Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa

Theo dõi VGT trên

Các nước châu Á – Thái Bình Dương đã cơ bản khống chế được COVID-19 và đang chờ đợi vaccine, những các nền kinh tế lớn của phương Tây vẫn chìm trong khủng hoảng.

Làn sóng lây nhiễm virus thứ hai đang bùng phát và lan rộng tại nhiều nước châu Âu. Số ca nhiễm mới hàng ngày ghi nhận tại lục địa già hiện cao hơn Mỹ, Brazil hay Ấn Độ – những ổ dịch lớn của thế giới.

Một số quốc gia tại châu Âu đang chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng trở lại sau khi các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế xuất nhập cảnh được nới lỏng.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 1

Châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng trở lại của số ca nhiễm Covid-19 mới. (Ảnh: Reuters)

Phong tỏa nghiêm ngặt trở lại

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 31/10 công bố các biện pháp phong tỏa mới kéo dài một tháng trên khắp nước Anh bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/11. Đây được cho là động thái bất thường vì trước đó ông Johnson một mực phản đối biện pháp cứng rắn này.

Theo các biện pháp mới, cửa hàng và địa điểm không thiết yếu, cũng như quán rượu và nhà hàng, sẽ đóng cửa. Các trường học, cao đẳng và đại học sẽ vẫn mở cửa.

Công chúng sẽ được yêu cầu chỉ rời khỏi nhà vì những lý do cụ thể, chẳng hạn như đi làm nếu không thể làm từ xa, mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm, tập thể dục, đi khám bệnh hoặc chăm sóc những người dễ bị ảnh hưởng.

Theo giới chức y tế Anh, hiện số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 tại nước này cao hơn so với hồi tháng 3, thời điểm các quy định cách ly xã hội được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 2

Thủ tướng Anh phát biểu trong cuộc họp báo ngày 31/10 công bố thời hạn phong tỏa mới. (Ảnh: Reuters)

Trước Anh, Bỉ là quốc gia châu Âu gần đây nhất công bố việc quay lại thời kỳ phong tỏa để ngăn COVID-19. Các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa và người lao động phải làm việc từ xa nếu có thể.

Người dân chỉ được đón một vị khách tới nhà và chỉ được đi ra ngoài trong nhóm tối đa bốn người. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo ngày 30/10 công bố các biện pháp phong tỏa mới sẽ bắt đầu vào ngày 2/11 và kéo dài trong ít nhất “một tháng rưỡi”.

Số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Pháp và Hà Lan đã chạm đỉnh sau khi kết thúc tuần đầu tiên của tháng 10, cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tại Mỹ, bất chấp thực tế Nhà Trắng trở thành ổ dịch mới và bản thân mắc COVID-19, Tổng thống Trump tiếp tục hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và tiến hành nhiều hoạt động gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Theo Reuters, số ca nhiễm virus corona tại Mỹ ngày 30/10 lên tới 100.233, một kỷ lục trên toàn cầu trong đại dịch, vượt qua kỷ lục thế giới trước đó của Ấn Độ hồi tháng 9 là 97.894 ca mắc mới trong 1 ngày.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 3

Buổi họp mặt tại Vườn Hồng hôm 3/10 đã biến Nhà Trắng thành ổ dịch COVID-19. (Ảnh: AP)

Ngoài Anh và Bỉ, Pháp và Đức cũng là hai nước vừa công bố lệnh phong tỏa mới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 28/10 cho biết Pháp sẽ bắt đầu phong tỏa trong 4 tuần từ ngày 30/10. Tuyên bố của ông được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo Đức sẽ phong tỏa 4 tuần trên toàn quốc từ ngày 2/11.

Châu Á chống dịch hiệu quả

Trong khi đó, cuộc sống tại nhiều nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương gần như đã trở lại bình thường sau 7 tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Theo Giám đốc Viện Sức khỏe Dân số Kenji Shibuya tại King’s College London, thành quả trên đến từ việc áp dụng hiệu quả những bài học cơ bản về dịch tễ học như truy dấu tiếp xúc của người bệnh, kiểm dịch chặt chẽ và kiểm soát biên giới.

Những quốc gia châu Âu xử lý đại dịch tốt với điển hình là Đức cũng chọn hướng tiếp cận tương tự.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 4

Đức là một trong số ít những quốc gia châu Âu được đánh giá cao trong công tác chống dịch. (Ảnh: Anadolu Agency)

Ngược lại, các chuyên gia cho rằng sở dĩ số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt ở Tây Ban Nha, Mỹ và Anh là bởi chính quyền các nước này đã chọn nới lỏng những quy định nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng để đánh đổi lấy sự phục hồi của nền kinh tế.

