9X Hải Dương đẻ con sau 7 năm hiếm muộn, chồng thở phào khi bác sĩ báo “Sống rồi!”
Chị Trang bị vỡ ối sinh sớm ở tuần thứ 36. Khi sinh mổ, chị gặp phải vấn đề về việc cầm máu nên các bác sĩ đã phải vất vả gấp nhiều lần so với các ca sinh mổ bình thường khác.
Đến ngày hôm nay, sau một tuần sinh, khi đang nhìn các con ngủ say, chị Quỳnh Trang (26 tuổi, Hải Dương) mới thực sự tin hành trình tìm con của mình đã thành công. 7 năm với 2 lần buồn tủi vì nhìn que thử thai 2 vạch mà không thấy con đâu cùng mới bao hy vọng rồi lại thất vọng trên chặng đường IVF tìm con, cuối cùng vợ chồng chị đã chào đón được 2 trái ngọt, một trai, một gái.
Chị Trang vượt cạn thành công ngày 16/5 vừa qua.
2 lần nhìn que 2 vạch mà không được gặp con
19 tuổi, trong khi bạn bè còn đang học cao đẳng, đại học, trong vòng tay của gia đình, chị Trang quyết định kết hôn sớm vào năm 2012. Khi ấy, chị mới học năm nhất cao đẳng còn chồng chị 23 tuổi nấu ăn cho một khách sạn trong thành phố.
Vì kết hôn khi còn quá trẻ nên chị Trang dự định học xong năm 2 rồi có bầu để kết thúc năm thứ 3 cao đẳng sinh con. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, mọi kế hoạch của vợ chồng chị sụp đổ và anh chị bắt đầu hành trình tìm kiếm con vào năm 2014.
“Hành trình tìm con 7 năm của vợ chồng mình bắt đầu vào năm 2014. Khi đó hai vợ chồng lên kế hoạch sinh con, uống thuốc bắc “thay máu” như các bà các mẹ vẫn thường truyền tai nhau, rồi các mẹo dễ đậu thai mình cũng tìm kiếm trên mạng nhưng cả năm cũng không có kết quả.
May mắn 2 vợ chồng trẻ yêu thương và hợp tính nhau nên chẳng bao giờ cãi nhau hay buồn về việc chưa có con. Năm 2015, hai vợ chồng mình bắt đầu đi khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và được kết luận có thể có thai tự nhiên. Vậy mà chờ hoài không thấy”, chị Trang chia sẻ.
Chị Trang cho biết, năm 2016, sau 4 năm mong con, chị biết mình có bầu lần đầu khi cầm trên tay que thử thai 2 vạch. Niềm hạnh phúc vỡ òa đối với 2 bên gia đình nhưng chưa được bao lâu thì 5 tuần chị bị sảy thai sớm. Mặc dù buồn nhưng vợ chồng chị vẫn cố gắng động viên nhau tiếp tục.
Video đang HOT
Hai năm sau, vào năm 2018, chị biết mình có bầu lần thứ 2 khi trễ kinh tới 14 ngày. Thế nhưng 14 ngày ấy, chị đi khám ở phòng khám nào cũng đều thông báo chưa thấy thai trong buồng tử cung và nhận kết luận của bác sĩ có khả năng bị chửa ngoài tử cung cao. Niềm vui chưa được bao lâu nghe thông báo ấy, chị không tin vào tai mình, không tin vào kết luận của bác sĩ mà vẫn cứ về nhà tiếp tục chờ 2-3 ngày nữa với một tia hy vọng mong manh. Và tia hy vọng đó thực sự biến mất khi sang đến ngày thứ 14, chị bị vỡ vòi trứng, nơi túi thai làm tổ sai vị trí, phải đi cấp cứu gấp.
“7 ngày nằm viện chồng luôn đồng hành cùng mình, tự tay chăm sóc vợ. Ban ngày lại về đi làm để bà nội và bà ngoại chăm mình. Sau lần này vợ chồng mình được các bác sĩ khuyên IVF – thụ tinh ống nghiệm để loại trừ xác xuất có thai ngoài tử cung lần 2″, chị Trang nhớ lại.
Mặc dù lâu cho ông bà cháu bồng cháu bế nhưng chị Trang cảm thấy may mắn vì bố mẹ chồng thấu hiểu, dù chồng là con trai út duy nhất trong nhà nhưng chẳng khi nào chị bị áp lực chuyện muộn con cái. Bố mẹ vẫn luôn động viên vợ chồng chị có tâm lý thoải mái nhất để năm 2019, vợ chồng chị bắt đầu hành trình tìm con nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Bưu điện.
Chị Trang phải chuyển phôi lần 2 mới thành công.
