Afghanistan có tân Tổng thống sau thỏa thuận chia sẻ quyền lực
Ngày 21/9, ông Ashraf Ghani, cựu Bộ trưởng tài chính của Afghanistan đã chính thức trở thành Tổng thống mới của nước này, sau khi đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực với đối thủ chính trị Abdullah Abdullah, khép lại những tranh cãi kéo dài sau bầu cử.
Hai ứng viên Abdullah Abdullah (trái) và Ashraf Ghani Ahmadzai trong lễ ký thỏa thuận chính phủ đoàn kết
Thỏa thuận về một “chính phủ thống nhất” đã giúp dọn đường cho một thỏa thuận an ninh song phương có tính quyết định đối với sự hiện diện của binh sỹ Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014. Washington hiện đang tỏ ra lạc quan rằng thỏa thuận sẽ sớm được ký.
Trước đó, những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử ngày 14/6 đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị, khi cả hai ứng viên đều tuyên bố chiến thắng, khiến Afghanistan rơi vào tình trạng tê liệt, vào đúng thời điểm quan trọng khi các binh sỹ quốc tế do Mỹ lãnh đạo đang rút dần khỏi cuộc chiến chống lại Taliban.
Khi thỏa thuận về “chính phủ thống nhất” được ký ông Ghani và ông Abdullah đã có động thái ăn mừng trong một buổi lễ ngắn gọn trong vòng 10 phút tại dinh Tổng thống.
Video đang HOT
Ông Abdullah sẽ trở thành “nhà điều hành”, một vị trí tương tự như thủ tướng – tạo ra một sự cân bằng quyền lực khó khăn trong bối cảnh Afghanistan bước vào kỷ nguyên mới.
Trong buổi lễ tại dinh Tổng thống, cả hai ứng viên đều không phát biểu, và hiện vẫn chưa rõ khi nào họ sẽ phát biểu trước cả nước, hoặc khi nào thỏa thuận về chính phủ đoàn kết sẽ chính thức được công bố.
“Ủy ban bầu cử độc lập tuyên bố tiến sỹ Ashraf Ghani là Tổng thống, và do đó tuyên bố chấm dứt tiến trình bầu cử”, chủ tịch ủy ban bầu cử Ahmad Yousaf Nuristani phát biểu với các phóng viên.
“Trong tiến trình bầu cử, cả hai bên đều có những gian lận. Điều đó khiến mọi người quan ngại”.
Trong một động thái có khả năng làm dấy lên những nghi ngờ về tính minh bạch, ông Nuristani không công bố con số cụ thể về mức độ cách biệt về số phiếu hai ứng viên đã nhận được, cũng như con số về lượng người đi bỏ phiếu hay số phiếu gian lận bị phát hiện trong đợt kiểm toán kết quả được Liên Hợp Quốc giám sát tới từng lá phiếu.
Theo hiến pháp, Tổng thống sẽ là người nắm hầu như mọi quyền lực, và chính phủ mới sẽ đối diện với thử thách lớn trong bối cảnh tình hình an ninh và kinh tế đang ngày một xấu đi.
Theo hãng tin AFP, nội dung bản thỏa thuận chính phủ đoàn kết quy định “nhà điều hành” có thể chính thức trở thành thủ tướng trong vòng 2 năm – một thay đổi lớn so với phong cách lãnh đạo với quyền lực tập trung vào Tổng thống như Tổng thống đương nhiệm Hamid Karzai đã thực hiện từ năm 2001.
Việc chia sẻ các vị trí trong chính phủ mới cũng có khả năng tạo ra những mâu thuẫn, sau thời gian dài ông Karrzai nắm quyền và tạo dựng được mạng lưới những người ủng hộ khắp cả nước.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Nổ bom liên tiếp tại dinh tổng thống Ai Cập, 5 người thương vong
Vụ nổ bom thứ ba tại Dinh Tổng thống Ai Cập, ở phía Đông Cairo, đã sát hại thêm một cảnh sát, một thời gian ngắn sau khi hai quả bom phát nổ trước đó trong sáng 30/6.
Vụ nổ thứ nhất làm một sỹ quan cảnh sát thiệt mạng và ba người khác bị thương. Trung tá Mohamed Lotfi đã bị sát hại bởi vụ nổ cuối cùng trong khi Đại tá Ahmed El-Ashmawy, một chuyên gia chất nổ của Ban Giám đốc an ninh Cairo, đã thiệt mạng trong khi cố gắng vô hiệu hóa thiết bị nổ đầu tiên.
Khói bốc lên tại khu vực quanh Dinh Tổng thống Ai Cập sau một vụ nổ bom
Theo Bộ Y tế Ai Cập, 13 người bị thương trong các vụ nổ. Trước đó, báo cáo mới chỉ nói ba nhân viên cảnh sát tại khu vực xẩy ra vụ nổ đã bị thương. Hai thiết bị nổ đã được tìm thấy trước vụ nổ thứ hai, một được vô hiệu hóa và một đã phát nổ.
Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố và khẳng định: "Những hành động hèn nhát sẽ làm cho cảnh sát quyết tâm hơn để đối đầu với chủ nghĩa khủng bố đang cố gắng gây mất an ninh và an toàn của người Ai Cập."
Quảng trường Tahrir đã bị đóng cửa vì lý do an ninh khi các cuộc biểu tình của những người ủng hộ Anh em Hồi giáo dự kiến diễn ra trong ngày đánh dấu mốc một năm của sự kiện 30/6.
Kể từ khi chính quyền của Tổng thống Hồi giáo Mohamed Moisi bị quân đội lật đổ vào ngày 3/7/2013 và việc giải tán các trại biểu tình tại Quảng trường Rabaa Al-Adawiya và Al-Nahda của những người Hồi giáo ủng hộ ông Morsi, đã xẩy ra nhiều cuộc tấn công vào lực lượng an ninh, làm ít nhất 500 cảnh sát và quân đội bị thiệt mạng.
Nhóm Agnad Misr, chính thức bị một Tòa án Ai Cập liệt vào danh sách tổ chức khủng bố trong tháng 5/2014, trước đó đã nhận trách nhiệm về một số vụ tấn công, trong đó có vụ đánh bom tại Đại học Cairo trong tháng 4 vừa qua.
Theo Vietnam
Rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2016 Tổng thống Mỹ đã công bố kế hoạch sẽ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan và đến hết năm 2016 chỉ duy trì sự hiện diện ở cấp đại sứ quán thông thường. Đó là kế hoạch đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hôm 27-5 tại Nhà Trắng. Theo đó, nước này sẽ duy trì 9.800 lính Mỹ tại...