9X mê chữ cái, ngày ngày viết chữ khiến bạn bè tưởng ‘xuyên không’
Đam mê nghiên cứu chữ cái và ngày ngày viết chữ, niềm vui của Nguyễn Thùy Dung (30 tuổi) khác nhiều bạn bè đồng trang lứa, khiến nhiều người tưởng cô từ một nơi khác ‘ xuyên không’ về thời hiện đại.
9X có niềm vui với việc tìm ra ý nghĩa đằng sau các con chữ – NVCC
Nguyễn Thùy Dung, quê ở Bến Tre, lập nên fanpage Ngày ngày viết chữ vào năm 2016 vì quá say mê giải nghĩa các chữ cái tiếng Việt. “Trong những nội dung mà mình chia sẻ, tình cờ những nội dung về tiếng Việt được mọi người quan tâm. Mình thấy mọi người thích nên viết tiếp những nội dung về tiếng Việt cho mọi người đọc. Dần dần mình mới đưa Ngày ngày viết chữ lên Facebook, ban đầu nó là 1 blog thôi”, Dung có khoảng một năm làm trang web cá nhân này trước khi đưa lên mạng xã hội.
Say mê đọc và viết chữ
Suốt gần 8 năm nay, mặc dù là một người trẻ nhưng Dung dành toàn bộ thời gian cho việc viết chữ, đọc sách và học. “Buổi sáng mình lo những công việc của Ngày ngày viết chữ. Buổi chiều mình sẽ dành thời gian để học, tối mình viết sách. Hiện tại mình tự học và tiếp tục học lên thạc sĩ. Khi mình làm càng nhiều thì càng nhận ra những điều mình biết không đủ dùng đâu, nên mình càng phải học thêm nữa”, Dung nói.
Thủ khoa đầu ra khoa Báo chí truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM lập fanpage về chữ viết thu hút gần 150.000 lượt theo dõi – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cô bạn là thủ khoa đầu ra khoa Báo chí truyền thông của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. “Mình có thể hoàn thành dealine tốt, mỗi ngày đều viết và đăng vào khung giờ cố định, đảm bảo mình phải theo dealine”.
Tự nhận mình là trường hợp lạ trong nhà, ba mẹ là nông dân, không có điều kiện học hành nhiều. Dung có thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ. 3 tuổi đã sớm thuộc bảng chữ cái và đọc hiểu các trang sách.
“Điều gì hấp dẫn ở con chữ mà ngày nào bạn cũng có thể đọc?”, người viết thắc mắc. Dung khiêm tốn trả lời: “Các bạn có thấy khó hiểu không nhỉ? Bản thân mình cảm thấy hiểu được nghĩa của một từ rất vui. Hiểu chính xác nghĩa của nó, thì ra nghĩa của nó thế này. Có thể niềm vui của mình hơi khác lạ so với niềm vui của các bạn”.
Video đang HOT
Niềm vui của Dung là đọc sách, viết chữ và giải nghĩa các chữ cái – NVCC
Có một kỷ niệm Dung vẫn còn nhớ như in mặc dù đã trải qua vài chục năm. Hồi nhỏ lúc ở với cha mẹ ở quê, cô bạn mua sách rất nhiều, cha Dung mới nói sau này lấy chồng thì mang theo sách làm của hồi môn chứ không cho gì khác.
“Có bạn đùa rằng ‘Dung xuyên không’ từ thế kỷ 18-19 lên chứ giờ ai sống thế’. Thật ra bản thân cũng không đến nỗi mình cổ điển đâu, thỉnh thoảng cũng đi chơi, coi phim… Chẳng qua mối quan tâm của mình là những câu chuyện chữ nghĩa”, Dung bộc bạch. Dung cũng thú thật không thích thương mại điện tử, mong muốn phát triển kinh tế địa phương, không thích siêu thị mà thích đi chợ truyền thống…
Nguyễn Thùy Dung trong buổi giao lưu với những người hâm mộ
Trước khi chuyên tâm cho Ngày ngày đọc sách, 9X từng có khoảng thời gian làm content marteting và cộng tác cho một vài tạp chí, sau đó cô bạn nghỉ hẳn và tập trung cho niềm đam mê đọc sách, viết chữ của mình.
Hiện nay, Dung dậy thêm tiếng Hán, tiếng Trung để có thêm thu nhập. “Mình dạy theo kiểu không phải để lấy bằng cấp chứng chỉ, mà học để biết chữ đó nghĩa gì, có câu chuyện gì không…”, Dung chia sẻ.
Tự cho ra mắt “cuốn từ điển” riêng mình
Mới đây, Dung cho ra mắt cuốn sách “Chữ xưa còn một chút này”. Một cuốn sách đặc biệt với nội dung được chắt lọc từ trang Fanpage Ngày ngày viết chữ với gần 150.000 lượt theo dõi do cô tự sáng lập và điều hành.
“Các bạn có thể hình dung cuốn sách như một cuốn từ điển nhỏ. Nói là từ điển thì hơi vĩ mô vì từ điển có vài chục, vài trăm nghìn từ, còn ở đây chỉ có 100 từ. Dung sắp xếp theo trật tự abc, những từ như vậy mình giải nghĩa cho nó, giải nghĩa cũng ngắn gọn thôi, nếu có điều gì bàn thêm mình sẽ nói dài hơn một chút. Mọi người có thể lật ra bất kỳ trang nào và xem nghĩa của nó là gì, cũng khá đơn giản”, tác giả giới thiệu.
Buổi giao lưu ra mắt sách Chữ xưa còn một chút này và Talkshow chủ đề Nghề viết hiện đại, với sự hai tác giả Nguyễn Thùy Dung và Sói Ăn Chay – tác giả Huỳnh Vĩnh Sơn
Cuốn sách có hai phần, phần thứ nhất là từ Hán việt, phần thứ hai là một số từ mờ nghĩa trong tiếng Việt. Khi đọc cũng khá dễ theo dõi, mỗi phần được sắp xếp theo thứ tự abc.
“Vậy cuốn sách này khác gì với cuốn từ điển thông thường?”, tôi hỏi – “Cuốn từ điển thông thường sẽ đại chúng hơn, bất kể từ gì cũng có thể được nhắc đến. Nhưng cuốn sách này mình chọn lọc một số từ được cho là đủ thú vị để đưa vào”, Dung cho biết. Để lựa chọn những từ này, Dung tìm đọc nhiều nơi và thấy những từ đó có câu chuyện và “quan trọng là mình thấy thích từ này, thấy từ này hay thì mình đưa vô trong sách”.
Nhiều bạn trẻ thích thú và hào hứng với cách giải nghĩa của nữ tác giả trẻ
Để tăng mức độ chính xác của nghĩa từ, Dung sử dụng nhiều nguồn tài liệu tra cứu. Trong cuốn sách, Dung cũng ghi chú là mình đã tra từ sách nào, tra liên tục và đối chiếu.
“Mình nghĩ về mặt bằng chung nó cũng thú vị. Tùy vào người đọc là ai nữa, người đọc là các em học sinh thì hoàn toàn mới lạ, đối với các cô chú thì đây là một phần rất nhỏ mà các cô chú đã biết. Ví dụ như từ “ sao lãng” chẳng hạn, đối chiếu nhiều vì trước đó có nhiều người giải thích, ý kiến giải thích đó không giống ý kiến giải thích của mình”.
Cuốn sách được hoàn thành trong vòng 3 tháng vì hầu hết các từ này đã được làm từ trước, công việc chỉ là tổng hợp và chỉnh sửa câu cú từ mạng xã hội thành văn viết trong sách.
Trong tương lai, nữ thủ khoa đầu ra tiết lộ: “Sắp tới nếu có làm thì Dung làm về ca dao. Dung sẽ chọn một số câu ca dao và giải nghĩa, nếu nó có câu chuyện gì đó để kể, có từ gì thú vị trong câu đó thì mình sẽ giải thích”.
Cử nhân học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ở đâu để trở thành giáo viên?
Theo thông tư mới của Bộ GD - ĐT, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên sẽ tham gia học tập và lấy các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Bộ GD-ĐT cho phép người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên nếu có các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - ĐÀO NGỌC THẠCH
Thông tư mới của Bộ GD - ĐT cho phép cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên nếu có các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khiến nhiều sinh viên đang học các ngành ngoài sư phạm dự định trở thành giáo viên phổ thông sau khi tốt nghiệp rất vui mừng .
