Ai chịu trách nhiệm số tiền 40 triệu ‘mua sự im lặng’?
“Số tiền 40 triệu đồng tạm thời do huyện Phước Long ‘hỗ trợ gia đình mai táng’, chịu trách nhiệm số tiền này là ngành y tế” – bà Nguyễn Ngọc Thủy cho biết.
Bà Nguyễn Ngọc Thủy – Phó Chủ tịch huyện Phước Long (ngoài cùng bên trái), ông Bùi Quốc Nam – GĐ Sở Y tế Bạc Liêu (thứ 2 phía bên trái), trong cuộc họp thương thảo hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình có bé bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin.
Trước đó, như đã đưa tin, ngày 24/11, cháu Trần Mỹ Ngọc (5 tháng tuổi, trú tại ấp Vĩnh Tường, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, Bạc Liêu) được cha mẹ đưa đi tiêm phòng vắc-xin mũi 5 trong 1 đầu tiên tại trạm y tế xã này.
Sau khi tiêm xong khoảng 2 giờ đồng hồ, bé Ngọc có biểu hiện bất thường như da tím tái, co giật, sùi bọt mép và được ông Trần Văn Đây (cha bé Ngọc) đưa đến Bệnh viện huyện Phước Long cấp cứu.
Đến 14 giờ chiều cùng ngày, bé Ngọc tử vong. Sau đó, các cơ quan chức năng và gia đình đã ngồi lại với nhau để giải quyết vụ việc. Gia đình đã nhận số tiền 40 triệu đồng với điều kiện không khiếu kiện ra trước pháp luật.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc, bà Nguyễn Ngọc Thủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long cho biết, trong cuộc họp tại Trung tâm Y tế dự phòng của huyện, gia đình bé Ngọc đã ‘đồng ý chấp thuận hỗ trợ 40 triệu đồng và không làm đơn khiếu nại’.
Số tiền 40 triệu đồng tạm thời do huyện Phước Long ‘hỗ trợ gia đình mai táng’, chịu trách nhiệm số tiền này là ngành y tế. Sau này hỗ trợ bao nhiêu nữa thì bà Thủy vẫn chưa thể thông tin.
Ngày 27/11, PV đã nhiều lần liên lạc với ông Bùi Quốc Nam – GĐ Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu để nhằm thông tin đa chiều về vụ việc cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc xin, nhưng vị này luôn cáo bận…
Trước đó, trả lời báo chí và cơ quan chức năng tại cuộc họp ở Trung tâm Y tế dự phòng huyện Phước Long, ông Bùi Quốc Nam – GĐ Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho biết, nguyên nhân dẫn đến tử vong của cháu Ngọc không do yếu tố con người và vắc-xin. Đây là điều đáng tiếc và nằm ngoài ý muốn!
“Cháu bé tử vong là do suy hô hấp, suy tuần hoàn sau tiêm chủng. Có thể do sốc phản vệ, trên cơ địa của trẻ quá mạnh, chưa loại trừ các bệnh lý khác gây tử vong. Riêng quy trình từ khi cháu bé tiêm đến khi đưa về nhà rất được tuân thủ” – ông Nam nói.
Biên bản hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.
Chiều 27/11, trao đổi với PV qua điện thoại, bà Lê Thị Ái Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, liên quan vụ việc bé Trần Mỹ Ngọc tử vong, tỉnh đã chỉ đạo công an và Sở Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng để vào cuộc điều tra, làm rõ.
Trong một diễn biến khác, Trung tâm Y tế dự phòng Bạc Liêu cho hay, không riêng gì điểm tiêm chủng tại xã Hưng Phú mà các điểm khác trên toàn tỉnh đều đáp ứng đầy đủ các quy trình chuyên môn, an toàn trong tiêm chủng. Vắc-xin cũng được kiểm tra chất lượng, bảo quản theo quy định.
Được biết, sau cái chết của cháu Ngọc, sáng 27/11, trên địa bàn huyện Phước Long đã có 7 xã và 1 thị trấn triển khai tiêm ngừa vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ em.
Theo Xahoi
Trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem: Loại trừ do vắc xin
Tỷ lệ sốc phản vệ ở trẻ được tiêm chủng vắc xin ngừa bạch hầu - ho gà- uốn ván (như thành phần có trong vắc xin Quinvaxem) là 20 ca/1 triệu mũi tiêm.
Quinvaxem "vô can". (Ảnh minh họa)
Chiều tối hôm qua (26/11), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu đã có thông báo số 2, về ca tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem hôm 24/11 tại Bạc Liêu và loại trừ nguyên nhân do vắc xin và thực hành tiêm chủng.
Đồng thời thông báo đánh giá bé gái 5 tháng tuổi tử vong sau tiêm có thể sốc phản vệ, suy hô hấp, suy tuần hoàn trên cơ địa quá mẫn (dị ứng) với vắc xin. Ngoài ra cũng chưa loại trừ nguyên nhân do bệnh trùng lặp.
Trao đổi với PV, ông Phu cho rằng trong ngày 26/11, Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia của Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Ban điều hành Chương trình tiêm chủng phía nam đến Bạc Liêu tìm nguyên nhân ca tử vong. Các chuyên gia đã họp cùng với Sở Y tế Bạc Liêu và có quyết định như trên.
Cũng theo ông Phu, theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ sốc phản vệ ở trẻ được tiêm chủng vắc xin ngừa bạch hầu - ho gà- uốn ván (như thành phần có trong vắc xin Quinvaxem) là 20 ca/1 triệu mũi tiêm.
Trả lời câu hỏi cho rằng tỷ lệ này quá cao do VN mỗi năm dùng đến 4,5 triệu mũi Quinvaxem, ông Phu cho rằng tỷ lệ có phản ứng sau tiêm ở VN thấp hơn giới hạn kể trên rất nhiều lần. Tuy nhiên VN cũng đang xem xét rất kỹ, việc tiếp tục sử dụng hay dừng vắc xin Quinvaxem đều được xem xét trên cơ sở khoa học.
Theo Xahoi
Bé gái tử vong sau tiêm Quinvaxem: Không phải do vắc xin Cuối ngày 26.11, Bộ Y tế đã chính thức có thông báo về nguyên nhân tử vong của bé gái 5 tháng tuổi sau tiêm vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem tại Bạc Liêu hôm 24.1. Trẻ cần được tư vấn, khám sàng lọc trước tiêm Quinvaxem Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngay...