“Ai Bén Nhạy Hơn?” cải thiện tư duy học sinh
Bộ GDĐT phối hợp cùng nhãn hàng Sữa Cô Gái Hà Lan School Smart tổ chức cuộc thi Búp măng xinh 2012 với chủ đề “Ai Bén Nhạy Hơn?” nhằm giúp học sinh khối tiểu học cải thiện, nâng cao năng lực tư duy nhạy bén.
Từ kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Giáo dục về khả năng nhạy bén, xử lý tình huống của đa phần trẻ em hiện nay còn thấp, nhãn hàng Sữa Cô Gái Hà Lan School Smart đã quyết định “xắn tay áo” vào cuộc cùng với Hội Đồng đội trung ương, Bộ GDĐT tổ chức cuộc thi Búp măng xinh 2012 với chủ đề “Ai Bén Nhạy Hơn?” nhằm giúp học sinh cấp tiểu học cải thiện, nâng cao năng lực tư duy nhạy bén.
Hơn 150.000 học sinh của 3.143 trường tham dự cuộc thi
Ngay từ ngày đầu khởi động 10/9/2012, cuộc thi đã thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh cùng các bậ c phụ huynh, thầy cô giáo và các anh chị phụ trách Đội. Qua hơn 2 tháng tranh tài bằng hình thức thi online, cuộc thi “ Ai Bén Nhạy Hơn?” do Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT và nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan School Smart tổ chức đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của hơn 150.000 học sinh của 3.143 trường tiểu học trên toàn quốc.
Sau 7 tuần tranh tài, 68 giải thưởng đã được xác định, dành cho các học sinh đạt kết quả cao tại vòng thi cấp trường. Trong đó, có những bạn liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng tuần như Huỳnh Nhật Quân (Trường Tiểu học Cao Bá Quát – TPHCM) đã 3 lần đoạt giải tuần. Ngày 1/12/2012, 15 trường đạt điểm cao nhất từ vòng thi cấp trường đã sôi nổi tham gia vòng thi cấp khu vực. Ở vòng thi này, ngoài cơ hội thể hiện sự nhạy bén của mình, thí sinh còn biết phối hợp làm việc nhóm và thể hiện khả năng ứng xử tình huống qua phần thi thuyết trình.
Đội trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, HCM phấn khởi chia sẻ sự thích thú trước khi kết quả được công bố
Xuất sắc vượt qua vòng thi cấp khu vực bằng khả năng nhạy bén, làm việc nhóm và tự tin trong phần thuyết trình, các đại diện của Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Đắk Lắk đã có mặt tại vòng chung kết. Buổi so tài hấp dẫn và khá kịch tính, với ba phần thi bằng những câu hỏi giả định tình huống thực tế, năm thành viên của trường tiểu học Nguyễn Du (Hải Phòng) đã xuất sắc dành ngôi vị Quán quân (Giải nhất) với phần thưởng trị giá 50 triệu đồng. Các vị trí tiếp theo, lần lượt được xác định với: Đội tuyển trường tiểu học Ái Mộ (Hà Nội) giải nhì. Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (TPHCM) giải ba. Và hai giải khuyến khích là trường tiểu học Lê Lai (Đà Nẵng) và trường tiểu học Nguyễn Công Trứ (Đắc Lắc).
Video đang HOT
Các đội vui mừng nhận giải thưởng của chương trình
Không chỉ là… “sân chơi”!
Là một trong 25 thí sinh tham dự vòng chung kết, em Phan Thùy Linh – lớp 4/1 trường Lê Thị Hồng Gấm (TPHCM) chia sẻ, đến với cuộc thi, các em không chỉ ôn luyện lại những kiến thức đã học, mà điều thích thú hơn đó là em đã có cơ hội được trải nghiệm cùng các bạn để biết cách xử lý tốt những tình huống diễn ra thực tế, gần gũi mà em vẫn luôn gặp hàng ngày. Linh cho biết thêm: “Qua cuộc thi, chúng em cũng đã được các anh chị phụ trách đội, thầy cô giáo và cả cha mẹ giáo dục thêm về tinh thần tự lực, biết thương yêu bạn bè, ông bà, biết quan tâm phụ giúp mẹ, chăm sóc em…”
Chị Nguyễn Thị Thu Hà – Phó bí thư Quận đoàn Ngô Quyền (Hải Phòng) – người luôn “kề vai sát cánh” cùng các thành viên của đội vừa đoạt giải Quán quân chia sẻ thêm: “Cùng các em đi qua từng vòng thi khu vực đến vòng thi quốc gia, tôi phải ghi nhận là dù các em tuổi nhỏ nhưng đã thể hiện tư duy logic trong quan sát, phân tích. Các em đã có tinh thần làm việc nhóm, biết phối hợp, phân công thực hiện các nội dung thi theo độ tuổi của từng thành viên trong đội…”
Đội trường Lê Lai, Đà Nẵng trổ tài diễn kịch trong phần thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”
Cũng trên tiêu chí luôn hướng đến những gì hoàn thiện nhất để chăm sóc trẻ em, nhãn hàng Cô Gái Hà Lan School Smart đã phối hợp cùng các cơ quan đoàn thể chức năng tổ chức cuộc thi Búp Măng Xinh năm 2012 – 2013 với chủ đề “Ai Bén Nhạy Hơn?”. Qua đó, các em có thêm cơ hội trải nghiệm, thử thách chính mình và rèn luyện tư duy nhạy bén. Cuộc thi còn giúp các em hình thành khả năng sáng tạo, đưa ra những hướng xử lý thích hợp, hiệu quả hơn trong cuộc sống. Cũng qua cuộc thi, ban tổ chức mong muốn giúp thầy cô, nhà trường và đặc biệt là phụ huynh có thêm điều kiện hỗ trợ đắc lực trong việc nuôi dạy con em mình theo phương pháp giáo dục khoa học và hiện đại.
Theo 24h
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa: Không đáp ứng thực tiễn nếu chỉ có một
Hệ thống một chương trình, một bộ sách giáo khoa như hiện nay không tránh khỏi những bất cập trong thực tế, nhất là chưa thể đáp ứng đúng nhu cầu học tập của từng đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.
Nhiều bộ SGK sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của nhiều đối tượng học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nơi khó nơi nhẹ
Vì cùng sử dụng một bộ sách giáo khoa (SGK) nên hiện tại xảy ra tình trạng học sinh (HS) miền núi không theo kịp chương trình, còn HS ở miền xuôi thì "chê" nhẹ, phải tự nâng cao bằng các nguồn tài liệu khác.
Sau 3 năm thực hiện đổi mới chương trình, SGK hiện hành, tổng hợp thông tin của Bộ GD-ĐT cho thấy việc thực hiện chương trình mới ở các vùng khó khăn như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng... vẫn tiếp tục khó khăn.
Kết quả đánh giá HS lớp 3 sau 3 năm thay SGK thấy rõ có sự vênh nhau khá lớn giữa các vùng, miền. Chẳng hạn, tỷ lệ HS giỏi môn tiếng Việt ở Đà Nẵng là 63,43%, Hải Phòng 60,57%, TP.HCM 59,25%, trong khi đó ở các vùng khó khăn, dân tộc chỉ đạt 6,5%, 7,15%, 8,66%... Hoặc tỷ lệ HS giỏi toán ở Đà Nẵng là 57,58%, Hải Phòng 61,03%, TP.HCM 64,94%; ở các tỉnh khó khăn chỉ đạt 7,64%, 9,9%, 11,2%...
Rõ ràng, đối tượng đầu tiên chịu thiệt thòi chính là HS các vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Các em khó đáp ứng được đầy đủ mục tiêu mà sách đặt ra, vì thế chất lượng giáo dục các vùng này sẽ càng bị kéo thấp xuống và mục tiêu "miền núi tiến kịp miền xuôi" mãi mãi sẽ chỉ là lý thuyết suông. Còn ở khu vực thành thị, cho rằng cùng học chung một bộ SGK với vùng sâu, vùng xa thì quá nhẹ nên hầu hết các trường đều tự ý đưa thêm kiến thức "nâng cao" vào dạy cho HS. Đáng nói là những tài liệu nâng cao này không hề được cơ quan chuyên môn nào thẩm định, phê duyệt, cũng không căn cứ vào chương trình chuẩn nên dẫn tới việc quá tải cho HS và phản khoa học trong quá trình tích lũy kiến thức. Chính vì thế mà có tình trạng HS ở thành thị từ lớp 1 đến lớp 12 phải đánh vật với bài tập về nhà và lịch học thêm dày đặc...