Khủng hoảng ở Anh và Tây Ban Nha trở nên nghiêm trọng hơn khi mâu thuẫn nảy sinh giữa người dân và chính phủ, xoay quanh vấn đề gỡ bỏ tình trạng cách ly xã hội quá sớm.

Theo tiến sĩ Tim Colbourn tại Đại học London, thay vì xem xét những khiếm khuyết trong hệ thống và tìm ra giải pháp, nhiều nước châu Âu lại cho rằng đã quá muộn để học hỏi kinh nghiệm chống dịch từ các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

Dịch tễ học cổ điển

Video đang HOT

Diễn biến dịch COVID-19 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện rất khác so với các nước phương Tây.

Singapore, Hong Kong và New Zealand hầu như không hạn chế du khách nhập cảnh. Công dân trở về từ nước ngoài và người có giấy phép lao động sẽ được yêu cầu tham gia cách ly tập trung hoặc tự cách ly tại nhà.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 5

Các hoạt động tại sân bay ở Hong Kong vẫn diễn ra bình thường. (Ảnh: China News)

Tại Việt Nam, người dân có thể di chuyển giữa các khu vực nội địa mà không gặp rào cản nào. Chính phủ Việt Nam đã chủ động tiếp cận đợt bùng phát và khống chế số ca nhiễm trong thời gian ngắn, CNN nhận xét.

Đài Loan và Hàn Quốc là những nền kinh tế có số ca nhiễm cao thứ hai trên thế giới vào tháng 2. Tuy nhiên, nhờ vào hệ thống truy dấu tiếp xúc của người bệnh và chính sách công bố thông tin minh bạch được người dân ủng hộ, cả hai đã kiểm soát được các đợt bùng phát mà không cần ban bố tình trạng phong tỏa.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 6

Hành khách Hàn Quốc làm thủ tục tại sân bay ngay trong mùa đại dịch. (Ảnh: Anadolu Agency)

Theo giáo sư Martin McKee tại Trường Dịch tễ và Y học Nhiệt đới London, Vương quốc Anh đang triển khai phương pháp theo dõi tiếp xúc thông thường, khác với hệ thống “truy dấu ngược” mà các quốc gia châu Á đang áp dụng.

Cụ thể, nhiều nước châu Á như Hàn Quốc dựa vào báo cáo của bệnh nhân để xác định vị trí và thời điểm phát tán virus.

Trong khi đó, giới chức y tế Anh xác định các trường hợp dương tính với COVID-19 và dò tìm những người đã tiếp xúc với bệnh nhân sau khi lây nhiễm.

Vương quốc Anh không nên áp dụng phương pháp này vào thời điểm hiện tại“, giáo sư McKee nói thêm.

Bài học từ kinh nghiệm chống dịch SARS

Giới quan sát cho rằng cách phản ứng với đại dịch của các nước châu Á – Thái Bình Dương vốn được định hình từ kinh nghiệm chống dịch SARS bùng phát vào năm 2003.

Do đó, nhiều nước châu Á đã chuẩn bị và có nguồn lực tốt hơn để hành động dứt khoát khi đại dịch chớm bùng phát, đồng thời nhận được sự đồng thuận và hợp lực từ người dân.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 7

Một số nước châu Á xử lý dịch COVID-19 hiệu quả nhờ có kinh nghiệm chống chọi với đại dịch SARS năm 2003. (Ảnh: AP)

Trái lại, thực tế cho thấy việc áp dụng các quy định bắt buộc như đeo khẩu trang tại các nước phương Tây sẽ vấp phải sự phản đối từ những người vốn đã quen với sự tự do và dân chủ.

Một số quốc gia như Na Uy và Hà Lan khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhưng không bắt buộc.

Giới chức y tế Thụy Điển thậm chí tích cực khuyến cáo người dân không dùng khẩu trang, bất chấp lượng lớn số ca tử vong do COVID-19 ở các trung tâm chăm sóc y tế.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 8

Người dân nhiều nước châu Âu không muốn hoặc miễn cưỡng đeo khẩu trang khi ra đường. (Ảnh: AFP)

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo tại Mỹ và Anh thường xuyên bác bỏ những chỉ dẫn y tế từ giới chuyên gia.

Sau những phát biểu bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc về virus corona, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần công khai giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch và chế giễu đối thủ Joe Biden vì sử dụng khẩu trang.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 9

Tổng thống Trump nhiều lần công khai giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch. (Ảnh: AFP)

Giới chuyên gia cho rằng việc những nhà cầm quyền như Thủ tướng Johnson hay Tổng thống Trump xem nhẹ sự nguy hiểm của dịch COVID-19 có ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của người dân và mức độ tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa lây lan virus.

Theo phó giáo sư Heidi Tworek thuộc Đại học British Columbia, các biện pháp tuyên truyền như khuyến khích đeo khẩu trang là “ những phương thức can thiệp không dùng thuốc” rất hiệu quả nhưng đang bị đánh giá thấp.