Niềm vui xen lẫn nỗi lo
Là sinh viên năm 3 khoa văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, với mơ ước trở thành giáo viên, Nguyễn Trần Tiểu Ngọc cảm thấy rất vui sau khi biết đến thông tư số 12 của Bộ GD - ĐT.
Ngọc bày tỏ niềm phấn khởi vì giờ đây chỉ cần có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, THPT, học thêm lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thì có thể trở thành giáo viên. Ngọc chia sẻ: "Sau khi đọc qua thông tư thì mình có chút an tâm vì mình thích trở thành giáo viên THPT. Mình không biết sắp tới kế hoạch giảng dạy lớp nghiệp vụ này như thế nào, và nếu học thì nên học ở đâu?"
Tương tự, Châu Văn Chung, sinh viên năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng đồng quan điểm. Chung cho biết bản thân đã hoàn thành xong tất cả tín chỉ trong 4 năm, sau khi biết thông tư mới này cảm thấy rất vui vì mong muốn trở thành giáo viên không còn xa nữa.
Chung bày tỏ: "Theo mình thì thông tư mới ban hành này tạo ra những cơ hội mới cho những người có ước muốn vào con đường sư phạm. Bên cạnh đó, trong thông tư cũng nhắm đúng đối tượng là cử nhân có chuyên ngành phù hợp, đây là điều mà mình thấy sẽ đảm bảo một về kiến thức của người giảng dạy".
Nhiều cơ hội nhưng không kém thách thức
Lê Thế Viễn, cựu sinh viên ngành hóa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho rằng thông tư mới ban hành giúp nhiều sinh viên của khối ngành các môn khoa học tự nhiên có đam mê sẽ thêm cơ hội việc làm. "Ngoài việc mở ra cơ hội thì đây còn là sự cạnh tranh nhân lực các ngành khác với khối ngành sư phạm. Sinh viên mong muốn các lớp đào tạo viên sẽ có chất lượng", Viễn nói:
Nguyễn Hoàng Anh, cựu sinh viên khoa địa lý, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng nhận định rằng các thông tư vừa ra tạo sự cạnh tranh khá gay gắt với các sinh viên theo các trường sư phạm chính quy. Hoàng Anh tâm sự: "Dù nhiều khó khăn vì khi học xong cử nhân lại phải học thêm 34 tín chỉ nữa. Tuy nhiên mình nghĩ nếu ai theo đuổi ngành sư phạm thì phải cố gắng hơn, vì thời gian bỏ ra học là khoảng hơn 5 năm. Cơ hội việc làm cho sinh viên sư phạm trong tương lai sẽ có tính cạnh tranh cao."
Nơi nào được mở lớp nghiệp vụ sư phạm?
Trao đổi với Thanh Niên thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, cho biết các lớp nghiệp vụ sư phạm sẽ được mở ra sau khi thông tư có hiệu lực từ ngày 22.5.2021. "Đầu tiên chúng tôi sẽ phải xác định đối tượng sinh viên có nguyện vọng học, những ngành học gần sư phạm. Trong quá trình đó thì người học cần phải học những tín chỉ bắt buộc có trong chương trình", ông Quốcnhán mạnh.
Lớp nghiệp vụ sư phạm theo thông tư mới này còn được mở tại Trường ĐH Sài Gòn với 2 hình thức là đào tạo dạy tập trung và không tập trung. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thuấn, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, phát biểu: "Sau khi có thông tư này thì nhà trường cũng đã có kế hoạch mở lớp nghiệp vụ sư phạm trong thời gian tới vào khoảng đầu tháng 6. Đây là lớp để các sinh viên học những ngành ngoài sư phạm học xong có thể trở thành giáo viên theo đúng nguyện vọng của mình."
Sinh viên Nhân Văn trở thành Á quân 'Siêu thủ lĩnh' Nguyễn Thành Gia (năm thứ hai, khoa Tâm lý học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) đã tự tin tỏa sáng trong đêm Chung kết 'Siêu thủ lĩnh' năm 2020. 'Siêu thủ lĩnh' là chương trình quy tụ sinh viên đại diện các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước tham gia. Tại đây, các thí sinh không chỉ có dịp...