Ai cũng mệt mỏi nhưng không hề biết sự thật bất ngờ này
Bạn cần biết về các loại mệt mỏi khác nhau để tìm cách thoát khỏi tình trạng này.
1. Mức năng lượng cao và thấp
Nếu bạn uống quá nhiều trà, cà phê hoặc đồ uống có đường để có được năng lượng nhanh chóng và thường cảm thấy lờ đờ vào khoảng giữa buổi chiều, bạn hãy kiểm tra mức đường trong máu. Đồ uống chứa đường có thể tăng mức đường trong máu ngay lập tức. Nó cung cấp cho bạn năng lượng tức thời nhưng sau một thời gian bạn sẽ lại cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Lượng đường trong máu thay đổi thường xuyên có thể khiến cơ thể bị kiệt sức. Và sau một thời gian, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và run rẩy. Mất ngủ, kém tập trung và thay đổi tâm trạng là những triệu chứng khác của mất cân bằng lượng đường trong máu.
Phải làm gì: Bạn hãy ăn các thực phẩm giàu protein và chất xơ để tránh gặp phải tình trạng như vậy. Ngoài ra, bạn cố gắng không giữ khoảng cách dài giữa các bữa ăn và ăn một bữa ăn nhẹ nhỏ sau 4 giờ.
2. Thiếu khả năng chịu đựng
Nếu bạn cảm thấy vô cùng yếu đuối và không có ý chí để làm bất cứ điều gì, đó có thể là do mức độ sắt suy giảm. Sắt là một thành phần thiết yếu của huyết sắc tố và cung cấp năng lượng cho các tế bào não. Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra ở những phụ nữ thường xuyên có kỳ kinh “nặng”. Nó có thể khiến người đó cảm thấy yếu ớt vì oxy cần thiết để tạo ra năng lượng không đến được các tế bào cơ thể.
Phải làm gì: Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy ăn nhiều thịt đỏ, rau xanh, đậu lăng, các loại hạt và trái cây khô.
3. Cảm thấy trống rỗng, chậm chạp
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa ăn, bạn có thể cần phải suy nghĩ lại về kế hoạch ăn kiêng của mình. Chạy liên tục khi đói bụng có thể làm giảm mức năng lượng. Bạn cần kiểm tra mức magiê trong cơ thể. Magiê chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng trong cơ thể và nếu bạn có lượng magiê thấp, rõ ràng là bạn cảm thấy chậm chạp.
Video đang HOT
Phải làm gì: Ăn rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn có năng lượng hơn.
4. Thiếu động lực
Đôi khi bạn có cảm thấy rằng bạn không thể tập trung và không có năng lượng tinh thần để làm việc hiệu quả? Nó có thể là do cơ thể thiếu một số vitamin B nhất định. Thiếu vitamin B1 khiến bạn thấy khó chịu, có trí nhớ kém và ít tập trung, trong khi thiếu Vitamin B12 có thể khiến bạn nhầm lẫn.
Phải làm gì: Bạn cần hạn chế uống rượu và bổ sung thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống hàng ngày.
5. Mệt mỏi và khó thư giãn
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc không suy nghĩ và thư giãn, bạn hãy kiểm tra lượng caffeine tiêu thụ. Lượng cafein cung cấp năng lượng cho bạn trong một thời gian nhưng lạm dụng nó có thể có tác động tiêu cực đếnnăng lượng của bạn. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng cảm thấy khó khăn khi nghỉ ngơi hoặc đi ngủ.
Phải làm gì: Thay vì uống cà phê, bạn hãy uống trà thảo dược hoặc nước có gas.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
Nằm sấp, nằm nghiêng, nằm ngửa: Tư thế nằm nào giúp các mẹ bầu ngủ ngon và tốt cho em bé?
Mẹ bầu phải chú ý đến tư thế ngủ của mình vì vị trí nằm của mẹ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và sự phát triển của thai nhi.
Mang thai là chuỗi những ngày đầy bối rối, khó khăn đối với những ai lần đầu làm mẹ. Bên cạnh việc ốm nghén, mệt mỏi, đau lưng, đi đứng khó khăn, người mẹ còn phải chịu sự mất ngủ. Không chỉ vậy, bạn còn phải chú ý đến tư thế ngủcủa mình vì vị trí nằm của mẹ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và sự phát triển của thai nhi.
1. Nằm sấp
Nếu bạn thường có thói quen nằm sấp ngủ trước khi mang thai, thì bạn có thể nằm ngủ ở tư thế này trong những tháng đầu của thai kỳ, vì không có bằng chứng nào cho thấy điều này gây hại cho bạn hoặc em bé. Tuy nhiên, sau ba tháng đầu tiên, bạn không thể nằm sấp được nữa do bụng đã bắt đầu to.
2. Nằm ngửa
Nằm ngửa khi thai nhi đã lớn là một tư thế không an toàn vì trọng lượng của thai nhi và tử cung gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn, gây khó khăn trong việc lưu thông máu đến nhau thai. Vì thế, đó không phải là một tư thế tốt, bạn không nên chọn lựa.
3. Nằm nghiêng
Đây là vị trí nằm tốt nhất cho cả mẹ và em bé, nó cho phép máu lưu thông tốt nhưng vẫn không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn. Nằm nghiêng qua bên trái hoặc bên phải thì đều an toàn, tuy nhiên, bạn nên nghiêng qua trái vì:
- Nó sẽ làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến em bé.
- Giảm nguy cơ thai chết lưu.
- Giúp thận của bạn loại bỏ các chất thải và chất lỏng.
4. Tư thế con bò
Đây không phải là một tư thế để ngủ nhưng nó có lợi cho cả mẹ và con. Nó giúp bạn giảm đau lưng và nới lỏng các khớp xương, cũng như mang lại sự thoải mái và thư giãn nhất cho các mẹ đang chờ sinh. Đối với thai nhi, vị trí này khuyến khích em bé di chuyển vào đúng vị trí chuẩn bị tốt cho chuyển dạ.
Để thực hiện tư thế này, bạn hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối hoặc trải một tấm thảm yoga rồi bạn quỳ lên và chống hai tay xuống sàn hoặc trên một quả bóng thể dục theo tư thế đứng của con bò. Bạn chú ý giữ thẳng lưng và vai. Sau khi kết thúc, hãy đứng dậy thật chậm.
Để ngủ ngon hơn trong khi mang thai, bạn hãy:
- Đặt gối phía sau lưng để ngăn bạn nằm ngửa ra và bị khó chịu.
- Kẹp một chiếc gối giữa hai chân vì nó giữ cho hai chân song song và hỗ trợ hông, xương chậu và cột sống.
- Nếu bạn bị ợ nóng vào ban đêm thì hãy kê cao gối khi nằm.
- Bạn hãy cột tóc trong khi ngủ để tránh bị khó chịu vì tóc vướng vào người trong khi ngủ.
- Cho dù chỉ là giấc ngủ ngắn vào ban ngày, bạn vẫn nên chú ý đến tư thế ngủ của bạn như ban đêm.
Theo Brightside/Helino
4 dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị ung thư não Ung thư não là thứ kinh khủng đối với người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư não thường rất ít, thậm chí nếu có thì dễ nhầm lẫn với những loại bệnh lặt vặt thông thường. Tin tốt là theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư não chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Nhưng...