Ác mộng mang tên ‘đại học’ ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất?

Theo dõi VGT trên

Gaokao ở Trung Quốc, DSE tại Hong Kong, suneung ở Hàn Quốc đều khét tiếng là những kỳ thi khó khăn và cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Không phải ngẫu nhiên Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều nằm trong top 10 của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2018.

Tất cả các nền giáo dục này vốn nổi tiếng với số giờ học kỷ lục, các lớp học thêm mở quanh năm và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại học khó khăn, căng thẳng nhất trên thế giới.

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 1

Học sinh Trung Quốc học tập tại các “công xưởng” luyện thi để chuẩn bị cho gaokao. Ảnh: AFP.

Trung Quốc: Tỷ lệ chọi 1/50

Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc được biết đến với tên gọi gaokao, được đánh giá là có thể mở ra hoặc phá vỡ tương lai của người trẻ tại đất nước tỷ dân.

Áp lực từ gaokao khiến nhiều học sinh phải cầu cứu đến chất cấm, chất gây nghiện được quảng cáo là “thuốc thông minh, giúp tăng cường tập trung” trên mạng.

Phụ huynh cũng không đứng ngoài cuộc đua gaokao của con cái. Họ chi tiền cho con đến lò luyện thi, cầu nguyện bên ngoài phòng thi và dựng lều trong khuôn viên trường đại học.

Tại sao thi đại học ở Trung Quốc lại khốc liệt như vậy?

Theo Sohu, chỉ 2% thí sinh dự thi năm 2016 vào được 38 trường hàng đầu ở Trung Quốc, 0,05% được nhận vào ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh, được coi là Oxford và Cambridge của Trung Quốc.

Với 9,4 triệu người đã tham gia kỳ thi, điều này có nghĩa là chỉ có 188.000 người lọt vào top 38, và chỉ 4.700 đến Thanh Hoa hoặc Bắc Kinh. Tỷ lệ chọi thấp nhất là 1/50 để đặt chân vào những trường danh giá.

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 2

Áp lực học tập, thi cử nặng nề khiến nhiều học sinh Trung Quốc phải sử dụng các chất cấm. Ảnh: Reuters.

Phó giám đốc của Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 có trụ sở tại Bắc Kinh Xiong Bingqi nói: “Sinh viên hầu hết đều cố gắng vào những trường có tiếng như một cách để bảo đảm tương lai tươi sáng. Điều này khiến sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn”.

Nhiều người chỉ trích hệ thống giáo dục, thi cử của Trung Quốc vì kìm hãm sự sáng tạo.

“Cách đánh giá hiệu suất của người học ở đây tương đối một chiều khi so sánh với các nước láng giềng. Học sinh phải đến trường nhiều hơn và tiếp thu kiến thức chủ yếu theo kiểu học vẹt”, ông Xiong nói.

Trung Quốc tuyên bố sẽ tạo ra một hệ thống thi cử mới vào năm 2020 bao gồm các tiêu chí đa dạng hơn để xét tuyển đại học và giảm bớt sự bất bình đẳng giữa các khu vực.

Hong Kong: Chín tuổi đã làm quen với áp lực thi cử

Hong Kong cũng bị chỉ trích vì văn hóa thi cử nặng nề và kỳ vọng gia đình, xã hội quá lớn.

Học sinh chín tuổi trên toàn lãnh thổ bắt đầu làm quen với áp lực thi cử khi phải tham gia đánh giá năng lực tiếng Anh, tiếng Trung, Toán học.

Các bài kiểm tra này được cho là dùng để xếp hạng các trường học đã tạo áp lực từ trên xuống đối với nhà trường, giáo viên và cuối cùng là học sinh.

Mặc dù chính quyền phủ nhận điều này, năm 2015, hàng chục nghìn phụ huynh đã ký một bản kiến nghị yêu cầu hủy bỏ các kỳ thi.

Nhiều người lo lắng trẻ em Hong Kong không chịu nổi áp lực từ các bài kiểm tra. Giáo sư Eva Chen, chuyên gia phát triển xã hội nhận thức tại ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói rằng trẻ em Hong Kong đang chịu chung tình cảnh với những người cùng lứa ở Singapore và Hàn Quốc.

