AI có thể đánh giá nguy cơ chết do bệnh tim
Các nhà nghiên cứu tại CSAIL của MIT đã phát triển một hệ thống máy học có tên RiskCardio có thể ước tính nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch hoặc làm giảm lưu lượng máu.
Theo Engadget, tất cả những gì nó cần là một lần đọc ECG (điện tâm đồ) trong 15 phút, từ đó đo mức độ nguy hiểm dựa trên các nhịp đập liên tiếp trong mẫu. RiskCardio có thể xác định liệu ai đó sẽ chết trong vòng 30 ngày hay thậm chí đến một năm sau đó dựa vào dữ liệu được ghi lại sau 15 phút này.
RiskCardio có thể hữu dụng trong hoạt động chẩn đoán bệnh tim mạch
Video đang HOT
Cách tiếp cận dựa trên khái niệm rằng sự thay đổi lớn hơn giữa các nhịp tim phản ánh rủi ro lớn hơn. Các nhà khoa học đã đào tạo hệ thống máy học sử dụng dữ liệu lịch sử của bệnh nhân để cho kết quả. Nếu một bệnh nhân sống sót, nhịp tim của họ được coi là tương đối bình thường; nếu một bệnh nhân chết, hoạt động tim của họ được coi là rủi ro. Điểm rủi ro cuối cùng đến bằng cách tính trung bình dự đoán từ mỗi nhịp đập liên tiếp.
Vẫn còn rất nhiều việc phải làm, bao gồm tinh chỉnh dữ liệu đào tạo để tính đến nhiều lứa tuổi, dân tộc và giới tính. Nó rõ ràng cần phải chính xác khi sai lầm có thể gây ra hậu quả nguy hiểm. Nhưng sự xuất hiện của RiskCardio có thể quan trọng cho hoạt động chăm sóc sức khỏe. Các bác sĩ có thể nhanh chóng đánh giá sức khỏe của bệnh nhân và quyết định mức độ điều trị thích hợp. CSAIL cũng hy vọng nó có thể giúp hiểu các tình huống chưa rõ ràng bằng cách chạy dữ liệu được dán nhãn kém thông qua hệ thống.
Theo Thanh Niên
Cáp biển AAG được sửa xong sớm trước 4 ngày so với dự kiến
Việc sửa chữa, khắc phục sự cố trên các nhánh S1H và S1G của tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã hoàn thành vào trưa ngày 7/9, sớm hơn 4 ngày so với dự kiến. Hiện lưu lượng trên tuyến cáp đã được khôi phục hoàn toàn và hoạt động ổn định.
Thông tin mới nhất về tình hình khắc phục sự cố xảy ra ngày 16/8/2019 trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway - AAG vừa được đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chia sẻ với ICTnews.
Xác nhận công tác sửa chữa, khắc phục sự cố trên các cáp nhánh S1H và S1G của tuyến cáp quang biển AAG đã được hoàn thành, vị đại diện ISP này cũng cho biết, lưu lượng kết nối trên tuyến cáp đã được khôi phục hoàn toàn từ khoảng 11h30 ngày 7/9/2019.
Như vậy, so với với kế hoạch dự kiến đã được Trung tâm điều hành tuyến cáp biển AAG thông báo đến các ISP tại Việt Nam trước đó, sự cố trên cáp biển AAG đã được khắc phục xong sớm hơn 4 ngày.
Trước đó, như ICTnews đã thông tin ngày 22/8, cáp biển AAG gặp "lỗi dò nguồn" (shunt fault) trên phân đoạn S1H tại vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu 124,5 km vào khoảng khoảng 6 - 7h sáng ngày 16/8/2019, gây ảnh hưởng kết nối hướng TP.HCM đi HongKong trên tuyến. Khi đó, đơn vị vận hành tuyến cáp đã dự kiến sự cố xảy ra ngày 16/8 trên cáp nhánh S1H của tuyến AAG sẽ được bắt đầu sửa từ ngày 29/8/2019 và hoàn tất vào ngày 3/9/2019.
Từ đầu 2019 đến nay, liên tiếp các tuyến cáp biển quốc tế mà nhiều nhà mạng Việt Nam khai thác đã gặp sự cố
Tuy nhiên, kế hoạch trên đã bị lỗi hẹn. Cụ thể, theo kế hoạch được cập nhật cuối tháng 8/2019, đơn vị vận hành tuyến cáp AAG cho biết, thời gian tàu sửa cáp đến vị trí cáp lỗi trên nhánh S1H là 5h ngày 1/9/2019, mối hàn đầu tiên được thực hiện vào 6h ngày 2/9/2019 và dự kiến hoàn thành cấu hình nguồn vào 13h ngày 5/9/2019. Sau khi hoàn thành sửa chữa nhánh S1H, tàu sửa cáp sẽ tiến hành khắc phục sự cố mới trên nhánh S1G của tuyến cáp AAG và dự kiến thời gian hoàn thành việc sửa chữa là vào 23h ngày 11/9/2019.
AAG là tuyến cáp quang biển quốc tế có tổng chiều dài 20.191 km, với lưu lượng thiết kế ban đầu là 2 Tb/giây và liên tục được nâng cấp theo thời gian, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với Mỹ. Tuyến cáp quang biển quốc tế này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, đi qua Malaysia (Mersing), Singapore (Changi), Thái Lan (Sri Racha), Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei (Tungku), Hong Kong (South Lantau), Philippines (Currimao) và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). Từ khi được đưa vào khai thác đến nay, AAG đã nhiều lần gặp sự cố hoặc được bảo trì gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến.
Trong các tháng đầu năm nay, ngoài sự cố xảy ra trên tuyến cáp biển AAG, các nhà mạng Việt Nam đã phải ứng phó với việc liên tiếp các tuyến cáp biển khác như IA, AAE-1, APG gặp sự cố hoặc được bảo trì. Cụ thể, ngày 10/1, tuyến cáp IA bị lỗi nguồn ở Singapore và được khắc phục xong vào ngày 27/1. Tiếp đó, tuyến cáp AAE-1 bị đứt ngày 13/2 ở vị trí cách trạm cập bờ HongKong 198km và tới chiều ngày 6/3 được sửa xong. Vào cuối tháng 2, liên tiếp trong các ngày 26, 27 và 29, tuyến cáp APG gặp sự cố trên các nhánh S1.9, S1.8 và S3, sau đó đã được khôi phục lần lượt vào các ngày 7/3, 11/3 và 17/4. Cáp APG tiếp tục bị lỗi vào cuối tháng 5/2019 và đến đầu tháng 6 mới được khắc phục xong.
Theo ICTNews
Sony trình diễn công nghệ 360 Reality Audio tại IFA 2019 Sony đã trình diễn sự tiến bộ của mình trong 360 Reality Audio, bao gồm cách thức kiểm soát công nghệ mới từ ứng dụng Sony Headphones. 360 Reality Audio đã được Sony nâng tầm tại IFA 2019 Theo Engadget, Sony đã trình diễn 360 Reality Audio lần đầu tiên tại CES 2019 nhằm tạo ra một hệ sinh thái hoàn toàn mới...