Niềm tin của công chúng

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet cho thấy khi Cố vấn trưởng Dominic Cummings của Thủ tướng Anh Johson không phải chịu hậu quả cho việc vi phạm nguyên tắc cách ly, niềm tin từ người dân vào khả năng xử lý đại dịch của chính phủ đã suy giảm trầm trọng.

Ngược lại, ở New Zealand, việc Bộ trưởng Y tế David Clark bị giáng chức sau hai lần vi phạm các quy định về đại dịch sau đó từ chức vào tháng 7 đã giúp chính phủ nước này duy trì sự ủng hộ từ phía người dân.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 10

Ông David Clark từng bị giáng chức và đã thôi việc vì vi phạm quy định về COVID-19. (Ảnh: Getty Images)

Phó giáo sư Tworek cho biết New Zealand và Hàn Quốc đã “ phân chia vai trò truyền đạt thông tin chính trị và khoa học” đến với công chúng.

Cụ thể, giới chức y tế sẽ cung cấp thông tin khoa học và khuyến cáo y tế. Sau đó, các chính trị gia như Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ truyền tải những thông điệp nói trên thông qua các bài phát biểu trên truyền thông.

Phó giáo sư Tworek nói thêm rằng những luồng thông tin chính thống ở Hàn Quốc hay Đài Loan được phổ biến rộng rãi, giúp ngăn chặn nạn tin giả và thuyết âm mưu tràn lan.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 11

Tổng thành Hàn Quốc Moon Jae-in có nhiều bài phát biểu xoay quanh việc phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Yonhap)

Ngoài ra, cách truyền tải thông tin gần gũi và hài hước cũng được bà Tworek đánh giá cao.

Theo đó, chính quyền một số nước Châu Á minh họa quy định giãn cách xã hội bằng hình ảnh nhân vật Shiba Inu, vốn là một chú chó nổi tiếng trên Internet: khoảng cách giữa hai người khi ở trong nhà tương đương chiều dài của 3 “đơn vị” Shiba Inu, trong khi khoảng cách ngoài trời là 2 Shiba Inu.

Những nguyên tắc (mà các quốc gia châu Á áp dụng) không quá phức tạp. Đây đơn thuần là kiến thức cơ bản về khoa học sức khỏe và truyền đạt thông tin“, phó giáo sư Tworek nói.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 12

Phó giáo sư Heidi Tworek. (Ảnh: Ubyssey)

Giới quan sát cho rằng cách thức xử lý vấn đề xoay quanh cuộc bầu cử của các nước châu Á và phương Tây cũng có nhiều điểm khác biệt.

Trong khi người dân Mỹ chưa đạt được sự đồng thuận về hình thức bỏ phiếu, Hàn Quốc đạt tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong cuộc thăm dò hồi tháng 4.

Cử tri của quốc gia thuộc bán đảo Triều Tiên đã nghiêm túc chấp hành quy định đeo khẩu trang và găng tay khi đi bỏ phiếu.

Ác mộng COVID-19 trở lại, nhiều nước đồng loạt phong tỏa - Hình 13

Cử tri Hàn Quốc đeo khẩu trang đi bỏ phiếu. (Ảnh: BBC)

New Zealand và Hong Kong đã hoãn các cuộc bầu cử vào thời điểm đại dịch diễn biến phức tạp. Đảng đối lập ở New Zealand thậm chí ủng hộ động thái này với lập luận bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trong khi đó, rào cản lớn nhất ngăn nước Mỹ cải thiện hệ thống đối phó với dịch COVID-19 nằm ở tổng thống của họ, CNN nhận định.

Kịch bản Mỹ thất thế trong cuộc đua vaccine với Trung Quốc

David Fidler đã nghĩ tới kịch bản Trung Quốc sẽ thông báo thử nghiệm thành công Giai đoạn ba vaccine Covid-19 đầu tiên, nhưng Mỹ thì chưa.

"Nếu Trung Quốc thắng cuộc đua này và khai thác lợi thế từ đó, trong khi Mỹ chưa có gì tương đương, chúng tôi phải làm gì? Đó là điều khiến tôi lo ngại nhất", Fidler, chuyên gia sức khỏe toàn cầu và an ninh quốc gia Mỹ, người từng cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nói.

Fidler không phải người duy nhất lo lắng về chuyện xảy ra trong vài tháng tới, khi các cường quốc chạy đua để có vaccine Covid-19 đầu tiên. Nhiều chuyên gia về y tế và vaccine cảnh báo còn quá sớm để nói bất kỳ loại vaccine nào đang được thử nghiệm Giai đoạn ba trên thế giới được chứng minh an toàn và hiệu quả với Covid-19.

