Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH”?

Theo dõi VGT trên

Có nhiều ý kiến xung quanh đề tài “giải cứu bong bóng ĐH” nhưng chưa ai nhắc đến người đã ký quyết định cho mở trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Vì thế trong cuộc khủng hoảng bong bóng giáo dục này, Nhà nước không nên “mặc cho nó c.hết” – mà có trách nhiệm vực khối trường giáo dục bậc cao tư nhân đó ra khỏi khủng hoảng và truyền cho “họ” một sinh khí mới, tiếp tục tồn tại bình đẳng với các cơ sở giáo dục bậc cao công lập.

Ta không lo cho ta thì đừng trông mong ai sẽ lo cho ta. Thế giới sẽ nhìn vào thái độ ứng xử của Nhà nước đối với khối trường tư nhân lúc này, để quyết định thái độ hỗ trợ đối với nền giáo dục của nước ta.

Nhà nước nên có 5 cách ứng xử sau:

Một là rà soát lại “cái ruột ” của các trường ĐH, CĐ đang lâm vào khủng hoảng. Nếu sứ mạng đích thực của họ là giáo dục đào tạo chứ không chỉ nhằm kiếm lợi nhuận và cái ruột của nó (đội ngũ giảng viên cơ yếu, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng trường) đều đạt yêu cầu mức trung bình để hoạt động giáo dục đào tạo thì Nhà nước nên giúp họ tự chọn trong 2 hướng:

Hoặc là tự nguyện sáp nhập với 1 số trường khác thành 1 trường có quy mô lớn hơn nhằm tận dụng nguồn vốn có sẵn (quan trọng hơn cả là nguồn vốn con người), để giành lại thị phần giáo dục trong thị trường lao động bậc cao.

Hoặc là chuyển hướng sang đào tạo nghề, kể cả nghề bậc cao, tương tự mô hình ĐH khoa học ứng dụng , đang có thị phần bỏ ngỏ trong thị trường lao động bậc cao . Xin lưu ý kinh nghiệm của nước Đức: “Rất nhiều trường ĐH khoa học ứng dụng của Đức được nâng cấp từ các trường nghề để tận dụng thầy thực hành giỏi và các xưởng thực hành của trường nghề”. Đây là hướng phù hợp với các ĐH, CĐ đang trong tình trạng khủng hoảng, vốn được nâng cấp từ các trường trung học chuyên nghiệp, kể cả công và tư. Nhà nước nên tạo thuận lợi ban đầu cho họ chuyển hướng .

Hai là có những trường đang phát triển tốt , chẳng hạn Trường ĐH Bắc Hà , ĐH Thăng Long … nay cũng bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng chung của khối trường ĐH, CĐ ngoài công lập thì Nhà nước nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp họ tiếp tục duy trì và phát triển. Để mai một đi sẽ rất khó tạo lại được những trường ngoài công lập như vậy.

Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH? - Hình 1

Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH”?

Kinh nghiệm của Pháp là: sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của những cở sở giáo dục bậc cao tư nhân là cần thiết trong cuộc đua tranh chất lượng đào tạo nhân lực bậc cao. Ở Pháp hiện tồn tại Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân tư nhân Paris, Viện quang học Orsay tư nhân nổi tiếng nước Pháp, Trường ĐH điện – điện tử Supelec tư nhân khá nổi tiếng nước Pháp với học phí không cao hơn phí đăng ký vào trường ĐH công lập là bao nhiêu.

Video đang HOT

Ba là kiên quyết chuyển chương trình đào tạo CĐ từ 3 năm xuống 2 năm sẽ rút bớt được không ít chi phí cho ngân quỹ đào tạo .

Bốn là đối với các cơ sở giáo dục bậc cao ngoài công lập chỉ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và chỉ có cái vỏ hoành tráng bề ngoài (trường sở, mác liên kết với nước ngoài) cũng đang lâm vào khủng hoảng thì việc đóng cửa trường hay không là do phụ huynh và chính họ tự xử lý, Nhà nước đừng hắt hủi họ để thế giới còn nhìn vào sự ứng xử của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Năm là thực hiện sớm 1 trong những cách đề phòng “bong bóng giáo dục” tái diễn: Nhà nước tập hợp danh sách toàn bộ các trường ĐH, CĐ từng năm, có đầy đủ thông tin cụ thể về trường sở (là sở hữu hay thuê), lực lượng giảng viên cơ hữu với mọi học vị học hàm là bao nhiêu? thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành?, có những chuyên ngành nào, học phí bao nhiêu, công khai trên Internet để mọi phụ huynh đều biết lựa chọn cho con em mình theo học?. Đồng thời, thúc đẩy các trường đua tranh cải thiện chất lượng đào tạo, như rất nhiều quốc gia đã làm như Mỹ, Pháp, Đức, Phần Lan …

Ở Pháp, các Université và Grande Ecole có đăng ký vào danh sách của Campus France thì được hưởng rất nhiều thuận lợi so với những trường không có tên trong danh sách.

