ABBANK tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro qua khung quản trị dữ liệu
Dự án tư vấn xây dựng khung quản trị dữ liệu giúp ABBANK đánh giá, xây dựng khung quản trị dữ liệu một cách toàn diện và chặt chẽ, tạo nền tảng vững chắc trong việc tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro.
Giao dịch tại ABBANK. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Sau 6 tháng triển khai, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) đã tổ chức lể tổng kết Dự án tư vấn xây dựng khung quản trị dữ liệu và chính thức đưa vào vận hành với sự hỗ trợ tư vấn từ Công ty trách nhiệm hữu hạn PwC Việt Nam (PwC) nhằm giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro trong kinh doanh dài hạn.
Theo đó, Dự án tư vấn xây dựng khung quản trị dữ liệu giúp ABBANK đánh giá, xây dựng khung quản trị dữ liệu một cách toàn diện và chặt chẽ, tạo nền tảng vững chắc trong việc tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro. Dự án cũng hỗ trợ ngân hàng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng số và tuân thủ các chuẩn mực quản trị dữ liệu, quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới.
[ABBANK đưa vào vận hành hệ thống tính toán tài sản có rủi ro]
Trong quá trình triển khai dự án, ABBANK và PwC đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng như: Thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị dữ liệu theo thông lệ tiên tiến; văn bản hóa chính sách và quy trình quản trị dữ liệu; xác định công cụ, phương thức và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dữ liệu; lan tỏa văn hóa quản trị dữ liệu trên toàn ngân hàng…
Video đang HOT
Đây là tiền đề vững chắc để ABBANK quản lý hệ thống dữ liệu, giúp ABBANK thực hiện mục tiêu định hướng chiến lược về mở rộng thị phần mảng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; thúc đẩy phát triển ngân hàng số; chuẩn hóa dữ liệu và cải thiện chất lượng dữ liệu nhằm nâng cao năng lực hoạt động ngân hàng.
Trước những giá trị nhận được khi triển khai dự án, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBANK nhận định: “Dự án tư vấn xây dựng khung quản trị dữ liệu được triển khai thành công đảm bảo cả về mặt tiến độ lẫn chất lượng có một vai trò quan trọng trong việc giúp ABBANK đạt được những mục tiêu đã đặt ra cho dự án, cũng như giảm thiểu các chi phí phát sinh. Khung quản trị dữ liệu sẽ là một công cụ hiệu quả cho lộ trình phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn hệ sinh thái quản trị dữ liệu của ABBANK, cho sự hình thành và vận hành một văn hóa làm việc mà tại đó dữ liệu được xem là tài sản nòng cốt”./.
Theo Thúy Hà (Vietnam )
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2020?
Dựa trên bảng biểu lãi suất của gần 30 ngân hàng thương mại, mức lãi suất tiền gửi hiện nay là 8,5%/năm. Ngôi vị "quán quân" về lãi suất huy động đã "đổi chủ", hiện tại ngân hàng Bản Việt "vượt" SCB dẫn đầu về lãi suất tiền gửi.
So với đầu tháng 2/2020. lãi suất tiết kiệm cao nhất tại các ngân hàng đã giảm 0,05 điểm phần trăm. Trong tháng 2/2020, SCB là quán quân lãi suất huy động tại kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng... với mức lãi suất niêm yết lên tới 8,55%/năm.
Ngoài ra, các ngân hàng khác cũng ghi nhận mức lãi suất tiền gửi cao nhất từ 8%/năm gồm: Eximbank, NCB (8,4%), ABBank (8,3%/năm); VietBank, OCB, Kienlongbank và Sacombank (8%/năm).
Ngân hàng Bản Việt hiện đang có mức lãi suất cao nhất
Lãi suất huy động cao nhất 8,5%/năm, ngôi vị quán quân đổi chủ
Ngân hàng Bắc Á "rớt" khỏi nhóm ngân hàng có lãi suất cao nhất trên 8% trong tháng 3. Hiện mức lãi suất cao nhất tại Bac A Bank thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với đầu tháng 2 và đứng ở mức 7,9%/năm đối với các kỳ hạn 13 tháng trở lên.
Đối với lãi suất huy động ngắn hạn kỳ hạn dưới 6 tháng được niêm yết phổ biến ở mức 5%/năm - bằng trần lãi suất ngắn hạn của quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Duy chỉ có một số ngân hàng thương mại niêm yết thấp hơn từ 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm như ABbank, Vietcapital, PVcombank, SHB và 4 ông lớn ngân hàng quốc doanh là Agribank, Vietcombank, Vietinbank và Agribank. So với tháng 2/2020, mức lãi suất tiết kiệm của kỳ hạn dưới 6 tháng của các ngân hàng được giữ tương đối ổn định.
Đối với kỳ hạn 6 tháng, NCB là quán quân lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất lên tới 7,6% năm. Đứng vị trí tiếp theo là Bac A Bank (7,55%/năm); Vietbank (7,5%/năm).
Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại khối ngân hàng quốc doanh chỉ ở mức 5,3%/năm.
Trong tháng 2/2020, lãi suất cao nhất kỳ hạn 6 tháng được áp dụng tại Bac A Bank là 7,7%/năm khi nhận lãi cuối kì, bằng với mức lãi suất tiết kiệm kì 12 tháng nhận lãi hàng tháng.
Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất huy động tại khối NHTM cổ phần và 4 "ông lớn" quốc doanh lên tới 2,3%/năm, giữa kỳ hạn 6 tháng và dưới 6 tháng lên tới 2,6%/năm.
Nếu so với mức lãi suất cao nhất kỳ hạn 6 tháng trong tháng 2/2020, lãi suất huy động ngân hàng kỳ hạn này đã giảm 0,1 điểm phần trăm.
Ngược lại, tại kỳ hạn 12 tháng, NCB cũng là ngân hàng duy nhất đang có mức lãi suất huy động lên tới 8,1%/năm, tăng 0,1 điểm phần trăm so với mức lãi suất huy động cao nhất đối với kỳ hạn này trong tháng 2/2020.
Bảo Linh
Theo vietq.vn
Nhiều tiền mặt nên gửi ngân hàng nào lãi cao? Trong khi lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng được các ngân hàng niêm yết ở mức 5%/năm, nhiều ngân hàng đang niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 6 hoặc 12 tháng trên 7%, thậm chí 8%. Thị trường tài chính thế giới và trong nước đang biến động mạnh khi chứng khoán liên tục giảm giá còn vàng vượt...