Trong số những loại vaccine này có bốn ứng viên của Trung Quốc, ba thuộc dự án Chiến dịch Thần tốc của Mỹ và một của Australia. Nga đã cấp phép cho vaccine Sputnik V, nhưng vaccine này vẫn đang tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba trên quy mô lớn.

Nỗi lo lắng của Fidler không phải là không có cơ sở. Rất có thể vaccine của Trung Quốc sẽ trở thành ứng viên đầu tiên thử nghiệm Giai đoạn ba thành công. Nếu ứng viên của Chiến dịch Thần tốc thất bại, Mỹ có thể mất thêm 6-8 tháng để phát triển một loại mới.

Nếu kịch bản này xảy ra, nhiều chuyên gia y tế và an ninh quốc gia lo ngại về tương lai "ác mộng", như Trung Quốc từ chối cung cấp vaccine cho Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump hoặc ứng viên Joe Biden không chấp nhận đàm phán, hay cuộc chiến mang động cơ chính trị giữa Trump và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Kịch bản Mỹ thất thế trong cuộc đua vaccine với Trung Quốc - Hình 1

Ảnh minh họa vaccine Covid-19. Ảnh: Reuters.

Larry Gostin, giáo sư về luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, nhận định sau khi Trung Quốc phát triển thành công vaccine và cung cấp cho người dân trong nước, Bắc Kinh "sẽ không bán nó cho người trả giá cao nhất". "Họ sẽ sử dụng nó để tăng ảnh hưởng chính trị hoặc trở thành một phần trong cuộc đàm phán thương mại với Mỹ... Rất có thể Mỹ sẽ nằm ở cuối danh sách khách hàng tiềm năng", ông nói.

Fidler cho rằng ngay cả khi vaccine Trung Quốc không có điều kiện ràng buộc, Mỹ cũng khó có khả năng có được nó, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng gần đây.

Thậm chí chuyên gia này còn lo ngại cuộc chạy đua vaccine giữa Mỹ và Trung Quốc có thể trở thành cuộc đua chính trị, tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc. "Y tế cũng khó thoát khỏi kịch bản cạnh tranh, dù người dân toàn cầu không muốn hiểu hoặc chấp nhận thực tế đó", Fidler nói.

Chính quyền Trump đã gọi Chiến dịch Thần tốc là một trong những thành tựu khoa học và nhân đạo lớn nhất trong lịch sử. Nhưng Michael Kinch, giám đốc Trung tâm Đổi mới Nghiên cứu trong Công nghệ sinh học và Tìm kiếm hoạt chất tiềm năng tại Đại học Washington ở St. Louis, nói nếu có thể, ông muốn hoán đổi dự án của Mỹ với Trung Quốc. Bởi ông tin rằng Bắc Kinh đang sở hữu "dự án tốt hơn".

Tất cả vaccine đang thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ và châu Âu đều sử dụng phương pháp công nghệ cao để kích hoạt hệ miễn dịch chống lại protein gai (spike protein) của nCoV, công cụ chính để virus liên kết và xâm nhập tế bào người.

Kinch đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu cách tiếp cận nhắm vào protein gai không hiệu quả. "Đây hoàn toàn chỉ là tính toán về mặt lý thuyết", ông nói.

Trong khi đó, Kinch cho biết Trung Quốc có cách tiếp cận khác. Bên cạnh phát triển vaccine theo hướng giống Mỹ và châu Âu, một số loại vaccine của nước này sử dụng phương pháp truyền thống, không tấn công trực tiếp virus. Loại vaccine bất hoạt, sử dụng virus chết dể dạy cơ thể cách chống lại virus sống, mà Trung Quốc đang phát triển là một ví dụ. Với loại vaccine này, cơ thể sẽ quyết định cách tốt nhất để tạo miễn dịch với mầm bệnh. "Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn", Kinch nói.

"Nếu không may mắn hoặc do virus tiến hóa, chúng ta không thể tạo ra một phản ứng đủ mạnh và lâu dài đối với protein gai của virus, bởi các loại virus corona khác cũng có loại protein này, tình hình ở Mỹ có thể quay lại như tháng 3", ông nói thêm. "Tôi thấy lo lắng khi nhận ra rằng chúng ta đang dồn tất cả trứng vào một giỏ".

Nhiều người khác lại lo ngại về cách Chiến dịch Thần tốc lựa chọn ứng viên vaccine tiềm năng. Các nghị sĩ quốc hội Mỹ từng chất vấn một số quan chức cấp cao của chính quyền Trump về việc thay vì ủng hộ công nghệ truyền thống, dự án này dường như ưu ái cho những công nghệ vaccine mới, trong đó có những loại chưa từng được sử dụng để tạo ra một loại vaccine thương mại thành công trước đây.