Theo Nguyễn Ngọc Lâm (Vietnamnet)

Trường tư c.hết dần do phân biệt đối xử?

Liên tiếp trong 2 ngày 19 và 20/12 ở Hà Nội và TP.HCM, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức hai hội thảo "bắn các tín hiệu" kêu cứu trước nguy cơ không tuyển được sinh viên.

Đa số các ý kiến cho rằng sở dĩ các trường ngoài công lập đang c.hết dần, c.hết mòn là do sự phân biệt đối xử "công - tư" và cách thức tuyển sinh chưa hợp lý.

Thiếu công bằng

Mở đầu hội thảo, TS Nguyễn Minh Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung (tỉnh Bình Định) cho rằng, sở dĩ các trường ĐH, CĐ ngoài công lập có một mùa tuyển sinh có thể gọi là "bê bết", "thảm hại", "èo uột", "cạn nguồn", thậm chí có nhiều trường còn có nguy cơ phải đóng cửa là do các chính sách của Bộ GD-ĐT.

Ông phân tích: Bộ đang cho các trường công lập tự xác định chỉ tiêu TS, hơn nữa lại kéo dài thời gian xét tuyển hơn một tháng, tạo điều kiện cho các trường của nhà nước tha hồ đưa ra các chỉ tiêu đào tạo hết hoặc quá công suất, vơ vét hết thí sinh của trường tư.

Hơn nữa, việc xác định nguồn sinh tuyển không đúng. Khi xác định điểm sàn, hội đồng căn cứ vào tổng chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước (kể cả công và tư, không có một sự phân biệt nào); chất lượng đầu vào khoảng 13 - 14 điểm và lấy dư 170% ( sai số 70% là rất lớn).

Trường tư c.hết dần do phân biệt đối xử? - Hình 1

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lê Na

"Các trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu hoặc cạn nguồn tuyển sinh như năm nay là do Hội đồng xác định điểm sàn và tổng số thí sinh trên sàn sai, hoàn toàn không khả thi" - TS Nguyễn Minh Châu khẳng định.

Ông gay gắt: "Khi cả một hệ thống GD- ĐH ngoài công lập tồn tại và phát triển theo chính sách của Đảng- Nhà nước đang có nguy cơ bị giải thể thì không nhận được một lời an ủi, bênh vực mà chỉ tiếp nhận thêm sự phê phán, lên án. Đến nay, chúng tôi chưa thấy có giải pháp nào cứu vãn tình thế một cách đồng bộ, hữu hiệu nhất".

Đại điện Trường ĐH FPT đặt câu hỏi, tại sao mỗi năm có hơn 1 triệu HS tốt nghiệp THPT nhưng các trường ngoài công lập vẫn không thể tuyển được thí sinh là do đâu?

Theo vị này, hiện nay các trường công đang chiếm khoảng 86% SV, trường tư chỉ được khoảng 14% SV, việc các trường công tăng thêm 10% SV thì sẽ giảm 50% số SV vào học các trường tư. Vì vậy "miếng bánh" tuyển sinh dành cho các trường tư đang rất nhỏ, thậm chí không tuyển sinh được là do thí sinh vào học các trường công.

Ông Nguyễn Cao Đạt - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long phân trần, việc phân biệt, đối xử không công bằng giữa trường công và trường tư đang đẩy các trường tư vào tình trạng ngắc ngoải. "Trường công có học phí thấp, được hỗ trợ tài chính, lương, ưu tiên cơ sở vật chất trong khi đó các trường tư đang phải tự bươn chải lo cơ sở vật chất, t.iền bạc, mời giáo viên...".

"Ngoài ra, việc cho các trường đại học phát triển một cách ồ ạt cũng làm cạn nguồn tuyển của trường tư. Đơn cử, một tỉnh nghèo và nhỏ như Vĩnh Long nhưng trong tương lai có tới 5 trường đại học, thử hỏi sinh viên ở đâu đến để học cho đủ"- theo lời ông Đạt.

Trường tư c.hết dần do phân biệt đối xử? - Hình 2

Ông Nguyễn Cao Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long

Theo các đại diện khác, ngoài vấn đề mất công bằng giữa các trường công - tư thì vấn đề bị phân biệt đối xử với các trường tư sau khi tốt nghiệp cũng làm cho thí sinh không mặn mà với trường tư. Thậm chí, nhiều tỉnh đã tuyên bố thẳng, không tuyển sinh viên tại chức, không chính quy sau khi tốt nghiệp....vào công chức đã làm ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường ngoài công lập.

