9/11 sẽ là ngày Pháp luật Việt Nam
Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch tổ chức “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” vào 9/11 hằng năm.
“Ngày Pháp luật” được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 là: “ Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội“.
Như vậy, sau Hiến pháp có qui định về ngày Quốc khánh, đây là lần đầu tiên có một đạo luật qui định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hàng năm để tôn vinh pháp luật và những người làm công tác pháp luật.
Bộ Tư Pháp tổ chức họp báo về kế hoạch tổ chức “Ngày Pháp luật Việt Nam”
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Trần Tiến Dũng – Chánh Văn phòng – Người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết: 40 quốc gia trên thế giới đã có Ngày Pháp luật hay Ngày Hiến pháp để thực hiện tuyên truyền pháp luật, tăng cường nhận thức sâu sắc về pháp luật và củng cố nền tảng giá trị xã hội.
Video đang HOT
Và chủ đề của Ngày Pháp luật năm 2013 được xác định là “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nhằm thể hiện đầy đủ tinh thần “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Ngày Pháp luật Việt Nam được diễn ra trong tuần từ 4/11 đến 10/11 sẽ tập trung chủ yếu tuyên truyền để xã hội nhân thức về Ngày Pháp luật, tạo sự lan tỏa trong xã hội, lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm đưa “Ngày Pháp luật” trở thành một hoạt động chính trị pháp lý thường niên, có ý nghĩa cho sự phát triển chung của xã hội.
Riêng ngày 9/11, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tập trung thực hiện trong các hình thức như: tổ chức tuyên truyền triên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động trực quan, tổ chức hội nghị, hội thảo về Ngày Pháp luật và các nội dung liên quan đến chủ đề Ngày pháp luật phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm tránh lãng phí.
Lan Hương
Theo Dantri
100% công trình nhà vệ sinh trường học đều sai phạm
Thông qua kết luận thanh tra 24 công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học do Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 316 triệu đồng; kiểm điểm chủ đầu tư, giám đốc BQL dự án cùng đơn vị thi công có liên quan.
Trong tổng số 24 công trình, có 4 công trình chưa bố trí vốn đầu tư thực hiện, 1 công trình đã bố trí vốn nhưng chưa thực hiện, 2 công trình chưa nghiệm thu, 17 công trình đã hoàn thành nhưng đều xảy ra sai phạm về khối lượng thi công.
Về thanh quyết toán 17 công trình đã hoàn thành khối lượng thi công, UBND tỉnh Quảng Ngãi kết luận có 4 công trình đã quyết toán với giá trị hơn 897 triệu đồng. Theo đó, chi phí đầu tư cho 1 công trình cao nhất là gần 270 triệu đồng và thấp nhất gần 183 triệu đồng.
Tổng giá trị sai phạm của 4 công trình trên là 122 triệu đồng. Cụ thể Trường Tiểu học Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) sai phạm hơn 33 triệu đồng, TH Mỏ Cày (Mộ Đức) sai phạm gần 35 triệu đồng, THCS Tịnh Minh (Sơn Tịnh) 28 triệu đồng và THCS DTNT Sơn Hà sai phạm hơn 26 triệu đồng.
Công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường THCS Long Hiệp (Minh Long) đầu tư 593 triệu đồng
Đối với 13 công trình còn lại đã hoàn thành khối lượng nhưng chưa được quyết toán, tổng giá trị 3,9 tỷ đồng; trong đó chi phí nhà vệ sinh là 2,6 tỷ đồng và chi phí khác (đường ống cấp nước, bể xử lý nước phèn và đài nước, cấp điện máy bơm, tư vấn,...). Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, phát hiện 13 công trình đều xảy ra sai phạm, tổng kinh phí bị sai phạm là gần 195 triệu đồng.
Từ 17 công trình sai phạm, UBND tỉnh quyết định thu hồi kinh phí sai phạm là gần 317 triệu đồng vào Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Ngãi. Nguyên nhân sai phạm do lập dự toán tính tăng khối lượng đắp cát nền móng công trình, xây tường, đổ bê tông lanh tô, trát tường và láng nền sàn của hạng mục nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, tính tăng khối lượng ván khuôn, không thi công hạng mục ốp đá hoa cương, ống thép tráng kẽm, chênh lệch đơn giá nhân công, không thi công phễu thu nước, dây dẫn cáp điện vào máy bơm,...
Cùng với quyết định thu hồi số tiền sai phạm, ông Cao Khoa - Chủ tịch UBND tỉnh - chỉ đạo giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của chủ đầu tư và giám đốc BQL dự án, các phòng, ban và cá nhân có liên quan đến sai phạm. Đồng thời giao cấp huyện làm chủ đầu tư thuộc các trường học do cấp huyện quản lý.
Trước đó, vào tháng 6/2013, Dân trí và các cơ quan báo chí phản ánh các công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học có vốn đầu tư gần 600 triệu. Đến tháng 10/2013, UBND tỉnh có kết luận thanh tra 24 công trình và phát hiện 17 công trình đã hoàn thành khối lượng đầu tư, quyết toán đều có sai phạm.
Ông Ngô Hữu Đằng - Giám đốc BQL dự án và đầu tư Sở GD&ĐT (đứng) - bị kiểm điểm theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 21/10, ông Nguyễn Ngọc Tựu - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT - cho biết: "Chiều ngày 22/10, Sở tổ chức kiểm điểm các đơn vị liên quan thuộc Sở quản lý, trên tinh thần sai đâu thì kiểm điểm nghiêm túc đến đó. Thông qua kết luận, nếu nêu việc đầu tư nhà vệ sinh gần 600 triệu là giá "khủng" thì chưa chính xác, bởi vì trong đó có nhiều hạng mục đầu tư khác trong gói dự án về nước sạch và nhà vệ sinh trường học. Trong thời gian tới, Sở mong muốn các cơ quan báo chí tích cực nêu các đơn vị, cá nhân có sai phạm không chỉ về đầu tư xây dựng cơ bản mà còn ở nhiều khía cạnh khác của ngành".
Hồng Long
Theo Dantri
Công an Hà Nội nói gì về việc kê khai 32 thông tin cá nhân? Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, cho biết, thu thập thông tin dân cư để tạo lập dữ liệu điện tử được làm thường xuyên nhằm giảm thủ tục hành chính, phiền hà cho công dân. Những tồn tại trong quá trình triển khai được rút kinh nghiệm. Trước những băn khoăn về việc Công an Hà Nội...