Khi được hỏi về cách tiếp cận này, Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cho biết Chiến dịch Thần tốc chấp nhận rủi ro trong ngưỡng an toàn. Ông dẫn chứng một sự cố bi kịch năm 1955, khi virus trong vaccine bại liệt chưa được bất hoạt hoàn toàn, khiến một số người tiêm vaccine nhiễm bệnh và thậm chí tử vong. Nhưng bệnh bại liệt không còn xuất hiện trên nước Mỹ, và FDA đã tiếp tục phê chuẩn nhiều vaccine chứa virus chưa hoàn toàn bất hoạt.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng một số ứng viên của Chiến dịch Thần tốc đang được "thổi phồng" về khả năng thành công. Đại học Oxford hồi tháng 7 công bố trên tạp chí y khoa Lancet kết quả thử nghiệm Giai đoạn một và hai của vaccine do họ phát triển và sẽ được AstraZeneca sản xuất. Theo báo cáo, vaccine được thử nghiệm trên 543 người, nhưng chỉ có 35 người xuất hiện kháng thể.

"Tại sao chỉ có 35? Vậy 504 người khác thì thế nào?" Paul Offit, người từng phát triển vaccine rota và giám đốc Trung tâm Giáo dục Vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, hỏi. "Dữ liệu này ổn, nhưng không thực sự tuyệt".

Oxford sau đó chọn 10 người (không phải ngẫu nhiên) để tiêm liều thứ hai và kết quả khả quan hơn. Nhưng Offit cho rằng "nếu AstraZeneca định sản xuất loại vaccine hai liều, đó chỉ là một nghiên cứu trên 10 người, trong khi họ đang nói về việc sản xuất hàng chục triệu liều". Công ty này đã ký hợp đồng sản xuất hai tỷ liều vaccine, trong đó 300 triệu liều dự kiến dành cho người dân Mỹ.

"Con đường dẫn tới loại vaccine thành công về mặt thương mại thường đi kèm với bi kịch. Đó là cái giá con người phải trả để có được bài học", ông nói.

Ở phía bên kia bán cầu, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể không mong gì hơn ngoài việc sở hữu vaccine đầu tiên an toàn và hiệu quả. Ông ấy sẽ cung cấp nó cho người dân, để đưa kinh tế và xã hội quay trở lại con đường phát triển, trong khi cho thế giới thấy Mỹ vẫn gặp khó khăn trong cuộc chiến với Covid-19.

Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc có thể khai thác lợi ích nhiều hơn từ điều đó. Họ có thể sử dụng vaccine như "công cụ ngoại giao" để tăng thêm ảnh hưởng và thu hút ủng hộ từ nhiều nước. CanSino, công ty dược phẩm của Trung Quốc, đang đàm phán với một số quốc gia, trong đó có Pakistan và các nước Mỹ Latin, về việc phân phối vaccine cho nhân viên thiết yếu trong trường hợp khẩn cấp, ngay cả trước khi hoàn tất thử nghiệm Giai đoạn ba. Tuy nhiên, công ty này hiện chưa đạt được thỏa thuận nào.

"Điều mà Trung Quốc tìm kiếm ở nhiều nơi chỉ là một cánh cửa và họ muốn mở cánh cửa đó", Ned Price, người từng làm việc ở Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama nói và thêm rằng sở hữu loại vaccine chưa ai có chắc chắn là con đường mở cánh cửa cho Trung Quốc ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Fidler cho rằng trong vấn đề vaccine Covid-19, một số đồng minh thân cận nhất với Mỹ thậm chí cũng dễ đối mặt với lựa chọn khó khăn. "Trong bối cảnh Mỹ đã làm nhiều việc khiến đồng minh phật lòng, nếu bạn là Đức, bạn có nghĩ Mỹ sẽ kề vai sát cánh với mình không? Tôi không chắc lắm", ông nói.

Kịch bản Mỹ thất thế trong cuộc đua vaccine với Trung Quốc - Hình 2

Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm nơi nghiên cứu vaccine thuộc Học viện Khoa học Quân y ở Bắc Kinh hồi tháng 3. Ảnh: Xinhua.

Nếu chính quyền ông Tập có thể phát triển thành công loại vaccine an toàn và hiệu quả, sau đó phân phối trên toàn thế giới, ông có thể gặt hái được nhiều thành quả trên các lĩnh vực công nghệ cao, như 5G.

Fidler cũng lo ngại về điều sẽ xảy ra nếu WHO thấy loại vaccine của Trung Quốc tốt nhưng FDA bác bỏ. Danh tiếng của FDA, nơi từng được xem là tiêu chuẩn vàng về quy định y tế, đã bị ảnh hưởng nhiều trong đại dịch, đặc biệt là khi cơ quan này phê chuẩn việc sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để điều trị Covid-19, dưới áp lực của Trump.

