a dạng hình thức giáo dục đạo đức, lối sống
ạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên (HS, SV) đang là vấn đề nhức nhối với các gia đình, nhà trường và xã hội . Các vụ việc liên quan các biểu hiện, hành vi vi phạm đạo đức, thiếu chuẩn mực đạo đức của giới trẻ gia tăng đáng kể.
Giờ học trải nghiệm của học sinh Trường THPT Thái Phiên, quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng).
Tình trạng HS, SV có suy nghĩ, hành động lệch lạc diễn ra phổ biến. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức , lối sống cho HS, SV.
Thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội đồng giáo dục Trường THPT inh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, phương pháp giáo dục đạo đức không chỉ phụ thuộc vào đối tượng mà còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cả tấm lòng, ý chí quyết tâm của nhà sư phạm trong quá trình lựa chọn phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo . Phương pháp xuyên suốt trong quá trình giáo dục học sinh của trường là sự tôn trọng, tin tưởng học sinh và tạo động lực để học sinh rèn luyện, phấn đấu, hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng kiên trì chấp nhận những mặt yếu kém của học sinh, khích lệ các em tiến bộ. ể giáo dục đạo đức cho những học sinh vốn bị coi là “khó bảo”, trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động nhằm khơi dậy phần “thiện” trong các em.
Công tác tư vấn được chú trọng triển khai ngay sau khi thành lập trường (năm 1989) bằng cách thành lập văn phòng tư vấn. Các cán bộ tư vấn tâm lý tham gia các hoạt động tập thể cùng học sinh để một mặt tạo sự gần gũi và phát hiện những vấn đề về tâm lý của các em, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp hỗ trợ, giáo dục.
TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HQT hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, để xảy ra thực trạng HS, SV sa sút đạo đức, là do các trường xem nhẹ việc dạy người, mà chủ yếu tập trung dạy chữ, chạy theo bệnh thành tích thi cử, điểm số. Mặt khác, phương pháp giáo dục về đạo đức, lối sống với HS, SV cũng cần có sự thay đổi và đa dạng các hình thức giáo dục. Thực tế cho thấy, giáo dục đạo đức nếu chỉ thông qua môn học ạo đức, Giáo dục công dân, một số quy định, quy tắc và phương pháp là giáo huấn, dạy bảo thì không đạt được mong muốn dạy học sinh nên người. Việc giáo dục đạo đức phải nằm trong hoạt động giáo dục chung của nhà trường, quán triệt trong tất cả các bộ môn, hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp, sinh hoạt, chào cờ…
Video đang HOT
Trong khi đó, theo giảng viên ào ức Doãn (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), trong nhiều năm qua, chương trình môn Giáo dục công dân chưa gắn với đời sống tuổi trẻ. Phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng phổ biến vẫn là dạy học truyền thống, ít gắn với thực tiễn cuộc sống, nặng về giáo dục giá trị đạo đức mà chưa chú trọng giáo dục hành vi đạo đức, kỹ năng sống. Nhiều giáo viên chưa cập nhật được những thông tin mang tính thời sự vào bài giảng cho nên mới dừng ở truyền thụ kiến thức lý thuyết trên lớp, lệ thuộc sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn; thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục, học trải nghiệm…
ể đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức, giáo viên cần được bồi dưỡng, trau dồi trình độ nghiệp vụ sư phạm để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phân tích, khai thác các thông tin, xử lý các tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống, gần gũi với học sinh để các bài học có sức hấp dẫn, nhẹ nhàng, hiệu quả. áng chú ý, trách nhiệm, vai trò của gia đình trong giáo dục, chia sẻ, động viên con cái. Nếu gia đình không quan tâm giáo dục con cái để sống có trách nhiệm, lễ phép thì lỗi đó thuộc về cha, mẹ người học và các thành viên trong gia đình.
Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác HS, SV, Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) Bùi Văn Linh cho biết, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của HS, SV là do công tác giáo dục đạo đức, lối sống chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa sâu sát, quyết liệt; chưa phát huy tốt vai trò của cán bộ, nhà giáo, HS, SV, phụ huynh, các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội và chính quyền địa phương trong quản lý các nhà trường. Vẫn còn một số thầy, cô giáo chưa thực sự là tấm gương về đạo đức, lối sống; nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống chậm đổi mới, chưa phù hợp thực tiễn…
Vì vậy, đầu năm học 2019-2020, Bộ GD và T yêu cầu các sở GD và T, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV; tổ chức đánh giá, tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/Q-TTg ngày 28-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020″. Ngành giáo dục cũng xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV; tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống.
MAI MAI
Theo Nhân dân
Trách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành giáo dục đề ra trong năm học 2019-2020 là tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (HSSV).
Muốn làm được điều đó, trước hết cần xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều vấn đề cần sự chung tay và trách nhiệm của cả xã hội.