Được biết, để bắt đầu hành trình này, vợ chồng chị đã vay mượn một số tiền rất lớn bởi cả 2 xác định đi làm IVF như mua một tấm vé xổ số, đã rất nhiều mẹ trắng tay trên hành trình tìm con gian nan này. Nhờ có ông bà ngoại hỗ trợ vay giúp một số tiền lớn mà tháng 3/2019 vợ chồng chị bắt đầu lên đường ra Hà Nội tìm con. Ngay lần đầu tiên làm, vợ chồng chị đã tạo được 11 phôi ngày 2 loại I và II. Tuy nhiên lần đầu chuyển phôi, anh chị lại không gặp may mắn. Sau 14 ngày chuyển phôi, kết quả chị nhận được là phôi thai không phát triển trong tử cung.
Dẫu thất bại nhiều lần nhưng chưa bao giờ vợ chồng chị Trang nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Chồng chị còn đùa rằng “mình còn 10 đứa con nữa cơ mà, chúng mình nghỉ ngơi để lấy sức đẻ tiếp 10 đứa nữa”. Và sau khi kiếm tiền chuẩn bị chi phí đi lại thuốc thang, hai tháng sau, vợ chồng chị lại tiếp tục tới viện để chuẩn bị chuyển phôi lần 2. Lần này, chị được bác sĩ đổi phác đồ điều trị, được chỉ định tiêm loại thuốc ức chế u lạc nội mạc buồng trứng trong 3 tháng. Thuốc này làm chị mất kinh nguyệt, cơ thể giống như người phụ nữ mãn kinh. Thế nhưng nhờ đó mà lần chuyển phôi thứ 2 đã thành công ngoài mong đợi của vợ chồng chị khi phát hiện bầu song thai sau 21 ngày.
Ngày cẩm que thử thai lên 2 vạch, chị đã run run vì mừng mà thông báo cho chồng, cho em gái. Ngày siêu âm bác sĩ thấy túi thai đầu tiên, thông báo “chúc mừng em, đã thấy 1 túi thai rất tròn đẹp trong buồng tử cung”, cả gia đình chị hạnh phúc nhận tin vui và đến ngày biết mình mang bầu song thai chị không dám tin. Niềm hạnh phúc nhân đôi này đến quá bất ngờ với vợ chồng chị.
Đi sinh bác sĩ vất vả cầm máu, chồng ngồi ngoài ruột gan như lửa đốt
Khó khăn lắm mới có con nên ngay từ khi chuyển phôi lần 2, chị Trang đã thuê một phòng trọ riêng ở Hà Nội để tiện dưỡng thai và thăm khám ở viện. Lần này mang bầu đôi nên cả thai kỳ của chị như ngồi trên đống lửa, lúc nào chị cũng trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc bởi mỗi lần thăm khám bác sĩ lại có chỉ định mới như tăng liều thuốc hỗ trợ giữ thai, bổ sung thuốc.
Thai kỳ 36 tuần của chị như ngồi trên đống lửa.
Chị Trang tâm sự, mỗi tuần được gặp con là mỗi tuần chị vừa mừng vừa lo, mừng vì con khỏe mạnh, luôn lớn hơn tuổi thai 2 tuần nhưng lại lo vì bác sĩ nói con càng to giữ càng khó. Khác với nhiều mẹ mang bầu đôi lo lắng con tăng cân không đúng chuẩn, chị Trang lại lo lắng con phát triển nhanh vượt chuẩn, bởi tuần nào đi khám, bác sĩ cũng thở dài với chị “Con em to lắm, mẹ giảm ăn đi chứ không thì không trở tay kịp đâu. Cổ tử cung em không được cao, chỉ ở mức trung bình thôi”.
Chính vì vậy, nỗi sợ hãi về ăn uống luôn ám ảnh chị, chị không dám ăn bất cứ thứ gì, cả thai kỳ chỉ ăn như người đang giảm béo. Mỗi tuần thăm khám về chị lại phải thay đổi chế độ ăn uống để cho con không to quá, luôn ưu tiên đồ luộc, hạn chế tối đa tinh bột, hoa quả ngọt, chỉ ăn gạo, bún, phở lứt. Nhờ chế độ ăn như vậy, cả thai kỳ chị chỉ tăng 8kg. Tới 28 tuần con nặng 1,4kg, bác sĩ mới thở nhẹ nhõm nói với chị “Mẹ thật siêu nhân, nếu như người khác tử cung không tốt thì không thể giữ được con với cân nặng khủng tới tuần tuổi thai này”.