Dù FDA có xem vaccine Trung Quốc là an toàn, nhiều người vẫn hoài nghi việc Trung Quốc sẽ phân phối vaccine cho Mỹ. "Tôi không chắc Trung Quốc sẽ đưa nó cho chúng tôi. Họ có rất nhiều người mua khác ngoài Mỹ. Đó là rủi ro rất lớn đối với chúng tôi", Gostin nói.

Gostin cho rằng Mỹ cũng sẽ hành động tương tự nếu phát triển vaccine thành công trước Trung Quốc. "Rất khó có khả năng Mỹ sẽ ưu tiên cho Trung Quốc trước châu Âu, châu Phi hay Mỹ Latinh, sau khi đã phân phối vaccine cho người dân. Hoặc chúng tôi có thể sử dụng nó như quân bài để đàm phán thương mại", ông nói.

Trong trường hợp Trung Quốc sẵn sàng cung cấp vaccine cho Mỹ mà không có điều kiện đi kèm, nhiều người cho rằng Washington sẽ không bắt tay với Bắc Kinh. Hồi tháng 6, tướng Gustave Perna, một trong số lãnh đạo của dự án Chiến dịch Thần tốc, nói rằng Mỹ sẽ không hợp tác với Trung Quốc về vaccine.

Giới chuyên gia cũng cho rằng dù Trump là người hay thay đổi ý kiến, rất ít khả năng ông sẽ "xoay 180 độ" để xem Trung Quốc như cứu tinh và thừa nhận phụ thuộc vào Bắc Kinh. Điều này đồng nghĩa Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực với FDA để từ chối phê chuẩn sử dụng vaccine của Trung Quốc tại Mỹ, bất kể nó an toàn hay không. Không riêng Trump, Fidler nhận định lưỡng đảng Mỹ có thể có chung quan điểm về vấn đề vaccine.

Điều này khiến Fidler cùng nhiều chuyên gia y tế khác lo ngại kịch bản khác xảy ra là Mỹ sẽ tăng tốc Chiến dịch Thần tốc và "đốt cháy giai đoạn" phê duyệt vaccine vì lý do chính trị.

Lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở. Chính trị Mỹ dường như đã tác động rất lớn đến việc phê duyệt các phương pháp điều trị Covid-19. Đầu tiên là cấp phép sử dụng hydroxychloroquine. Sau đó, FDA hồi tháng 8 đã cho phép dùng huyết tương của những người đã nhiễm Covid-19 để điều trị cho bệnh nhân, chỉ chưa đầy một tuần sau khi công bố tạm dừng biện pháp điều trị này.

Động thái của FDA diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa, và Trump cáo buộc FDA chậm phê duyệt phương pháp điều trị huyết tương để gây tổn hại triển vọng tái đắc cử của ông.

"Nếu mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh không thể lắng dịu trên lĩnh vực y tế, chúng tôi đang gặp rắc rối thực sự", Fidler cảnh báo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông BidenTổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
19:17:02 08/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Liên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyếnLiên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyến
22:09:03 08/02/2025
Lở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhấtLở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhất
22:02:04 08/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Tổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tớiTổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tới
21:58:21 08/02/2025
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngàyHai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày
13:48:20 08/02/2025

Tin đang nóng

Quan hệ bất chính với vợ người khác, trung tá công an ở An Giang bị cách chứcQuan hệ bất chính với vợ người khác, trung tá công an ở An Giang bị cách chức
20:25:36 09/02/2025
Nam sinh viên tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọNam sinh viên tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọ
21:56:47 09/02/2025
Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trịÁ hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị
20:08:03 09/02/2025
Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!
18:35:32 09/02/2025
Kim Hee Sun "lép vế" trước con gái 16 tuổi về chiều cao, netizen cảm thán: Không hổ là nhóc tì mỹ nhân đẹp nhất KbizKim Hee Sun "lép vế" trước con gái 16 tuổi về chiều cao, netizen cảm thán: Không hổ là nhóc tì mỹ nhân đẹp nhất Kbiz
19:59:57 09/02/2025
Ngoại hình bạn trai nhiếp ảnh gia của H'Hen NiêNgoại hình bạn trai nhiếp ảnh gia của H'Hen Niê
22:42:03 09/02/2025
Chu Hiếu Thiên - Thành viên trầm lặng nhất F4 giờ ra sao?Chu Hiếu Thiên - Thành viên trầm lặng nhất F4 giờ ra sao?
19:35:33 09/02/2025
Không nhận ra con gái Công Vinh - Thuỷ Tiên, tính cách thật lộ rõ qua 1 việc làmKhông nhận ra con gái Công Vinh - Thuỷ Tiên, tính cách thật lộ rõ qua 1 việc làm
20:05:15 09/02/2025

