Ai cần đo huyết áp trước tiêm vaccine COVID-19?
Hướng dẫn mới ban hành ngày 10/9 của Bộ Y tế nêu rõ nhóm người cần đo và không cần đo huyết áp trước tiêm chủng.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19. Bên cạnh việc hỏi tiền sử bệnh người đến tiêm, các cơ sở y tế sẽ đánh giá lâm sàng, đo thân nhiệt, huyết áp và đo mạch, đếm nhịp thở… trước khi tiêm cho người dân.
Việc đo huyết áp được thực hiện đối với các trường hợp sau:
- Người có tiền sử tăng huyết áp/ huyết áp thấp;
- Người có bệnh nền liên quan đến bệnh lý tim mạch
- Người trên 65 tuổi.
Như vậy, ngoại trừ 3 trường hợp trên, những người còn lại không cần đo huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19.
Trước đó, ở hướng dẫn cũ (kèm theo quyết định số 3802/QĐ/BYT) hiện đã được bãi bỏ, việc đo huyết áp được áp dụng với tất cả người đến tiêm vaccine COVID-19.
Video đang HOT
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế cũng nêu rõ việc đo mạch, đếm nhịp thở được thực hiện ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở…
Hướng dẫn mới nhất về khám sàng lọc trước tiêm vaccine COVID-19 của Bộ Y tế áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng của nhà nước và tư nhân trên cả nước.
6 nhóm phải khám sàng lọc kỹ
- Người tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai 13 tuần.
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ 37,5 độ C; Mạch: 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); Nhịp thở> 25 lần/phút.
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
TP.HCM lý giải vụ người đàn ông tiêm 2 mũi vắc xin Sinopharm trong 1 phút
Trong một phút, anh Bảo đã tiêm 2 mũi vắc xin Sinopharm ở hai bàn liền kề. Sau tiêm, anh bị đau đầu, nhịp tim lên 124 nhịp/phút.
Sáng 15/8, anh Phạm Văn Bảo (49 tuổi) cư trú tại phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM đến điểm tiêm trường THCS Nguyễn Du để tiêm vắc xin Sinopharm. Anh cho biết, sau khi đo nhịp tim và huyết áp, anh được hướng dẫn đến bàn tiêm. Tại đây, anh đưa hồ sơ cho nhân viên y tế và ngồi xuống ghế, quay mặt đi hướng khác.
Nhân viên y tế đã tiêm một mũi vắc xin Sinopharm cho anh Bảo rồi ghi trên phiếu sàng lọc đã tiêm mũi 1. Anh Bảo vừa đứng dậy, nhân viên y tế bàn kế bên yêu cầu anh ngồi xuống và tiêm cho anh thêm mũi vắc xin Sinopharm nữa.
Điểm tiêm vắc xin Sinopharm ở quận Gò Vấp. Ảnh: TTYT Gò Vấp.
Anh Bảo cho biết, khi anh thắc mắc, nhân viên y tế giải thích là tiêm nhầm. Sau đó, anh ngồi nghỉ, theo dõi sau tiêm. Hơn 10 phút sau, anh cảm thấy đau đầu, huyết áp cao. Khi về nhà, anh đo nhịp tim lên đến 124 nhịp/phút.
Ngày 16/8, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Lê Trung, Chủ tịch UBND phường 11, quận Gò Vấp cho biết đã nắm được vụ việc của anh Bảo.
"Ngay sau khi nhận phản ảnh của anh Bảo, chúng tôi tiến hành kiểm tra để chấn chỉnh công tác tiêm chủng và cho bác sĩ, nhân viên y tế đến nhà anh Bảo. Đến nay, anh Bảo ổn định sức khỏe và hài lòng với việc chăm sóc của các y bác sĩ", ông Trung thông tin.
Ông Trung cũng cho biết, hiện phường 11 đã có khoảng 20% người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Hiện phường đang tiếp tục tiêm vắc xin Sinopharm cho người dân.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng, việc tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 một lúc là quá liều, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, sau tiêm, người dân cần được theo dõi nghiêm ngặt để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Bác sĩ Thượng cho biết, về nguyên tắc mỗi người chỉ được tiêm một liều vắc xin trong một lần. Việc tiêm hai mũi cùng lúc là sự cố.
"Các nhân viên y tế khi tham gia công tác tiêm chủng cho người dân đã được tập huấn kỹ. Có thể vì tiêm nhiều nên họ có sự nhầm lẫn", bác sĩ Thượng chia sẻ.
Theo bác sĩ Thượng, trường hợp như anh Bảo vẫn phải tiêm một mũi nữa.
Cả nhà 6 người ở Thủ Đức đã 'đánh bại' COVID ra sao? Giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều đặn... là chìa khóa mà những gia đình có nhiều thành viên mắc COVID-19 đã làm để chiến thắng dịch bệnh, đoàn tụ cùng nhau. Gia đình chị Nguyễn Thị Điệp có 6 người mắc COVID-19 đến nay đã hoàn toàn khỏe mạnh, được xuất viện về nhà - Ảnh:...