Những con số không vui
Theo thống kê được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đưa ra, trong 5 năm gần đây đã xảy ra hơn 8.000 vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến người có độ tuổi dưới 22. Trong đó, các hành vi gây rối trật tự công công là hơn 900 vụ, tội phạm ma túy hơn 300 vụ, trộm cắp, cướp tài sản hơn 6.000 vụ... trong số đó, có cả HSSV. Thậm chí, còn có tình trạng học sinh gây gổ, xích mích với chính thầy, cô giáo của mình. Điều lo ngại hơn là bạo lực học đường trong thanh niên nói chung, HSSV nói riêng không còn đơn thuần là hành vi gây rối, xích mích, mà đang có biểu hiện trở thành một hiện tượng xã hội đáng báo động.
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) sinh hoạt văn nghệ.
Nguyên nhân gây ra lo ngại về những tác động xấu đến học đường lại xuất phát từ những việc tưởng rất nhỏ, như: Có khoảng 24% số vụ đánh nhau trong trường học chỉ vì học sinh không ưa nhau; vì bị khiêu khích chiếm 16%; vì lý do xích mích tình cảm là 13,3%; do người khác nhờ đánh là 20% hoặc lý do "thích thì đánh" chiếm 12%...
Bạo lực học đường được cho mới chỉ là phần bề nổi đáng lo ngại hiện nay. Phần "tảng băng chìm" chính là sự xuất hiện những xu hướng văn hóa không lạnh mạnh đã len lỏi trong HSSV, đặc biệt là những tác động nguy hại từ mạng xã hội. Hiện tượng lôi kéo, kích động HSSV tham gia các hoạt động phản cảm, thiếu văn hóa đã xuất hiện. Thậm chí có sinh viên bị các thế lực thù địch lợi dụng, đưa ra những quan điểm, phát ngôn bịa đặt, gây thù ghét, phản cảm, bất an trong dư luận và trên mạng xã hội.
Cần sự chung tay của toàn xã hội
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và công tác HSSV (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: "Trách nhiệm chính là của ngành giáo dục. Tuy nhiên, ngành cũng mong muốn nhận được sự chung tay chia sẻ của cộng đồng xã hội, các tổ chức đoàn thể, cơ quan, ban, ngành chức năng và chính quyền các địa phương".
Môi trường học đường là tổng hòa các yếu tố cấu thành nên mối quan hệ xã hội để bảo đảm hoạt động giáo dục, đào tạo cả bên trong và bên ngoài trường học. Trong đó, đối tượng trực tiếp được tiếp nhận, thụ hưởng từ môi trường này là HSSV. Tại đây, sẽ có các mối quan hệ đan xen giữa học sinh với giáo viên; học sinh với phụ huynh của mình và học sinh đối với xã hội... PGS, TS. Nguyễn Dục Quang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho rằng: "Phát triển văn hóa học đường là yếu tố rất cơ bản để giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV và phòng, chống tệ nạn trong học đường. Tuy nhiên, muốn hình thành được văn hóa học đường lại phải có sự ảnh hưởng ba bên, từ gia đình, nhà trường và xã hội. Ba yếu tố này phải luôn hỗ trợ, kết hợp lẫn nhau".
Sự phối hợp đó cũng đã được thực chứng trong công tác phối hợp xây dựng môi trường học đường tại các cơ sở giáo dục địa phương. Ông Phạm Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) chia sẻ: "Văn hóa ứng xử trong trường học diễn ra ở mọi hoạt động của nhà trường và cá nhân liên quan". Cũng vì vậy, theo ông, để xây dựng môi trường văn hóa học đường cần cả hệ thống chính trị vào cuộc. Chính vì xác định điều đó, nhiều năm nay Trường THCS Lập Lễ đã thực hiện tốt công tác phối hợp với địa phương để bảo đảm an ninh, an toàn trong và ngoài trường học; phối hợp với hội đồng đội địa phương trong giáo dục đạo đức, lối sống cho các em; huy động cha mẹ học sinh xây dựng văn hóa ứng xử mẫu mực để làm gương cho học sinh... Những điều đó đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh ở ngôi trường này.
Việc phát huy tốt vai trò của nhà trường là trung tâm để kết nối, vận động gia đình, xã hội cùng chung tay tham gia xây dựng môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai thực hiện. Ông Bùi Văn Linh khẳng định: "Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đã phát động các phong trào thi đua, như: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"... Trong đó, chú trọng vào văn hóa ứng xử trong cán bộ, nhà giáo, nhân viên, HSSV. Cùng với các giải pháp về quản lý nhà nước và tinh thần chia sẻ trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương sẽ góp phần tạo ra một môi trường giáo dục tốt".
Bài và ảnh: MINH ANH
Theo QĐND
Xây dựng mô hình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV Sáng nay, (13/9) tại Đà Nẵng, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ GD&ĐT) tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV. Hội thảo đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình phối hợp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
Tin nổi bật
23:31:12 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025