Ả Rập Saudi xây siêu đô thị 500 tỷ USD, lớn hơn New York 33 lần
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tuyên bố, siêu đô thị mang tên NEOM trị giá 500 tỷ USD, rộng 26.500 km2 sẽ là một thành phố cực hiện đại, tích hợp những tiện nghi chưa từng có.
Ả Rập Saudi dự kiến chi 500 tỷ USD để xây dựng siêu đô thị NEOM lớn gấp 33 lần New York.
Phát biểu tại thủ đô Riyadh, Thái tử Mohammed bin Salman cho biết, siêu đô thị NEOM sẽ được xây dựng trên lãnh thổ Ả Rập Saudi, kéo dài sang cả Ai Cập và Jordan.
“NEOM sẽ tập trung vào 9 lĩnh vực đầu tư chuyên biệt và các điều kiện sống sẽ thúc đẩy tương lai của nền văn minh”, Thái từ Mohammed bin Salman nhấn mạnh.
Trong khi đó, Quỹ Đầu tư Công (PIF) của Ả Rập Saudi tuyên bố: “NEOM được sinh ra từ tham vọng cải cách và biến đổi nền kinh tế đất nước mang tên Tầm nhìn 2030 của Ả Rập Saudi. Đất nước sẽ được hướng phát triển theo một mô hình tiên phong và thịnh vượng trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống”
Dự án siêu đô thị ước tính sẽ tiêu tốn hơn 500 tỷ USD. Nguồn vốn được hỗ trợ từ chính phủ, quỹ đầu tư quốc gia và từ sự đóng góp của các nhà đầu tư quốc tế. Hiện, một số nhà đầu nước ngoài như Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank (SFTBF) và Stephen Schwarzman – Giám đốc điều hành Blackstone, tỏ ra hào hứng với kế hoạch này.
Thái tử Mohammed bin Salman tuyên bố, NEOM “không dành cho những người hay công ty thông thường”.
Tuy nhiên, siêu đô thị NEOM sẽ không “mở cửa” chào đón tất cả mọi người.
Với tổng diện tích 26.500 km2, NEOM lớn hơn New York 33 lần. Một cây cầu sẽ được xây dựng bắc qua Biển Đỏ sẽ được xây dựng để kết nối siêu đô thị với Ai Cập và phần còn lại của châu Phi.
Video đang HOT
NEOM được thiết kế để hoạt động hoàn toàn nhờ năng lượng tái tạo, đồng thời sử dụng công nghệ lái xe tự động và máy bay chở người không người lái, cùng với internet không dây tốc độ cao miễn phí.
“Tất cả các dịch vụ và quy trình vận hành NEOM sẽ tự động hóa 100%, với mục tiêu trở thành điểm đến hiệu quả nhất trên thế giới”, Quỹ đầu tư công Ả Rập Saudi nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, NEOM sẽ được hoàn thiện toàn bộ trước khi đưa vào sử dụng.
Trong một đoạn video quảng bá được công bố hôm 24.10, cuộc sống ở NEOM được mô tả là chưa từng thấy ở bất kỳ thành phố nào trên khắp Ả Rập Saudi – nơi mà phụ nữ có thể chạy bộ ở nơi công cộng, làm việc cùng với nam giới và chơi nhạc cụ trong ban nhạc.
Theo Bloomberg, Thái tử Ả Rập Saudi còn hướng đến mục tiêu biến hàng trăm km bờ biển Đỏ thành điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới bán tự trị và chịu sự điều chỉnh của pháp luật “ngang tầm với các tiêu chuẩn quốc tế”.
Vị Thái tử 33 tuổi cũng tiết lộ NEOM sẽ hoạt động độc lập với “khuôn khổ chính phủ hiện nay”.
Bình luận về dự án NEOM, ông Steffen Hertog, giáo sư Trường Kinh tế London chia sẻ, có vẻ Ả Rập Saudi như muốn mô phỏng lại khái niệm “khu vực tự do” mà Dubai đã đi tiên phong. Ở Dubai, người dân không chỉ được hưởng các đặc quyền như miễn thuế, mà còn có quy định và luật lệ riêng, hoạt động tách biệt với các chính phủ khác.
Ông Hertog chỉ ra, mô hình này được thực thi tốt ở Dubai, nhưng chưa có dự án tương tự nào trong khu vực đạt được thành công như vậy, đây cũng chính là thách thức đối với NEOM.
Theo Danviet
Cuộc "tiếm ngôi" trong đêm phế bỏ thái tử Ả Rập Saudi
Vào một đêm tháng 6.2017, thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Nayef bị triệu tập đến cung điện ở Mecca, buộc phải nhường quyền kế thừa vương vị cho phó thái tử Mohammed bin Salman, con trai quốc vương Salman.
Tân thái tử Mohammed bin Salman, con trai quốc vương Saudi Arabia.