“Và từ đó mình bắt tay vào việc ăn uống cho con lớn nhanh hơn và luôn sẵn sàng tâm lý rằng con có thể ra bất kì thởi điểm nào. Cả thai kì hầu như chỉ ăn và nằm trên giường, đi lại di chuyển toàn bộ bằng xe ô tô. Chi phí sinh hoạt và thuốc thang khi ở trọ tại Hà Nội rất lớn nên chồng mình nhờ hết việc chăm vợ ở Hà Nội cho 2 bà nội, ngoại giúp đỡ để về quê đi làm. Hàng tuần, anh lên thăm vợ con trọ tại Hà Nội”, chị Trang cho biết.
Chị đi sinh 2 bé ở tuần thứ 36. Hai bé nhà chị chào đời nặng 2,7kg.
Chị Trang bị vỡ ối sinh sớm ở tuần thứ 36 nên khi đi sinh chỉ có chị và mẹ đẻ vì chồng với gia đình ở nhà không lên kịp. Đi sinh chỉ có 2 mẹ con, trong khi đó mẹ phải làm giấy tờ nhập viện nên chị phải vào phòng mổ một mình. Nhớ lại ngày đi sinh của mình, chị Trang kể, 2 bé, một trai một gái nhà chị chào đời đều nặng 2,7kg. Do mang bầu song thai, tử cung dãn hết cỡ và rất mỏng, chị phải tiêm thuốc chống đông máu trong quá trình mang thai nên khi sinh mổ chị gặp phải vấn đề về việc cầm máu. Các bác sĩ đã phải vất vả gấp nhiều lần so với các ca sinh mổ bình thường và chị phải nằm theo dõi sau sinh 7 tiếng đồng hồ.
Tình hình vợ ở trong không biết thế nào, các con được theo dõi nhi ở phòng cho đến khi mẹ về nên suốt 7 tiếng đó chồng chị ngồi ngoài đợi ruột gan như lửa đốt. Mãi sau 7 tiếng hậu phẫu, bác sĩ báo: “Sống rồi, mẹ sống rồi, cầm máu tốt rồi. Sản phụ được về với con nhé“, chồng chị và cả nhà mới được thở phào nhẹ nhõm. Đặc biệt, khi được ngắm gương mặt con, được biết con khoẻ mạnh, mọi đau đớn trước đó của chị chẳng còn.
Đến nay sau gần 1 tuần sinh, mỗi ngày mỗi giờ ngắm con, cho con ăn, thay bỉm cho con, vợ chồng chị lại cảm thấy hạnh phúc. 7 năm tìm con, cuối cùng vợ chồng chị đã hái được trái ngọt.
"Lười sinh" dẫn đến nhiều gánh nặng xã hội
Việc điều chỉnh mức sinh và khuyến khích thanh niên lập gia đình trước tuổi 30 là những chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số Việt Nam hiện nay
Theo GS Nguyễn Đình Cử - chuyên gia dân số, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu dân số, gia đình và trẻ em - hiện nay nếu tính chung cả nước thì mức sinh thay thế (TFR) là hơn 2 con/phụ nữ, đạt mục tiêu chung mà chúng ta đã đề ra và thực hiện hơn 50 năm nay. Mục tiêu này đã đạt được từ năm 2005 và duy trì cho đến nay. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu về dân số cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của người dân trong những năm qua.
Dân số già hóa nhanh
Tuy nhiên, nếu phân tích sâu vào các vùng thì rõ ràng thấy sự chênh lệch khác biệt rõ rệt về TFR. Do trình độ dân trí không đồng đều, do văn hóa, kinh tế khác nhau mà mức sinh ở các vùng cũng khác nhau. Các địa phương như Tây Nguyên, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ có mức sinh cao hơn 3 con/phụ nữ, thậm chí có nơi 6-7 con/phụ nữ. Trong khi các vùng khác như TP HCM, đồng bằng sông Cửu Long TFR dưới 1,5 con/phụ nữ, cá biệt có nơi rất thấp như TP HCM chỉ đạt 1,3 con/phụ nữ.
GS Cử cũng cho rằng ở các vùng sinh nhiều, các gia đình đông con thường rơi vào địa phương có kinh tế - xã hội kém phát triển, nhà nghèo. Đông con càng kéo theo các hậu quả nuôi dạy con không tốt, kinh tế gia đình không phát triển được, nghèo càng nghèo thêm, chất lượng dân số càng kém. Còn nơi lười sinh, sinh ít thì cũng không có lợi cho sự phát triển xã hội. Hậu quả là già hóa dân số nhanh, thiếu lao động, người làm ít, người phải chăm sóc nhiều nên gánh nặng an sinh xã hội lớn. Cụ thể như mô hình gia đình "4-2-1" ở Trung Quốc giai đoạn trước đã nảy sinh nhiều hệ lụy. Tức là 4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ xoay quanh 1 đứa trẻ. Đứa trẻ có thể trở thành trung tâm, được nuông chiều, dễ béo phì, tính tự lập kém... Và 20 năm sau, khi ông bà, bố mẹ già, những đứa trẻ vốn là "vua" sẽ phải một mình chăm sóc 6 người già. Điều này rất khó khăn và hậu quả có thể xã hội phải gánh vác.