Video đang HOT

“Trẻ em phải phỏng vấn vào các trường mẫu giáo. Từ đó đến trường đại học luôn có những cuộc phỏng vấn hay bài kiểm tra chờ đợi chúng”, ông Chen nói.

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 3

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 4

Kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hong Kong. Ảnh: SCMP.

Một báo cáo toàn cầu của HSBC năm 2017 cho thấy 88% phụ huynh Hong Kong đã hoặc đang trả tiền cho các dịch vụ giáo dục tư nhân như dạy thêm, dạy kèm, luyện thi. Con số này ít hơn 93% phụ huynh Trung Quốc nhưng trên mức trung bình toàn cầu là 63%.

Gần một nửa trong số những phụ huynh tham gia khảo sát cho biết họ sẽ từ bỏ công việc và sở thích cá nhân để giúp con mình thành công. 37% đã không tham gia các hoạt động giải trí và ngày lễ để hỗ trợ con học tập bằng cách chở con đến nơi học thêm, thúc giục con ôn tập trước kỳ thi…

Tất cả học sinh trung học đều cảm thấy sợ DSE. Đây là kỳ thi tốt nghiệp trung học nhưng kết quả của nó sẽ được sử dụng để xét tuyển vào hầu hết trường đại học ở Hong Kong.

Năm học 2016-2017, ĐH Hong Kong đã nhận 10.062 sinh viên. Dù từ chối cung cấp số lượng người nộp đơn cụ thể trong từng năm, nhà trường cho biết số lượng ứng viên trung bình trong vài năm qua là khoảng 50.000.

Nếu con số này vẫn đúng ở hiện tại, điều đó có nghĩa là khoảng 1/5 học sinh vào được đại học mỗi năm.

Singapore: Quần quật với bài tập nhà

Sau sáu năm học đầu tiên, trẻ em Singapore sẽ phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học quốc gia (Primary School Leaving Examination – PSLE). Điểm số được gửi đến các trường trung học để lọc ra những học sinh đạt yêu cầu.

Trẻ em được tuyển vào chương trình học phù hợp với khả năng, dựa trên kết quả PSLE. Bộ Giáo dục nước này phân rõ các chương trình đào tạo từ cao đến thấp, lần lượt là Đặc biệt (Special), Cấp tốc (Express), Bình thường học thuật (Normal academic), Bình thường kỹ thuật (Nomal technical).

Những người trong nhóm đầu sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học sau khi học xong trung học và học sinh ở nhóm thấp hơn thường sẽ học nghề.

Phó Giáo sư Jason Tan Eng Thye, Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore, cho rằng con người vốn khác nhau về khả năng, tiềm năng và sở thích. Vì vậy, việc phân nhóm, định hướng đào tạo ngay từ đầu là cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh muốn con học đại học luôn cố gắng tận dụng những nguồn lực tài chính hoặc quan hệ xã hội để mang lại cho con cái lợi thế cạnh tranh. Những người này có thể phá vỡ đi ý nghĩa của việc phân nhóm trong hệ thống giáo dục.

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 5

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 6

Trẻ em Singapore phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học quốc gia. Ảnh: Straits Times.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã thành lập bài kiểm tra PISA dành cho học sinh 15 tuổi trong nhiều môn học để đánh giá các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới.

Vào năm 2014, cuộc khảo sát của OECD cho thấy trung bình trẻ em Singapore dành khoảng chín giờ mỗi tuần để làm bài tập về nhà, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu.

Dù OECD đã ca ngợi hệ thống giáo dục của Singapore tốt nhất thế giới vào năm 2015, chính phủ nước này đã tìm cách cải tổ để ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh và văn hóa dạy thêm.

Singapore sẽ bỏ hệ thống tính điểm, so sánh kết quả học tập giữa các học sinh từ năm 2021. Trước đó, năm 2012, nước này đã cấm các trường công bố những học sinh đạt điểm cao nhất trong tất cả các kỳ thi quốc gia.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giành suất ở các trường đại học hàng đầu vẫn rất khốc liệt.

ĐH Quốc gia Singapore, trường ở đảo quốc sư tử có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng thế giới năm 2018, đã nhận được khoảng 28.000 đơn đăng ký trong năm ngoái. Tuy nhiên, theo một quan chức, chỉ tiêu của trường chỉ khoảng 7.000.