Sốt ruột nên tự làm sách
Thực trạng trên khiến từ phụ huynh đến những nhà nghiên cứu giáo dục độc lập thực sự "sốt ruột" và tự tìm cách thoát khỏi sự bức bối này.
Không thể chờ đến sau năm 2015 mà cụ thể là năm 2017 mới có một chương trình, SGK mới, nhiều nhóm nghiên cứu giáo dục đã tìm cách viết những bộ sách phù hợp với nhu cầu của HS, còn phụ huynh thì lo âu tìm những ngôi trường có phương pháp giáo dục phù hợp với con em.
Sự ra mắt bộ sách của nhóm Cánh Buồm, việc phụ huynh xô đổ cổng trường thực nghiệm để con mình được học theo một bộ sách, một phương pháp khác với chương trình, SGK hiện hành đã phần nào cho thấy sự đòi hỏi của thực tiễn về quyền được lựa chọn của người dân về cơ hội học tập.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại, người "khai sinh" ra công nghệ giáo dục từ năm 1978, chia sẻ: "Có thể trong số những người xô đổ cánh cổng trường ấy, có người chỉ nghe đồn về những cái tốt, cái hay, cái ưu việt của trường thực nghiệm. Nhưng cái người dân mắt thấy, tai nghe là nền giáo dục hiện hành đã khiến họ mất đi niềm tin khi phải chứng kiến con cái mình còng lưng cõng những cặp sách nặng hơn trọng lượng cơ thể đến trường, rồi học thêm, rồi o ép chuyện này chuyện khác...". Cũng cần phải nói thêm rằng, đến năm 2001, công nghệ giáo dục đã mở ra ở 43 tỉnh, thành phố và được những địa phương này hào hứng đón nhận. Thế nhưng sau đó, công nghệ giáo dục phải dừng lại vì luật Giáo dục quy định "một chương trình, một bộ sách giáo khoa". Mặc dù vậy, công nghệ giáo dục vẫn có chỗ đứng. Trước nhu cầu của thực tế, tính đến thời điểm hiện tại Bộ đã cho phép gần 20 tỉnh thành tự nguyện áp dụng công nghệ giáo dục vào dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học.
Về bộ sách của nhóm Cánh Buồm, dù đến nay vẫn nhiều ý kiến trái chiều nhưng dư luận đều đánh giá cao về mặt ý tưởng cũng như nhiệt tâm của nhóm này trong việc mong muốn đổi mới nền giáo dục phổ thông hiện hành, cụ thể về cách biên soạn SGK.
Bà Nguyễn Thị Bích Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), nơi duy nhất tình nguyện xin thực hiện thí điểm một số sách của nhóm này như một tài liệu tham khảo, bày tỏ quan điểm: "Trong bối cảnh cần đa dạng hóa nội dung và phương pháp giảng dạy để bù đắp những thiếu hụt, tháo gỡ những bất cập trong chương trình và thực tiễn giáo dục hiện nay, chúng tôi đã đưa vào các phần học bổ sung. Muốn làm được như vậy thì phải tham khảo các tài liệu khác ngoài một bộ SGK duy nhất hiện hành".
Nhà giáo Phạm Toàn, người "chỉ huy" của nhóm biên soạn bộ sách này, chia sẻ: "Tôi thấy sốt ruột. Tôi không đủ kiên nhẫn chờ những việc làm để cụ thể hóa những tư tưởng tốt đẹp và to tát về đổi mới giáo dục. Cốt lõi của giáo dục là ở nội dung học, sau đó là cách học và cách dạy. Nghĩ thế, nên tôi chủ động tạo ra một bộ sách riêng".
Theo thanh niên
Dạy học trò cá biệt: Phải nhịn hết mức "Người giáo viên phải đứng trên vai trò của người mẹ, người thầy và người bạn để quan tâm và chia sẻ đối với các học sinh của mình, có thế các em mới thấy nể phục và thay đổi". Cô giáo phải nhịn học sinh Cô Thanh (trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) người đã có hơn 30 kinh...