ngõ ngách bằng ứng dụng trên điện thoại đến robot tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi”, ông Duy nhận định.
Bàn về tiềm năng của AI Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phong – chuyên gia AI quốc tế thuộc Viện nghiên cứu AI – Mila (Canada) – cho rằng: “AI trong tương lai sẽ là ‘vũ khí’ quan trọng bậc nhất để hoàn thành sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ”.
Ông Phong đánh giá những năm qua, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư rất quyết liệt vào trí tuệ nhân tạo. “Các ứng dụng AI chỉ bị giới hạn là trí tưởng tượng của các bạn trẻ. Các bạn sáng tạo được xa đến đâu, sức mạnh AI sẽ đi xa đến đó. Giới trẻ là bộ mặt của đất nước, cần tiên phong trong các lĩnh vực, thay đổi bộ mặt của AI nước nhà”, chuyên gia AI của viện Mila nói.
ÔngNguyễn Xuân Phong – chuyên gia AI quốc tế thuộc Viện nghiên cứu AI-Mila (Canada) thảo luận về sức mạnh của AI trong kỷ nguyên kết nối mới tại Diễn đàn Công nghệ VnExpress ngày 8/1.
Theo ông Bùi Thế Duy, Việt Nam có lợi thế về dân số, thị trường và nhu cầu thị trường còn rất lớn. “Để AI phát triển hơn nữa, chúng ta cần các tập đoàn công nghệ lớn liên kết cộng đồng nghiên cứu, học thuật và giải pháp. Ngoài ra, chúng ta cũng phải hình thành văn hoá xây dựng dữ liệu, tích luỹ dữ liệu, vì đây sẽ là nguồn tài nguyên trong tương lai”, ông Duy nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đảm bảo an toàn thông tin cho nguồn dữ liệu của AI
Bên cạnh việc làm giàu nguồn dữ liệu, các nhà quản lý, nhà khoa học và công ty làm sản phẩm cũng đặc biệt quan tâm về việc bảo đảm an toàn thông tin cá nhân của người dùng.
Ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch Bkav, cho rằng câu chuyện an ninh mạng luôn song hành với sự phát triển của AI hay IoT. Theo ông Thắng, các đơn vị làm hệ thống điện tử luôn đặt an toàn dữ liệu lên hàng đầu. Hiện nay có hai mô hình quản lý dữ liệu là quản lý tập trung và phân tán dữ liệu. Với quản lý tập trung, lãnh đạo Bkav ví mô hình này nguy hiểm “như bỏ trứng chung một giỏ”, khả năng mất mát xảy ra rất cao. “Dữ liệu một khi đã mất, rất khó khôi phục, mất mát không thể bù đắp. Với những dữ liệu nhạy cảm như hệ thống camera an ninh biên giới, việc tập trung dữ liệu vào một máy chủ sẽ là thảm hoạ nếu xảy ra mất mát”, ông Thắng cảnh báo.
Để đảm bảo an toàn, mô hình phân tán dữ liệu được ưu tiên hơn cả. Theo ông Thắng, thay vì 1.000 camera tập trung dữ liệu tại một trung tâm, có thể giảm thất thoát bằng cách lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau. Tội phạm mạng dù có thâm nhập vào một camera cũng không vào được cả hệ thống. Trong tương lai, sẽ có hàng triệu camera hoạt động, dữ liệu càng trở nên quan trọng và nhạy cảm, nên mô hình quản lý dữ liệu phân tán sẽ là mô hình phù hợp.
Ngoài ra khi thao tác, dữ liệu phải mã hóa trên nhiều góc độ, chẳng hạn, dữ liệu có lấy được cũng không thể xem được, bên cạnh đó là mã hóa đường truyền… Các chuẩn mã hóa đã có và đã tốt, trong trường hợp đòi hỏi cao hơn, sẽ có những chuẩn bảo mật khắt khe hơn.
Ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ (bìa trái) thảo luận cùng các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về các vấn đề AI tại Việt Nam.