Hàn Quốc ‘nín thở’ trong mùa suneung

Cứ đến mùa suneung – tên gọi của kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc, các văn phòng sẽ mở cửa muộn hơn để tránh tắc đường, các chuyến bay sẽ ngừng hoạt động để tránh gây ồn làm sĩ tử mất tập trung.

Hình ảnh Hàn Quốc gần như “nín thở” trong suneung đã phản ánh phần nào mức độ căng thẳng của kỳ thi đại học tại xứ sở kim chi.

Theo báo cáo tháng 1/2017 của Viện Giáo dục và Chăm sóc Trẻ em Hàn Quốc, văn hóa học tập của đất nước được áp dụng cho cả những đứa trẻ.

Hơn 83% người Hàn tham gia lớp học thêm “hagwon” từ lúc năm tuổi và kéo dài đến khi đỗ đại học. Học sinh Hàn Quốc có thể học hơn 16 tiếng và chỉ ngủ chưa đến bốn tiếng trước các kỳ thi.

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 7

Phụ huynh Hàn Quốc cầu nguyện trong suốt mùa suneung với hy vọng con cái đỗ đạt. Ảnh: Reuters.

Tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc cao thứ hai trên toàn cầu và cao nhất trong số 34 quốc gia công nghiệp hóa của OECD. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên và thanh niên. Điều này có liên quan mật thiết đến căng thẳng học tập, áp lực gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, không giống như ở Trung Quốc và Nhật Bản, học sinh Hàn vẫn có thời gian cho các hoạt động ngoại khóa như thể dục thể thao. Ở Trung Quốc, một số trường trung học hy sinh thời gian tập thể dục của học sinh để tăng cường tối đa giờ học văn hóa.

‘Địa ngục thi cử’ Juken Jigoku ở Nhật Bản

Nhật Bản đang trong quá trình cải tổ lại kỳ thi tuyển sinh đại học – được biết đến với tên gọi Center Test – với mục tiêu chú trọng tư duy phản biện hơn việc học vẹt kiến thức vào năm 2020.

Trường luyện thi – được gọi là juku – rất phổ biến tại xứ Phù Tang. Học sinh cuối trung học gọi thời gian chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học (có tên tiếng Nhật là juken jigoku) là “địa ngục thi cử”.

Các công ty tại Nhật Bản rất chú ý đến nền tảng giáo dục của ứng viên. Điều này làm cho cuộc cạnh tranh vào các trường đại học danh tiếng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Những học sinh không trúng tuyển trong năm đầu thường chờ đến năm sau để thi lại.

Năm 2011, có khoảng 442.000 học sinh tham gia kỳ thi lần đầu tiên và 110.000 người thi lại, theo Trung tâm khảo thí tuyển sinh ĐH Quốc gia.

Nghiên cứu của các bác sĩ phẫu thuật thần kinh Nhật Bản năm 2014 cho thấy khoảng 58% người thi lại mắc chứng trầm cảm vì khủng hoảng, căng thẳng và cảm giác thất bại.

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 8

Ác mộng mang tên đại học ở châu Á, nơi nào đáng sợ nhất? - Hình 9

Các lớp luyện thi đại học ở Nhật Bản. Ảnh: Japan Times, Alamy.

Giáo sư Rui Yang, ĐH Hong Kong, cho biết: “Áp lực thi cử ở Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác là rất lớn. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, áp lực có thể đang giảm đi”.

Bây giờ, vì chú trọng hơn đến sự phát triển toàn diện của con cái, nhiều phụ huynh đủ khả năng tài chính có thể nghĩ đến việc gửi con ra nước ngoài để tránh các kỳ thi như gaokao.

Nhưng đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, theo ông Yang, vào trường hàng đầu và một công việc tốt là cách duy nhất để tiến lên.

“Đối với những gia đình nghèo khó, thi đại học mới thực sự khó khăn và áp lực”, giáo sư nói.

Theo Zing

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc

Khoảng 10 triệu học sinh Trung Quốc vừa trải qua kỳ thi đại học được đánh giá khắc nghiệt nhất thế giới.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 1

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 2

Giáo viên và học sinh trường THPT Hành Thủy 2, thành phố Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, tổ chức diễu hành đánh dấu 100 ngày trước kỳ thi đại học (cao khảo). Học sinh giơ cao khẩu hiệu "Thi đại học là con đường mà những người theo đuổi giấc mộng như chúng ta phải nỗ lực chạy theo".