Chi tiết cuộc lật đổ thái tử Mohammed bin Nayef quốc vương Ả Rập Saudi mới đây đã được hé lộ trên tờ New York Times (Mỹ). Đây được cho là kế hoạch mà Quốc vương Salman bin Abdulaziz đã chuẩn bị ngay từ khi lên nắm quyền năm 2015.
Đêm ngày 21.6, thái tử Mohammed bin Nayef bất ngờ được triệu tập đến gặp Quốc vương Salman bin Abdulaziz, tại tầng 4 của cung điện hoàng gia ở thánh địa Mecca, quan chức Mỹ giấu tên nói.
Đó là những ngày cuối tháng Ramadan, tháng Hồi tháng linh thiêng. Thời điểm các thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi đều tập trung ở Mecca trước khi ra nước ngoài du lịch. Đây được coi là thời cơ chín muồi để, tương tự như một cuộc đảo chính vào dịp Giáng sinh đối với người phương Tây.
Thái tử Mohammed bin Nayef ngay sau đó được đưa đến một căn phòng, nơi ông bị tước điện thoại. Thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi hối thúc ông từ bỏ vị trí thái tử và chức vụ Bộ trưởng Nội vụ.
Ban đầu thái tử từ chối. Nhưng đó là một đêm thức trắng ác mộng với một người 57 tuổi bị tiểu đường và sức khỏe ngày càng xấu đi sau vụ ám sát hụt năm 2009.
Quốc vương Salman xuất hiện, nói: "Ta muốn cháu từ bỏ chức vị, vì cháu không nghe lời khuyên trong việc điều trị việc nghiện thuốc, để nó ảnh hưởng tới các quyết định của cháu".
Hình ảnh con trai quốc vương Salman hôn lên tay thái tử Mohammed bin Nayef khi ông này quyết định từ bỏ quyền kế vị.
Đồng thời, các thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi cũng nhận được thông báo về tình trạng nghiện thuốc giảm đau của thái tử, để đi đến kết luận rằng thái tử không thể làm vua.
"Đó là cú sốc lớn. Đây chính là cuộc đảo chính. Thái tử đã không kịp chuẩn bị điều gì", quan chức Mỹ giấu tên nói.
"Vì tình trạng sức khỏe mà chúng ta đều biết, cậu ấy nên từ bỏ chức vụ và Mohammed bin Salman được chỉ định là người thay thế", Quốc vương gửi thông điệp đến Hội đồng Tận trung.
Đến rạng sáng, thái tử Mohammed bin Nayef chấp nhận từ bỏ quyền thừa kế ngôi vương. Nhường lại vai trò này cho phó thái tử và cũng là con trai quốc vương Salman.
Đồng thời, sứ giả của được điều đến nhà các thành viên thuộc Hội đồng Tận trung, cơ quan phụ trách việc bổ nhiệm và phế truất thái tử, để thu thập chữ ký. Kết quả là 31/34 người đồng ý phế truất Thái tử Mohammed bin Nayef và đưa phó thái tử thay thế.
Trong đoạn video được hoàng gia Ả Rập Saudi công bố, phó thái tử Mohammed bin Salman bước vào phòng và hôn lên tay của thái tử Mohammed bin Nayef.
Tân thái tử Mohammed bin Salman gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Chúng ta sẽ không bao giờ quên lời khuyên và chỉ dẫn của chú", hoàng tử trẻ nói. "Chúc may mắn. Mong Thánh Allah phù hộ", thái tử Mohammed bin Nayef đáp lời.
Mohammed bin Nayef rời Mecca đến cung điện của mình ở thành phố cảng Jiđa. Ông được cho là vẫn ở lại đây và không được phép rời đất nước.
Thông tin này được quan chức Mỹ thảo luận tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Donald Trump vì lo ngại khả năng tướng tình báo Abdulaziz al-Huwairini, người phụ trách việc trao đổi thông tin với phía Mỹ cũng bị sa thải.
Trên thực tế, Abdulaziz al-Huwairini đã nhanh chóng cam kết trung thành với tân thái tử Mohammed bin Salman nên vẫn được giữ chức vụ. Vị trí Bộ trưởng Nội vụ thì được thay thế bằng một hoàng tử khác có mối quan hệ gần gũi với tân thái tử.
Theo New York Times, việc quốc vương Salman và tân thái tử không xuất hiện trong hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua ở Hamburg, Đức đã củng cố khả năng có xảy ra biến động ở Ả Rập Saudi.
Các nhà phân tích nói gia đình hoàng gia không muốn ra nước ngoài lúc này để duy trì ổn định trong nước cũng như vấn đề căng thẳng với Qatar.
Theo Danviet
Ả Rập Saudi giam lỏng thái tử bị phế truất? Thái tử bị phế truất của vương quốc Ả Rập Saudi được cho là bị giam lỏng ở cung điện Jeddah và không được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Không chỉ bị phế truất, hoàng tử Mohammed bin Nayef còn không được nắm bất cứ vị trí nào trong chính phủ Ả Rập Saudi. Mohammed bin Nayef, 57 tuổi, đã bị phế...