9X Việt hai lần gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama
Nguyễn Chí Long tham gia nhiều chương trình giao lưu với giới trẻ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo tài năng trên thế giới. Long vinh dự được 2 lần bắt tay với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nguyễn Chí Long, sinh năm 1991, sinh viên năm thứ 6, ĐH Y Dược (ĐH Huế) được xem là người có thành tích học tập “khủng”, từng đạt huy chương vàng Olympic Hóa học 30/4, Á khoa đầu vào ngành Bác sĩ Răng, Hàm, Mặt (ĐH Y Dược Huế).
Nguyễn Chí Long.
Suốt 5 năm liền Long là sinh viên giỏi, xuất sắc, tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, hiện là Bí thư chi bộ sinh viên 2 của trường. Long vừa được Hội SVVN trao tặng danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện cũng như hội nhập.
Đặc biệt, Long là gương mặt quen thuộc tham gia rất nhiều chương trình giao lưu với sinh viên, giới trẻ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo tài năng trên thế giới. Riêng khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến nay, Long đã tham gia 4 cuộc giao lưu quốc tế khác nhau.
“ Chăm sóc sức khỏe con người là một nhân tố rất quan trọng. Mặc dù, thời gian qua, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều chương trình bác sĩ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa nhưng chỉ được trong thời gian ngắn. Tôi mong rằng, thời gian tới sẽ có giải pháp để khuyến khích những bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe cho người dân. Những bác sĩ trẻ như chúng tôi luôn sẵn sàng xung kích”, Long nói.
Chuyến gần nhất là chương trình “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á” (YSEALI), tại Myanmar, do Tổng thống Mỹ Barack Obama phát động nhằm tăng cường phát triển khả năng lãnh đạo và kết nối trong ASEAN. Chí Long là 1 trong 2 đại diện của Việt Nam.
Tại chương trình này, Chí Long vinh dự được 2 lần bắt tay với Tổng thống Mỹ, cùng với đại diện thanh niên tiêu biểu đến từ 10 nước Đông Nam Á. Long được nghe Tổng thống Mỹ nói chuyện, trao đổi, giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ.
Video đang HOT
“Chuyến đi giúp tôi giúp tôi rút ra một điều, đặt bản thân ra ngoài ranh giới an toàn, thử thách mình để khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân”, Long chia sẻ.
Long đặt mục tiêu, tốt nghiệp đại học sẽ tìm học bổng du học tại Nhật Bản để nâng cao kiến thức, về nước cống hiến. Điều trăn trở lớn nhất của Long là chương trình chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông thôn, miền núi còn nhiều yếu kém, người dân chưa được quan tâm đầy đủ.
Theo Lưu Trinh/Tấm gương – Báo Tiền phong
Những 9X có trí thông minh siêu việt nhất hiện nay (P 2)
"Tài không đợi tuổi", có trí tuệ và đạt thành tích đáng nể, những 9X dưới đây được xếp ngang hàng với thiên tài, thần đồng lỗi lạc.
Nolan Gould (16 tuổi) sở hữu chỉ số IQ 150. Cậu là thành viên của Mensa (hội những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới). Nolan Gould tốt nghiệp phổ thông năm 13 tuổi. (Ảnh: Huffingtonpost).
Joey Hudy (18 tuổi) đã cùng tổng thống Mỹ Obama thử súng đại bác bắn kẹo dẻo có một không hai ngay tại Nhà Trắng vào năm 2012. Khi đó, hơn 778 cơ quan truyền thông đã đưa tin về Joey và phát minh lí thú của cậu. Joey đã giành được nhiều giải thưởng sáng tạo kỹ thuật, trong đó có giải Sun Valley Solar Ultimate Challenge nhờ phát minh máy tính chạy năng lượng mặt trời. Châm ngôn sống của cậu là: "Đừng để bản thân buồn chán... hãy sáng tạo một thứ gì đó". Cậu mong muốn trở thành kỹ sư điện và làm việc cho Maker Media Inc. (Ảnh: Makezine)
Shaheela Ibraheem (18 tuổi) gây ấn tượng mạnh khi trúng tuyển 13 trường đại học trong đó có Harvard và MIT. Cô trở thành người trẻ nhất từng nhập học tại Harvard năm 15 tuổi. Điểm SAT của Shaheela là 2340 - gần mức tuyệt đối với 800/800 (toán), 790/800 (viết) và 750/800 (đọc). Hiện tại Shaheela theo học trường Harvard. Mục tiêu của cô trở thành nhà nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Bet).
Isha Jain (19 tuổi). Cô bắt đầu giải được những đề toán cấp đại học từ năm lớp 6. Năm lớp 8, cô học lớp giải tích nâng cao và luôn đứng đầu. Một năm sau, cô làm việc bán thời gian cho phòng thí nghiệm tại đại học Lehigh. Năm 17 tuổi, dự án của Isha đã chiến thắng trong cuộc thi Siemens tên tuổi về Toán, Khoa học, và Công nghệ. Cô là chủ nhân của học bổng trị giá 100 nghìn USD. Hiện tại Isha là sinh viên ĐH Harvard, cô mong muốn theo ngành y. (Ảnh: Google).
