9X Việt trúng tuyển tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới sau 80 đơn xin việc
Để trở thành chuyên viên tư vấn dự án của tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới Allianz Group (Đức), Nguyễn Tuấn Anh đã trải qua 80 lần gửi đơn xin việc trong hơn 3 năm.
Nguyễn Tuấn Anh, chàng trai Việt tài năng tại Đức – NVCC
Trước khi vào làm việc cho tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới Allianz Group, Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi) tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Vào năm 2017, Tuấn Anh theo đuổi chương trình thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển và nghiên cứu quốc tế tại ĐH Friedrich Alexander, Đức.
Tuấn Anh cho biết con đường anh chọn không trải sẵn hoa hồng. Với mong muốn tìm kiếm công việc làm thêm để trải nghiệm cuộc sống và trau dồi thêm kinh nghiệm ở Đức, trong hai năm đầu học thạc sĩ, Tuấn Anh đã tìm kiếm cơ hội và ứng tuyển vào các công ty lớn như Adidas, Datev ở TP.Nuernberg.
Sau 50 lần gửi đơn xin việc, Tuấn Anh chỉ nhận lại đúng 2 lần mời phỏng vấn và kết quả cũng không tốt bất kể được đánh giá có đủ chuyên môn. Đáng chú ý là Tuấn Anh nỗ lực xin việc làm trong bối cảnh nước Đức và thế giới rơi vào khủng hoảng vì đại dịch Covid-19.
Tuấn Anh cùng sinh viên Việt Nam tại Đức – ẢNH NVCC
Video đang HOT
Dù vậy, chàng trai này không bỏ cuộc, tiếp tục tìm hiểu kỹ lưỡng về những kỹ năng tuyển dụng và trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng. Tuấn Anh quyết định đợi đến khi hoàn thành các môn học mới tiếp tục nộp hồ sơ xin việc.
“Tôi nhớ những lần bị từ chối với lý do quen thuộc như: “Chúng tôi đã tìm được ứng viên phù hợp hơn”. Điều đó thực sự rất đáng sợ. Dù vậy, những thất bại đã khiến tôi dành thời gian nhìn nhận lại chính mình để xác định bản thân thực sự chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng ở chỗ nào”, Tuấn Anh nói.
Sau đó, Tuấn Anh tìm đến những thành phố lớn hơn của Đức như Frankfurt, Berlin, Munich, nộp hơn 30 đơn xin việc trong 2 tháng liên tiếp. Vào tháng 7.2020, Tuấn Anh đã ứng tuyển vào tập đoàn Allianz Group, trụ sở ở TP.Munich và được nhận vào làm thực tập sinh. Sau 3 tháng không ngừng phấn đấu, đến tháng 11.2020, anh chính thức trở thành chuyên viên của tập đoàn và cũng là một trong số ít người Việt đang làm việc tại đây.
Tuấn Anh tại hoạt động của Hội sinh viên Việt Nam tại Đức – ẢNH NVCC
Allianz Group là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới với các mảng hoạt động chính gồm bảo hiểm, đầu tư, quản lý quỹ với hơn 140.000 nhân viên đến từ hơn 70 quốc gia. “Hiện có khoảng 500 người ở nơi tôi làm việc Allianz Consulting (một nhánh của Allianz Group). Tôi chỉ biết ngoài tôi còn một chị nữa là người Việt”, chàng trai này chia sẻ.
Theo Tuấn Anh, khi ứng tuyển vào những tập đoàn lớn, các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ về công ty và yêu cầu của họ để chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Bên cạnh đó, người xin việc cần trau dồi rất nhiều kỹ năng, từ trả lời những câu hỏi thường gặp cho đến giới thiệu bản thân trong thời gian ngắn, cách giữ giao tiếp bằng mắt cũng như cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng ở cuối buổi phỏng vấn.
Ngoài ra, chàng trai trúng tuyển tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới sau 80 đơn xin việc còn là trưởng ban tài chính Hội sinh viên Việt Nam tại Đức.
Học cao đẳng có lo cảnh trầy trật đi xin việc?
Biết khả năng của bản thân khó đỗ vào các trường đại học, nhiều thí sinh quan tâm tới cánh cửa khác là học cao đẳng.
Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, những năm xét tuyển gần đây, cách nhìn nhận của thí sinh về chương trình đào tạo hệ cao đẳng có nhiều thay đổi theo hướng các em quan tâm, tìm hiểu và lựa chọn nhiều hơn.