Tin mới nhất

Mối họa hàng không từ các bầy chim

Mối họa hàng không từ các bầy chim

22:04:46 09/02/2025
Những vụ máy bay va phải chim xảy ra ngày càng thường xuyên và đã gây ra không ít tai nạn chết người, khiến các nước đầu tư công nghệ ngăn chặn.
Mỹ xúc tiến tinh giản bộ máy chính quyền

Mỹ xúc tiến tinh giản bộ máy chính quyền

22:03:08 09/02/2025
Kế hoạch tinh giản bộ máy của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn được triển khai hết tốc lực bất chấp lệnh trì hoãn của tòa án và các đơn kiện của liên đoàn lao động.
Loạt diễn biến mới về xung đột Nga - Ukraine

Loạt diễn biến mới về xung đột Nga - Ukraine

21:59:49 09/02/2025
Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 6.2 thông báo nước này đã nhận được lô máy bay chiến đấu Mirage 2000 đầu tiên từ Pháp cũng như chiến đấu cơ F-16 (do Mỹ sản xuất) từ Hà Lan.
Israel tấn công Li Băng giữa lúc có lệnh ngừng bắn

Israel tấn công Li Băng giữa lúc có lệnh ngừng bắn

21:52:22 09/02/2025
IDF mô tả cuộc không kích mới là có mục tiêu và tuyên bố sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực tái vũ trang của tổ chức khủng bố Hezbollah, theo thỏa thuận ngừng bắn . Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Hezbollah.
Máy bay rơi trúng xe buýt trên đại lộ đông đúc của Brazil

Máy bay rơi trúng xe buýt trên đại lộ đông đúc của Brazil

21:46:16 09/02/2025
Trang tin G1 cho biết ít nhất 2 người trên máy bay đã thiệt mạng. Sở Cứu hỏa thành phố Sao Paulo tìm thấy 2 thi thể cháy đen bên trong máy bay.
Cảnh sát Thái Lan xin lệnh triệu tập nghị sĩ bị tố hãm hiếp du khách

Cảnh sát Thái Lan xin lệnh triệu tập nghị sĩ bị tố hãm hiếp du khách

21:43:04 09/02/2025
Hôm (7.2), Sở cảnh sát Chiang Mai cho biết đã gửi đơn kiến nghị lên Quốc hội Thái Lan với nội dung yêu cầu triệu tập một nghị sĩ để điều tra cáo buộc cưỡng bức du khách nước ngoài.
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump

Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump

21:40:39 09/02/2025
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) hôm 7.2 đã ra tuyên bố sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh cấm vận đối với cơ quan này.
Thảm kịch ở Mỹ: Trực thăng Black Hawk tắt hệ thống giám sát hành trình trước vụ tai nạn

Thảm kịch ở Mỹ: Trực thăng Black Hawk tắt hệ thống giám sát hành trình trước vụ tai nạn

21:28:35 09/02/2025
Hệ thống giám sát hành trình của trực thăng Black Hawk của Lục quân Mỹ đã bị tắt trước khi va chạm với chuyến bay của Hãng hàng không American Airlines đêm 29.1 khiến 67 người trên cả hai máy bay tử vong, theo Thượng nghị sĩ Ted Cruz.
Khu vực lớn trước biến động lớn

Khu vực lớn trước biến động lớn

21:22:05 09/02/2025
Tất cả những diễn biến gần đây đều báo hiệu khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh đang đứng trước nhiều biến động lớn về chính trị an ninh.
Tỉ phú Gates ra sức bảo vệ USAID, ông Trump định giữ lại 8 người ở châu Á?

Tỉ phú Gates ra sức bảo vệ USAID, ông Trump định giữ lại 8 người ở châu Á?

21:20:11 09/02/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch giữ lại chưa tới 300 người trong tổng số hơn 10.000 nhân viên trên toàn thế giới của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), theo Reuters.
Máy bay trinh sát rơi ở Philippines, Mỹ giữ kín tên của quân nhân tử nạn

Máy bay trinh sát rơi ở Philippines, Mỹ giữ kín tên của quân nhân tử nạn

21:13:49 09/02/2025
Một chiếc máy bay do quân đội Mỹ thuê đã rơi xuống một cánh đồng ở miền nam Philippines hôm 6.2, khiến 1 quân nhân Mỹ và 3 nhà thầu quốc phòng thiệt mạng.
Sẽ ra sao nếu thương chiến kéo dài?

Sẽ ra sao nếu thương chiến kéo dài?

