98% doanh nghiệp Việt Nam tìm hướng số hóa chuỗi cung ứng để vượt khó thời COVID-19
Các doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc lựa chọn số hóa chuỗi cung ứng, dù họ chưa áp dụng bất kỳ hình thức số hóa nào trước đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo mới nhất của TM Insight, số hóa chuỗi cung ứng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, nhằm hướng tới tính hiệu quả trong hoạt động, đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của khách hàng, đồng thời góp phần xây dựng mô hình kinh doanh đón đầu tương lai.
Báo cáo “Số hóa chuỗi cung ứng: Bước chuyển từ gia tăng tính hiệu quả sang xây dựng khả năng phục hồi” chỉ ra rằng hơn 82% lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á đang lên kế hoạch ứng dụng các hình thức số hóa trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt, tại Việt Nam, con số này lên đến 98%.
Động thái này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức mà còn bắt kịp với xu hướng tiêu dùng đang thay đổi do đại dịch COVID-19 và một số sự kiện nổi bật trong năm 2020 bao gồm chiến tranh thương mại, chính trị giữa các quốc gia trên toàn cầu. Đáng chú ý, các lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thấy và công nhận tác động của số hóa đến khả năng phục hồi trong dài hạn của chuỗi cung ứng.
Các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn đẩy mạnh năng suất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao và cắt giảm nhân lực khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội
TM Insight thực hiện một nghiên cứu phân tích quan điểm của các chuyên gia đầu ngành và hơn 250 lãnh đạo trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), logistics, thương mại điện tử, bán lẻ và sản xuất tại Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam, dù chưa áp dụng bất kỳ hình thức số hoá nào trước đại dịch COVID-19, hiện đang cân nhắc một số hình thức số hóa chuỗi cung ứng. Những lý do chính của động thái này là nhằm đẩy mạnh năng suất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao và cắt giảm nhân lực khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Ông James Christopher, Chủ tịch TM Insight khu vực Châu Á cho biết các kết quả khảo sát khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của một chuỗi cung ứng linh hoạt, được trang bị kỹ thuật số nhằm vượt qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng có.
“Chuỗi cung ứng tại khu vực Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng đối với dòng dịch chuyển hàng hóa trên toàn cầu, và ngành này đang trải qua những thay đổi địa chấn trong năm nay chủ yếu do đại dịch COVID-19. Nếu như thương mại điện tử đã trên đà tăng trưởng từ trước đại dịch, sự thay đổi nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng cùng với áp lực gia tăng về chăm sóc sức khỏe và các biện pháp giãn cách an toàn tiếp tục thúc đẩy chuỗi cung ứng tới những giới hạn mới. Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện đang xem xét các lựa chọn khác nhau để bảo vệ chuỗi cung ứng của họ trước những rủi ro tiềm ẩn trong dài hạn”, ông James cho biết thêm.
Dựa trên các thông tin của nghiên cứu này, ông James nhận định các doanh nghiệp đã nhận ra việc số hóa không chỉ mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về những gì đang xảy ra trong chuỗi cung ứng, mà còn giúp họ dự đoán chính xác hơn những thách thức và các giai đoạn thay đổi, cũng như góp phần vượt qua những cú sốc trong tương lai.
Trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo dự đoán sẽ có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng, triển khai các mô hình bán hàng đa kênh – Omnichannel, đầu tư vào kho phục vụ e-commerce ( dark store) cũng như tăng cường sử dụng tự động hóa, phân tích dữ liệu và hệ thống viễn thông.
Doanh nghiệp Việt tiếp tay cho các ứng dụng xuyên biên giới trái phép
Hơn một nghìn tỷ đồng đã được các nhãn hàng tại Việt Nam chi cho ứng dụng xem video trực tuyến, ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng video game trực tuyến... hoạt động trái pháp luật.
Thực tế này cho thấy nghịch lý: Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt đang nuôi dưỡng cho những hoạt động trái pháp luật, phản văn hóa trên chính đất nước Việt Nam.