Ông Nguyễn Tiến Đông, đại diện trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội khẳng định rằng cơ hội việc làm của sinh viên trường cao đẳng rất cao.
Điển hình như vừa qua Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội (HNET) đã ký thoả thuận hợp tác với 6 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục, công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ... để hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập và xin việc sau khi ra trường.
"Có một thực tế là tâm lý nhiều phụ huynh vẫn "sính" đại học, nghi ngại rằng học cao đẳng liệu ra trường có làm được việc không khi mà sinh viên tốt nghiệp đại học còn đang gặp khó. Trong thực tế tại HNET, sinh viên cao đẳng đang được trao cho cơ hội học tập năng động, thực tiễn hơn, thời gian rút gọn hơn và sớm vào nghề hơn.
Sau khi ra trường các em có thể lựa chọn đi làm một vài năm để củng cố kinh nghiệm hoặc vừa làm vừa học liên thông nhận bằng đại học. Kết thúc chương trình đại học, các em vừa có bằng cấp, vừa có 2 - 3 năm kinh nghiệm để ứng tuyển vào các công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, cơ hội việc làm lớn" - ông Đông nói.
Đặc biệt, tại HNET, ngay từ năm thứ 2, sinh viên đã có đủ kiến thức chuyên ngành để có thể trở thành thực tập viên, cộng tác viên bán thời gian cho nhiều doanh nghiệp.
Hơn thế, các doanh nghiệp đối tác của HNET sẽ hỗ trợ đào tạo tại chỗ cho sinh viên trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Như vậy sau khi tốt nghiệp 3 năm chương trình cao đẳng, sinh viên hoàn toàn có thể đã có từ 1-2 năm kinh nghiệm thực tế và nhiều sinh viên được doanh nghiệp mời về chứ không cần trầy trật xin việc.
Còn TS Phạm Xuân Khánh - đại diện trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cho biết, theo thống kê của nhà trường thì năm học 2019- 2020 có đến 100% học sinh, sinh viên đều được nhà trường giới thiệu việc làm. Nhiều sinh viên có những lựa chọn công việc với mức lương hấp dẫn, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến cao.
Đến nay, hơn 85% sinh viên đã có việc làm trước khi tốt nghiệp vì khi đi thực tập đã được doanh nghiệp nhận luôn và 96% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp 3 tháng. Trong đó, nhiều ngành đạt tỷ lệ cao như: Chăm sóc sắc đẹp, thiết kế tóc 100%; Công nghệ hàn, Chế tạo thiết bị cơ khí 100%; Thiết kế đồ họa 100%... đa số có thu nhập từ 7 - 10 triệu/tháng. Ngoài ra, nhiều sinh viên của trường có mức thu nhập cao lên đến 12-15 triệu/tháng trở lên và được làm việc tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn...
Có thể thấy, trên thực tế, sinh viên vẫn có thể ghi điểm với các nhà tuyển dụng nhờ vào tấm bằng cao đẳng, kèm theo đó là thể hiện cho họ thấy được năng lực, sự tự tin và ham học hỏi của bản thân.
Ngoài việc cạnh tranh dựa vào tấm bằng cao đẳng thì các nhà tuyển dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Đối với nhu cầu cần nguồn lao động nhiều như thị trường hiện nay, sinh viên không phải lo lắng về vấn đề không có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Bởi lẽ, hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đào tạo kỹ sư thực hành tại trường cao đẳng. Điều này có thể thấy cơ hội việc làm của sinh viên trường cao đẳng là rất cao, đó là chưa kể có những ngành nhu cầu rất lớn nhưng không tuyển được sinh viên.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), hiện nay cả nước có trên 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó gần 400 trường cao đẳng, hơn 460 trường trung cấp và khoảng 1.050 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Từ tổng hợp báo cáo của 63 tỉnh thành, tỉ lệ học sinh, sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%. Trong đó, sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm đạt 85%, trung cấp đạt 80%.
Phần lớn học sinh, sinh viên chưa có việc làm ngay do tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn hoặc tìm kiếm những công việc có mức thu nhập và điều kiện phù hợp hơn. Ở nhiều trường chất lượng đào tạo uy tín, tỉ lệ người học ra trường có việc luôn đạt 100%.
'Điểm chuẩn xét tuyển đại học là một vấn đề khó đoán' Trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học tương lai với chủ đề 'Những điểm mới trong tuyển sinh ĐH năm 2021', thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương có chia sẻ một số vấn đề về điểm chuẩn 2021. Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - THANH...