21:09:36 09/02/2025
Giới chuyên gia kinh tế đã nhanh chóng phân tích tác động của nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, xuất phát từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Có thể bạn quan tâm

Đèn Âm Hồn: Phim tôn vinh văn hóa Việt lại đi đạo nhái loạt bom tấn nước ngoài

Đèn Âm Hồn: Phim tôn vinh văn hóa Việt lại đi đạo nhái loạt bom tấn nước ngoài

Phim việt

23:36:06 09/02/2025
Tuy có ý tưởng mới lạ lấy từ Chuyện Người Con Gái Nam Xương, bộ phim lại gây thất vọng bởi nội dung rời rạc, cóp nhặt từ nhiều tác phẩm kinh dị ăn khách khác và yếu tố diễn xuất thảm họa.
2 chị đẹp hôn nhau trong bồn tắm làm điên đảo MXH: Netizen gào thét vì chemistry tràn ngập màn hình

2 chị đẹp hôn nhau trong bồn tắm làm điên đảo MXH: Netizen gào thét vì chemistry tràn ngập màn hình

Phim châu á

23:29:00 09/02/2025
Mới đây, một fanpage lớn về giải trí Hàn Quốc đã chia sẻ cảnh hôn của Hyeri và Jung Soo Bin trong bộ phim Friendly Rivalry.
Vũ Cát Tường viết tâm thư công khai vợ tương lai, gia thế lần đầu hé lộ qua chi tiết này

Vũ Cát Tường viết tâm thư công khai vợ tương lai, gia thế lần đầu hé lộ qua chi tiết này

Sao việt

23:25:37 09/02/2025
Mới đây, Vũ Cát Tường bất ngờ viết tâm thư dài, dành những lời ngọt ngào cho Bí đỏ trước 3 ngày chính thức thành đôi.
Phát hiện dàn sao đáp máy bay đến Hải Nam ghi hình Tỷ Tỷ Đạp Gió, đại diện Việt Nam là ai mà gây bất ngờ?

Phát hiện dàn sao đáp máy bay đến Hải Nam ghi hình Tỷ Tỷ Đạp Gió, đại diện Việt Nam là ai mà gây bất ngờ?

Tv show

23:22:31 09/02/2025
Vào ngày 9/2, danh sách các chị đẹp tham gia show Tỷ Tỷ Đạp Gió Rẽ Sóng 2025 đã được blogger công bố, nhanh chóng leo lên vị trí No.1 hot search Weibo.
Khoảnh khắc nghi Huỳnh Hiểu Minh hàn gắn với hot girl đang mang bầu, làm 1 việc đặc biệt cho đứa con sắp chào đời

Khoảnh khắc nghi Huỳnh Hiểu Minh hàn gắn với hot girl đang mang bầu, làm 1 việc đặc biệt cho đứa con sắp chào đời

Sao châu á

23:16:12 09/02/2025
Mối quan hệ của Huỳnh Hiểu Minh và Diệp Kha luôn nhận được sự quan tâm lớn, nhất là khi họ sắp đón con chung chào đời.
Kanye West - Bianca Censori: Cặp đôi lắm ồn ào

Kanye West - Bianca Censori: Cặp đôi lắm ồn ào

Sao âu mỹ

22:53:23 09/02/2025
Trong hơn 2 năm gắn bó, Kanye West - Bianca Censori liên tục xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội với những hành động gây tranh cãi.
Văn Thanh công khai ảnh được bạn gái hôn thắm thiết

Văn Thanh công khai ảnh được bạn gái hôn thắm thiết

Sao thể thao

22:48:00 09/02/2025
Mới đây, trên trang tiktok chính chủ, Văn Thanh gây chú ý khi đăng tải một đoạn clip kèm bài hát về tình yêu của ca sĩ Erik như cách thể hiện tình cảm với bạn gái Bích Hạnh nhân dịp lễ tình nhân sắp đến.
Oscar 2025 bị đảo lộn sau bê bối của nữ diễn viên chuyển giới

Oscar 2025 bị đảo lộn sau bê bối của nữ diễn viên chuyển giới

Hậu trường phim

22:15:55 09/02/2025
Chỉ chưa đầy 2 tuần kể từ ngày công bố đề cử, cuộc đua đến tượng vàng Oscar 2025 đã chứng kiến một bước ngoặt lớn.
Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Netizen

22:08:13 09/02/2025
Một người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình sau khi lên mạng tìm kiếm mẹo dọn dẹp nhà cửa vì nhận thấy nhiều đồ vật trong nhà đổi màu một cách bí ẩn.
Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Lạ vui

21:25:44 09/02/2025
Hôm (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở vườn nhà ngoại ô Sydney, thành phố đông dân nhất xứ sở chuột túi.
Nga: Cáp ngầm của công ty Rostelecom dưới biển Baltic bị hư hại

Nga: Cáp ngầm của công ty Rostelecom dưới biển Baltic bị hư hại

21:07:32 09/02/2025
Rostelecom nhấn mạnh vụ việc này "có tác động từ bên ngoài". Các khách hàng của công ty không bị ảnh hưởng. Hiện công tác khắc phục đoạn cáp hỏng đang được tiến hành.