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản trung ương
Khó vận động người dân "sinh nhiều"
Nhưng việc vận động người dân "sinh nhiều" lại rất khó. Ngay tại Trung Quốc cho dù đã nới lỏng chính sách dân số hơn 1,5 con/phụ nữ nhưng người dân vẫn chỉ sinh 1 con hoặc không sinh. Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, thanh niên lười sinh, lười lập gia đình, cho dù Chính phủ họ có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích lập gia đình, khuyến sinh nhưng người dân vẫn ngại... Tốc độ già hóa dân số ở các nước này đang rất lớn.. "Do đó, điểm mới trong chính sách dân số của chúng ta phải có những điều chỉnh cho phù hợp, linh hoạt. Ở nơi có mức sinh cao thì vận động, tuyên truyền để hạ mức sinh xuống, nơi thấp thì "kích" mức sinh lên, sao cho mỗi phụ nữ "sinh đủ 2 con". Hơn nữa, phụ nữ nên sinh con thứ 2 trước tuổi 35 vì các nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ sinh nở ở độ tuổi 25-30 là tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và con. Sinh con sau tuổi 35 dễ có các biến chứng thai kỳ, trẻ em cũng dễ bị dị tật, không khỏe mạnh... Như thế sẽ không bảo đảm chất lượng dân số" - GS Cử nói.
Theo các chuyên gia dân số, kinh nghiệm hạ mức sinh cao xuống mức 2 con/phụ nữ chúng ta đã có kinh nghiệm và thành công suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, nâng mức sinh lên thì chưa có kinh nghiệm và khá khó khăn. Các nước khác như Hàn Quốc, Nhật hay Pháp, Thụy Điển... đều đã từng vận động, có các chính sách khuyến khích người dân sinh con trong nhiều năm nay mà vẫn không được. Nguyên nhân là do dân trí phát triển, trình độ cao khiến giá trị sống của con người thay đổi, không còn đặt nặng giá trị con cái lên hàng đầu. Họ thích tự do, thích du lịch, thích sự nghiệp, thích sống hưởng thụ mà không muốn dành thời gian chăm lo cho con cái, ở nhà mang bầu hoặc luẩn quẩn với bỉm sữa. Họ không thích dành quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để sinh con, nuôi con nên không sinh con hoặc chỉ sinh 1 con. Một số người ở thành phố có cuộc sống mưu sinh vất vả, họ thấy chi phí nuôi con, cho con ăn học "bằng bạn bằng bè" quá lớn nên chỉ sinh 1 con để nuôi dạy cho tốt. Đó là lý do khiến nhiều người ở các vùng kinh tế phát triển, ở thành phố sinh ít con hoặc lập gia đình muộn.
Xuất hiện tình trạng thanh niên lười sinh
GS Nguyễn Đình Cử cho rằng với các đề xuất hỗ trợ để thanh niên lập gia đình trước tuổi 30, phụ nữ sinh đủ 2 con trước tuổi 35 như: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em... là những chính sách hỗ trợ về vật chất cần thiết để khuyến khích các gia đình lười sinh, sinh đủ 2 con. Ở các nước phát triển đang có mức sinh thấp cũng đang áp dụng nhiều biện pháp, thậm chí cung cấp tiền nuôi dưỡng hằng tháng cho các gia đình đông con. "Tuy nhiên, phải nhận định rằng đã xuất hiện hiện tượng thanh niên ở thành phố lập gia đình muộn, lười sinh. Đây là xu hướng của nhiều nước phát triển. Khi họ đã có tâm lý ngại sinh, mà lại khó khăn về kinh tế, khó về nuôi dạy con thì chắc chắn họ càng ngại hơn. Do đó, bên cạnh việc vận động, khuyến khích về tinh thần thì việc hỗ trợ vật chất là điều cần thiết" - GS Cử nhận định.
Giá gia cầm hôm nay 16/5: Gà thịt bán chậm, vịt đẹp giá 36.000 đồng/kg, bán nhanh Trao đổi với chúng tôi, nhiều lái buôn gà vịt cho biết, giá gia cầm hôm nay 16/5 ở nhiều nơi ít biến động. Cụ thể, giá vịt thịt hôm nay ổn định, dao động ở mức trên dưới 34.000 đồng/kg và khá dễ bán, trong khi đó giá gà thịt hôm nay chững lại, tiêu thụ chậm hơn. Giá gà thịt hôm...