Ông Trần Thế Toàn – Phó giám đốc công nghệ, mảng di động Lazada – cho rằng các đơn vị khai thác dữ liệu người dùng phải cân bằng giữa tiện ích và bảo mật cho người dùng. Các nền tảng phải xem xét đến việc sử dụng dữ liệu một cách đúng đắn. “Người dùng đã tin tưởng trao thông tin, mình phải đảm bảo việc khai thác trong phạm vi cho phép. Dùng dữ liệu của người dùng để phục vụ chính họ và phải bảo đảm an toàn. Đây là điều tối quan trọng”, ông Toàn nói.
Một vấn đề khác của AI được nhiều người quan tâm là đạo đức trong AI. Ông Bùi Thế Duy lưu ý: Hai mặt của AI là bên cạnh việc thấu hiểu nhu cầu người dùng, AI cũng có thể phơi bày những điều riêng tư, nhạy cảm khi biết quá nhiều thông tin, đây là điều mà cả người dùng và các công ty làm sản phẩm phát đặc biệt lưu ý.
Diễn đàn “Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới”, được tổ chức trong hai ngày 7 và 8/1 tại TP HCM, có ba phiên thảo luận về: Sản phẩm Công nghệ Việt, Việt Nam trong kỷ nguyên 5G và Sức mạnh AI trong kỷ nguyên kết nối mới. Đại diện các bộ, ngành, các công ty công nghệ Việt Nam, đại diện các nhà mạng lớn trong nước, các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo hàng đầu… sẽ chia sẻ góc nhìn cùng những thách thức với nền công nghệ trong nước trước một kỷ nguyên mới.
107 sản phẩm công nghệ cao được Việt Nam khuyến khích phát triển
Cùng với Danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Danh mục 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Quyết định 38 ban hành hai danh mục này có hiệu lực từ 15/2/2021.
Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh là 1 trong 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, theo Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 30/12/2020.
Có hiệu lực từ ngày 15/2/2021, Quyết định 38 thay thế cho các Quyết định 66/2014/QĐ-TTg, 13/2017/QĐ-TTg; khoản 2 Điều 1 và Điều 4 của Quyết định 34/2019/QĐ-TTg.
Cụ thể, theo quyết định mới, có 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, bao gồm: Công nghệ trí tuệ nhân tạo; Công nghệ Internet kết nối vạn vật; Công nghệ dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn; Công nghệ chuỗi khối; Công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên, điện toán sương mù;
Công nghệ lượng tử, Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến; Công nghệ bản sao số; Công nghệ thực tại ảo, thực tại tăng cường và thực tại trộn; Công nghệ xây dựng mô hình thông tin công trình; Công nghệ tin sinh học; Công nghệ thiết kế, tích hợp và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia; Công nghệ tích hợp hệ thống công nghệ viễn thông, CNTT...
Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển mới ban hành có 99 công nghệ, tăng 17 công nghệ so với danh mục cũ.
Cũng theo Quyết định mới, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm có 107 sản phẩm, trong đó có: Hệ thống, thiết bị, phần mềm, phân tích nhận dạng, dự báo, điều khiển dựa trên trí tuệ nhân tạo; Thiết bị, mô-đun, phần mềm, nền tảng, giải pháp tích hợp IoT và dịch vụ nền tảng IoT; Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ công nghệ chuỗi khối; Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến;
Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh; Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo, thực tại tăng cường và thực tại trộn; Mô hình thông tin công trình; Dịch vụ tư vấn, thiết kế và cho thuê hệ thống CNTT; Dịch vụ tích hợp và quản trị hệ thống công nghệ viễn thông, CNTT; dịch vụ BPO, KPO, ITO điện tử; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ tạo lập nội dung số tự động; Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ kiểm thử phần mềm tự động...
Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn rõ, trường hợp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao không thuộc các Danh mục nêu trên nhưng đáp ứng các quy định của Luật Công nghệ cao, có tính cấp thiết, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Luật Công nghệ cao, công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện: có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm, có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Triển khai 5G sớm có thể gây tốn kém Nguyên Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, việc triển khai 5G cần đúng thời điểm, nếu sớm quá có thể gây tốn kém lớn. "Với Việt Nam, giai đoạn này chúng ta có thể thử nghiệm công nghệ và thương mại thì được. Nhưng nếu triển khai chính thức thì phải 'vừa ném đá vừa dò đường'",...