Nhãn hàng Việt chạy quảng cáo trên WeTV, IQIYI, Hunter Assassin...
Dễ dàng thấy các video quảng cáo của các nhãn tên tuổi như Omo, Comfort, Clear, Sendo, Bí đỏ Alpha... trên các ứng dụng xuyên biên giới IQIYI, WeTV, Egg Finder, Hunter Assassin...
Đây là các ứng dụng xuyên biên giới trong lĩnh vực xem video và video game chưa được các cơ quan quản lý cấp phép hay nói cách khác là các ứng dụng hoạt động ngoài vòng pháp luật Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình quảng cáo trên ứng dụng IQIYI của Trung Quốc.
Các cơ quan quản lý Việt Nam có đầy đủ lý do khi chưa hoặc không cấp phép cho những ứng dụng này bởi tính chất nội dung, cách thức hoạt động của các ứng dụng này không phục vụ các giá trị cộng đồng, không tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam.
Nhiều ứng dụng loại này thậm chí còn cổ súy bạo lực, kích dục hay đưa thông tin xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, một thực tế là các ứng dụng ngoài pháp luật Việt Nam vẫn tìm mọi cách luồn lách vào Việt Nam, âm thầm tiếp cận với một lượng lớn người dùng Việt Nam.
Thống kê sơ bộ tại các chợ ứng dụng, mỗi ứng dụng loại này tiếp cận từ vài chục nghìn tới cả triệu người dùng.
Chưa có bằng chứng về việc các ứng dụng xuyên biên giới trái pháp luật này dùng chính sách giá để lôi cuốn các nhãn hàng Việt lên đó quảng cáo thông qua các mạng quảng cáo tự động.
Tuy nhiên, do hoạt động trái pháp luật, các ứng dụng này đã có nhiều lợi thế về chi phí khi không thực hiện các trách nhiệm thuế với Nhà nước Việt Nam, cũng như các chi phí đảm bảo thực thi các nghĩa vụ khác như các ứng dụng hoạt động hợp pháp.
Doanh nghiệp Việt chi tiền tỉ nuôi dưỡng hoạt động phi pháp
Trong thời gian qua, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có nhiều hoạt động nhằm lành mạnh hóa nội dung trên không gian mạng.
Những nền tảng xuyên biên giới, gồm cả Facebook và YouTube, đều chứa nhiều nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ hình ảnh của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thêm nữa, nội dung trên các nền tảng, ứng dụng xuyên biên giới ngoài vòng pháp luật này còn dung dưỡng, cổ súy cho ngôn từ tục tĩu, dâm dục, xâm phạm đời tư cá nhân, kêu gọi hành động bạo lực tập thể, giới thiệu những hành vi như con đổ nước mắm lên đầu mẹ, ăn cá sống... Đó là sự cổ vũ cho những hành vi phản văn hóa, phi nhân tính, đi ngược lại văn hóa tốt đẹp của người Việt.
Trong mớ hổ lốn những thứ trái pháp luật, phản văn hóa, thiếu nhân văn ấy, đáng tiếc, đang xuất hiện ngày nhiều những video quảng cáo của các nhãn hàng Việt, trong đó có nhiều nhãn lớn như Unilever, Ford Việt Nam, Bảo hiểm FWD Việt Nam, Sen Đỏ...
Việc dòng tiền do các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam kiếm được từ người tiêu dùng Việt Nam, được đổ lên trên những nền tảng, ứng dụng xuyên biên giới ngoài vòng pháp luật Việt Nam, đang thể hiện sự thiếu chính trực, thiếu trách nhiệm của những nhãn hàng lớn này đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Số hoá chợ truyền thống: Miếng bánh 10 tỷ USD Các chợ truyền thống và cửa hàng bách hoá đang chiếm thị phần lớn nhất trong bán lẻ tiêu dùng hiện nay, khiến nhiều mô hình kinh doanh mới đang nhảy vào. Thế Giới Di Động, một trường hợp bán lẻ thành công tại Việt Nam và khu vực, ngay từ 5 năm trước đã chọn nhảy vào bán lẻ hàng tiêu dùng....