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 3


Khi kỳ thi cao khảo còn 16 ngày, học sinh tại một trường trung học tỉnh Hà Bắc vẫn miệt mài luyện đề, ôn lại kiến thức đã học. Tấm bảng gỗ có con số đếm ngược thời gian như lời nhắc nhở kỳ thi đang đến rất gần.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 4


Những tập sách, đề thi cao hơn đầu người là hình ảnh không còn xa lạ với người dân Trung Quốc vào mỗi mùa thi. Dù trời đã tối, không khí ôn thi căng thẳng vẫn bao trùm khắp các lớp tại trường trung học ở thành phố Hành Dương, Hồ Nam.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 5

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 6

Một nam sinh gục xuống bàn sau hàng giờ luyện đề căng thẳng. Đôi khi, vì quá mệt mỏi, nhiều em ngủ gật ngay trong giờ học. Thời gian ôn thi nước rút, nhiều sĩ tử gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý do phải luyện đề liên tục và chịu áp lực từ phụ huynh, nhà trường.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 7

Tại thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, nhiều phòng học sáng đèn đến tận nửa đêm. Dù chỉ là những tiết tự học, không có giáo viên đốc thúc, trông coi, nhiều em vẫn nghiêm túc, tích cực rèn luyện, hoàn thành phần bài tập được giao.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 8


Trên đường đến trường thi bằng tàu hỏa, hai nữ sinh tại trường THPT ở khu tự trị Nội Mông vẫn tranh thủ ôn lại kiến thức. Các sĩ tử phải vượt quãng đường 135 km để tham dự kỳ thi quan trọng này. Ảnh: Tao Zhang.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 9

Để giảm bớt căng thẳng, học sinh tại một trường trung học ở tỉnh Hồ Nam cùng nhau tham gia hoạt động thể thao ngoài trời. Vật tay, nhảy dây, kéo co... là những hoạt động được nhiều nhóm bạn trẻ lựa chọn tham gia.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 10


Trước ngày lên đường "vượt vũ môn", nhiều sĩ tử tìm đến các nơi linh thiêng để gửi gắm ước nguyện của bản thân. Không chỉ để lại những mẩu giấy ghi lại điều ước, nhiều học sinh còn mang hoa quả, bánh kẹo đặt dưới chân tượng, thể hiện tấm lòng thành của bản thân.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 11

Trong ngày thi đầu tiên, mưa lớn khiến điểm thi tại trường THPT Ngọc Sơn 1, tỉnh Giang Tây, ngập nặng. Các nhân viên trường phải kê bàn tạo thành lối đi cho thí sinh và giám thị.

Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc - Hình 12

Kỳ thi cao khảo năm 2019 bắt đầu ngày 7/6 và kết thúc vào 9/6. Nhiều học sinh rời trường thi trong trạng thái hân hoan, vui vẻ. Quãng thời gian học tập vất vả chính thức khép lại, nhường chỗ cho những kỳ nghỉ trước khi các em bước vào trường đại học.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
22:17:19 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024
Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
22:38:07 19/11/2024
Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ
20:55:12 19/11/2024
Cặp đôi Đảo thiên đường có hành động khó hiểu, lộ diện thân thiết giữa nghi vấn qua mặt khán giả
20:14:29 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoài Linh bị một nữ MC bắt đi lấy nước, bê ghế và phản ứng ra sao?

Sao việt

06:10:52 20/11/2024
Hoài Linh được cái dù bị tôi đối xử như vậy nhưng mặt vẫn tỉnh bơ, không so đo hay cằn nhằn - MC Kỳ Duyên chia sẻ.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

Góc tâm tình

06:00:06 20/11/2024
Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu

Sao châu á

05:48:36 20/11/2024
Chỉ trong một thời gian ngắn, hình ảnh của Châu Vũ Đồng đã hoàn toàn thay đổi sau khi tham gia chương trình Hoa Thiếu Niên.

Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

Người đẹp

05:48:13 20/11/2024
Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

Phim việt

22:32:14 19/11/2024
19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.