Lauren Marbe (18 tuổi) sở hữu chỉ số IQ 161, cao hơn những thiên tài lỗi lạc như Einstein, Steve Hawking, Bill Gates. Cô thuộc 1% người có bộ não thông minh nhất trên thế giới. Cô mong muốn làm ra một nguồn năng lượng tự tái tạo, cách chữa ung thư. (Ảnh: SWNS).
Neha Ramu (15 tuổi) đạt 740/800 bài thi toán SAT từ năm 12 tuổi. Cô sở hữu chỉ số IQ 162, cao nhất có thể đối với một người dưới 18 tuổi. Cô muốn trở thành sinh viên ĐH Harvard và nhà thần kinh học. (Ảnh: Indiatimes).
Gabriel See (17 tuổi) được coi là thần đồng toán học. Gabriel đạt 720/800 điểm bài thi toán SAT từ năm 8 tuổi. Năm 9 tuổi, cậu đạt điểm tuyệt đối môn thống kê, giải tích, hóa, lý và sinh học của lớp nâng cao. 2 năm sau, Gabriel nhận huy chương bạc tại sân chơi trí tuệ dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp của trường MIT. Ở độ tuổi 13 (chưa học phổ thông), cậu được vinh danh trong top 10 nhà sáng tạo cấp bậc phổ thông quốc gia. (Ảnh: Popsci).
Kensen Shi (19 tuổi) giành học bổng trị giá 100 nghìn USD tại cuộc thi Siemens về Toán, Khoa học và Công nghệ nhờ thuật toán máy tính giúp robot có thể định vị và đi qua các chướng ngại vật từ năm 2012. Mục tiêu của cậu là theo ngành khoa học máy tính tại ĐH Stanford. (Ảnh: Epochtimes).
Stephen Stafford (18 tuổi). Cậu bắt đầu bộc lộ trí tuệ siêu đẳng của mình khi cùng một lúc theo học 3 chuyên ngành: y, khoa học máy tính và toán tại ĐH Morehouse từ năm 13 tuổi. Cậu từng là khách mời của những kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, MSNBC, ABC News, NPR và Tyra Banks Show. Không chỉ giỏi kiến thức khoa học, Stephen còn là một tài năng piano. (Ảnh: Atlantablackstar).
Marissa Stephens (18 tuổi) là một thần đồng Toán học. Cô là chủ nhân giải thưởng Siemens tổ chức tại Indiana. Cô mong muốn truyền cảm hứng để phái nữ tham gia nhiều hơn vào toán học và khoa học. (Ảnh: Currentincarmel).
Brittany Wenger (18 tuổi) là nhà khoa học trẻ tài năng nổi tiếng với phát minh Cloud4Cancer - một chương trình máy tính giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú. Cloud4Cancer hiện được sử dụng ở rất nhiều bệnh viện trên thế giới, cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ về bệnh này. Phát minh đó đã giúp Brittany thắng giải đặc biệt tại Hội chợ khoa học Google năm 2012. Cô mong muốn trở thành chuyên gia hàng đầu về bệnh ung thư và bác sĩ chuyên khoa nhi. (Ảnh: Businessobserverfl)
Taylor Wilson (20 tuổi) đã chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhân ngay tại gara từ năm 14 tuổi. Trong 3 năm liên tiếp, Taylor "oanh tạc" hội chợ quốc tế về khoa học và kỹ thuật khi giành 9 giải thưởng bao gồm giải nhất ở hạng mục Vật lý và Thiên văn học, giải Khoa học trẻ, giải Thiel trị giá 100 nghìn USD. Cậu được Bộ an ninh nội địa Mỹ và Bộ năng lượng Mỹ tài trợ để thử nghiệm thiết bị phát hiện vật chất hạt nhân trong container. Taylor có mục tiêu thay đổi thế giới bằng tài năng của mình. (Ảnh: TED).
Angela Zhang (18 tuổi). Cô nghiên cứu phương thức chữa bệnh ung thư. Angela Zhang đã đạt được học bổng 100 nghìn USD tại cuộc thi Siemens về toán, khoa học và công nghệ với thiết kế giúp điều trị, phục hồi tế bào ung thư. Cô mong muốn trở thành một chuyên gia nghiên cứu.
Theo Zing
Lộ diện 2 chàng thủ lĩnh tài ba của 'Đỉnh núi trí tuệ' Vừa qua, trong lượt đấu vòng loại của cuộc thi "Đỉnh núi trí tuệ", xuất hiện 2 thủ lĩnh đặc biệt với thành tích học môn Toán nổi bật và những câu chuyện đáng nể phía sau. Toán học là động lực vượt lên tất cả Đó là trường hợp của em Phạm Tuấn Kiệt, học sinh lớp 9/6, đội trưởng đội chơi...