AfDB viện trợ 1,5 tỷ USD giúp châu Phi chống lại khủng hoảng lương thực
Theo phóng viên TTXN tại Algiers, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi ( AfDB), ông Akinwumi Adesina, tuyên bố rằng ngân hàng này đã dành tổng cộng 1,5 tỷ USD viện trợ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực ở lục địa châu Phi.
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố này được ông Akinwumi Adesina đưa ra tại Đại hội cổ đông của tổ chức tài chính này, diễn ra hôm 23/5 tại Accra (Ghana). Ông cũng cho biết thêm: “Kế hoạch trị giá 1,5 tỷ USD này sẽ được sử dụng để giúp các quốc gia châu Phi nhanh chóng sản xuất lương thực nhằm bù đắp cho việc mất nguồn cung do tình hình hiện tại của thị trường quốc tế”.
Một thông báo từ AfDB cho biết kế hoạch viện trợ này, được thông qua hôm 20/5 bởi hội đồng quản trị của ngân hàng, nhằm tăng sản lượng lúa mì, ngô, gạo và đậu nành trên lục địa. Theo AfDB, kế hoạch này sẽ mang lại lợi ích cho “20 triệu nông dân châu Phi, những người sẽ nhận được các loại hạt giống tốt và công nghệ phù hợp để nhanh chóng sản xuất 38 triệu tấn thực phẩm”. Kế hoạch này cũng sẽ bao gồm các khoản vay “nhằm cung cấp phân bón với quy mô lớn cho các đại lý và các nhà bán buôn”, cũng như hỗ trợ cải cách chính sách đất đai ở các quốc gia trên khắp lục địa.
Video đang HOT
Theo AfDB, giá lúa mì đã tăng hơn 45% ở châu Phi kể từ tháng 2. Giá phân bón đã tăng 300% và châu lục này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 2 triệu tấn phân bón.
Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Sahel, nơi có tới 18 triệu người sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong ba tháng tới. Ngoài ra, từ miền nam Ethiopia đến miền bắc Kenya, trải dài qua đến Somalia (vùng Sừng châu Phi) cũng đang trong tình trạng hạn hán với gần 20 triệu người bị nạn đói đe dọa.
Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực giảm thiểu nạn đói do xung đột
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 21/4, Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) đã họp theo thể thức Arria về chủ đề nạn đói và xung đột dưới sự chủ trì của Ireland.
Người tị nạn Afghanistan dựng lều tạm tại khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan, ngày 31/8/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phiên họp có sự tham dự của ông Máximo Torero Cullen, Trưởng bộ phận kinh tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO); bà Margot Van Der Velden, Giám đốc phụ trách xử lý khủng hoảng, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP); ông Michael Fakhri, Báo cáo viên đặc biệt LHQ về quyền lương thực cùng đại diện hơn 40 nước thành viên LHQ.
Các báo cáo viên bày tỏ quan ngại về việc số người bị ảnh hưởng bởi xung đột và mất an ninh lương thực đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây, với trên 139 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trong năm 2021. Các chuyên gia này cho rằng hậu quả của xung đột tại Ukraine đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống lương thực thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi xung đột như Afghanistan, Syria, Yemen, Ethiopia, Somalia và Nam Sudan.
Nhiều nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường cam kết tài trợ cho các chương trình lương thực, cứu trợ nhân đạo; kêu gọi các bên trong xung đột tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo tiếp cận người dân nhanh chóng, không bị cản trở; khẳng định phát triển bền vững, chấm dứt và giải quyết xung đột là giải pháp lâu dài, toàn diện để chấm dứt nạn đói trong xung đột. Một số ý kiến kêu gọi HĐBA sớm thiết lập cơ chế Đặc phái viên của Tổng Thư ký về nạn đói và xung đột cũng như đề nghị Tổng Thư ký báo cáo định kỳ về chủ đề này.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN phát
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ghi nhận hệ thống lương thực thế giới đang ngày càng bị thách thức bởi xung đột, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và thiên tai. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của các quốc gia và tình hình xung đột ở châu Phi, châu Âu và châu Á.
Kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói do xung đột, Đại sứ cũng đồng thời hoan nghênh các nỗ lực gần đây của LHQ, FAO, WFP, các đối tác nhân đạo hỗ trợ người dân tại nhiều địa bàn; khuyến khích LHQ và các đối tác thúc đẩy các biện pháp xử lý vấn đề giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng hiện nay, xử lý các thách thức trong từng tình huống cụ thể, đồng thời tăng cường thông tin, cập nhật về các khu vực nảy sinh hoặc có diễn biến phức tạp về mất an ninh lương thực.
Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh trách nhiệm của các bên xung đột trong việc bảo đảm tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, không sử dụng việc bỏ đói làm công cụ phục vụ mục đích quân sự, như đã nêu tại Nghị quyết 2417 và Nghị quyết 2573 mà Việt Nam đã thúc đẩy với sự đồng bảo trợ của tất cả các nước thành viên HĐBA.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng cần thúc đẩy hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong việc thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột, qua đó giảm thiểu nguy cơ của nạn đói do xung đột. Đại sứ cho biết ASEAN đã có những hợp tác cụ thể về bảo đảm an ninh lương thực trong những năm qua, nhấn mạnh Việt Nam coi an ninh lương thực là gốc của an ninh, ổn định, phát triển và sẽ tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức về an ninh lương thực.
Cuộc họp theo thế thức Arria là một hình thức họp không chính thức của HĐBA nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham gia của các nước thành viên HĐBA cũng như các thành viên LHQ ngoài HĐBA, các tổ chức quốc tế/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan.
Nguy cơ từ cuộc khủng hoảng giá lương thực Trong khi hầu hết các nước đang tập trung vào sự tăng vọt của giá dầu thô, một cú sốc giá khác đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đẩy thế giới trước những rủi ro lớn hơn: đó là sự gia tăng đột biến giá lương thực toàn cầu. Người dân mua hàng tại chuỗi siêu thị Auchan ở Saint-Sebastien-sur-Loire, miền Tây Pháp....