"Cần quan tâm hơn nữa"

Theo đại diện các trường ngoài công lập, ngoài vấn đề bị đối xử, phân biệt, các trường ngoài công lập không tuyển được thí sinh là do các trường này làm công tác tuyển sinh kém, chưa tạo dựng được uy tín, thương hiệu và chậm thay đổi cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên để các trường ngoài công lập "sống" cần có sự quan tâm của Bộ hơn nữa.

Một ý kiến khác đề xuất, để cứu các trường ngoài công lập, trong các năm tiếp theo Bộ có thể bỏ kì thi ĐH- CĐ cho các trường thực hiện xét tuyển theo học bạ phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp hoặc cho các trường tự tổ chức kì thi riêng.

Phương án "giảm chỉ tiêu của các trường ngoài công lập" cũng được nêu ra.

Còn ông Lê Đình Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM nêu ý kiến, Bộ nên xem chính sách xã hội hóa giáo dục cũng là đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước để quan tâm đến các trường tư hơn nữa.

Trong khi đó, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng, việc "kéo" chất lượng giáo dục đại học giảm xuống hiện một phần cũng do các trường công lập.

"Nhà nước cũng phải đối xử bình đẳng quyền lợi giữa các trường công- tư, kể cả trong chính sách như cho vay vốn đóng học phí...", bà nói.

Theo Lê Huyền (Vietnamnet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao
23:36:48 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Bảo Thanh khoe 'gia tài khủng', Mỹ Tâm trẻ trung đời thường
23:08:41 02/07/2024
Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình
22:03:52 02/07/2024
Ronaldo bị sỉ nhục, gây làn sóng phẫn nộ
00:09:53 03/07/2024
Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị
00:16:51 03/07/2024
Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối
22:54:28 02/07/2024
Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian
22:46:58 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024

Sao thể thao

07:53:10 03/07/2024
Merih Demiral lập cú đúp, còn thủ thành Mert Gunok cứu thua khó tin, góp phần giúp Thổ Nhĩ Kỳ thắng Áo 2-1 ở trận cuối vòng 1/8 EURO 2024.

Lộ diện video gameplay 4K đầu tiên của Black Myth: Wukong

Mọt game

07:49:57 03/07/2024
Tuy nhiên, những điểm trừ nho nhỏ này không làm giảm đi sự hấp dẫn của Black Myth: Wukong. Với những gì đã thể hiện, tựa game hứa hẹn sẽ là một siêu phẩm ARPG đáng mong chờ trong năm 2024.

Bệnh tim mạch cần sử dụng trà như thế nào?

Sức khỏe

07:18:41 03/07/2024
Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Đồng thời, trà cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 50: An Nhiên hôn mê vì cứu bé Kitty, mọi hận thù hóa giải

Phim việt

07:16:44 03/07/2024
Việc An Nhiên cứu bé Kitty và bị hôn mê dường như đã khiến mọi nút thắt cuối cùng được hóa giải, mọi hận thù bỗng chốc tan biến.

Độc quyền: Tóm gọn sao nam Vbiz gây chấn động vì đấu tố với đồng nghiệp, thần sắc hậu ồn ào ra sao?

Sao việt

07:03:08 03/07/2024
16 Typh mặc trang phục đơn giản, đi ăn cùng bạn bè. Đây là lần hiếm hoi lộ diện của nam rapper hậu ồn ào đấu tố với Thành Draw

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

Thế giới

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ

Sao châu á

07:00:06 03/07/2024
Theo QQ, dù không còn hoạt động trong giới giải trí song Vương Tổ Hiền có khối tài sản sung túc nhờ giỏi đầu tư cũng như từng nhận được t.iền thù lao cao ngất ngưởng.

"Chồng quốc dân" Hàn Quốc lột xác ngỡ ngàng ở phim mới, phản diện đẹp trai nhất 2024 là đây?

Phim châu á

06:33:18 03/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Revolver đang rất được các tín đồ điện ảnh ngóng đợi. Lý do là bởi tác phẩm này có sự tham gia của dàn cast thực lực hàng đầu bao gồm Ảnh hậu Jeon Do Yeon, Lim Ji Yeon và Ji Chang Wook.

Lộ diện trang phục dạ hội chính thức của Lydie Vũ tại bán kết Miss Supranational 2024

Thời trang

06:25:01 03/07/2024
Trong đêm bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown (áo choàng bướm) của NTK Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình thoát kén , vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành ...

Lần thứ 3 ghi nhận trăn cầu vồng Brazil sinh sản đơn tính

Lạ vui

06:21:31 03/07/2024
Con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 con trăn con.

Tuyệt chiêu làm bánh chuối vàng ươm, vỏ giòn rụm bên trong mềm ngọt nhìn mà ứa nước miếng

Ẩm thực

06:21:15 03/07/2024
Để có được những chiếc bánh chuối rán siêu dài, giòn ngon, vàng ươm đẹp mắt như ngoài hàng cũng cần có bí quyết.