9 trò chơi đơn giản mang lại đầy ắp tiếng cười cho trẻ, cha mẹ thử chơi cùng con ngay nhé
Không phải cứ mua đồ chơi thì mới khiến con cái vui vẻ, có những trò chơi tuy đơn giản nhưng lại có thể khiến con cười khanh khách cả ngày không dứt.
Cuộc sống xa hội ngày càng bận rộn hơn giờ hết, guồng quay công việc đang khiến con người cách xa nhau hơn. Ngay cả những người trong gia đình cũng vậy, con cái thì đi học suốt cả ngày trời, bố mẹ cũng đi làm đến tối mịt mới về nên khoảng thời gian dành cho con chẳng là bao.
Nếu các bậc cha mẹ nào cảm thấy khoảng cách giữa mình và con đang lớn dần lên thì mỗi tối hãy dành khoảng 10-15 phút để chơi cùng con 9 trò chơi dưới đây, vừa giúp trẻ thư giãn, vui vẻ mà lại còn giúp gia tăng tình cảm gia đình và tính gắn kết giữa cha mẹ và con cái nữa.
Để chơi trò này cùng con, đầu tiên cha mẹ nằm thẳng trên giường hoặc một mặt phẳng nào đấy, dùng bàn chân đỡ cơ thể bé và dần dần nâng lên cao. Cha mẹ có thể đung đưa, dịch chuyển chân để tạo cảm giác như bé đang được bay thật sự. Tuy nhiên cha mẹ chú ý chỉ nên dịch chuyển nhẹ nhàng để tránh trường hợp bé bị mất thăng bằng và ngã xuống.
2. Trò chơi lái ô tô
Bạn ngồi lên ghế và ôm bé vào lòng, cầm hai tay của bé mô phỏng như vô lăng và rẽ trái, rẽ phải. Ngoài ra cha mẹ có thể khiến trò chơi sinh động hơn bằng cách thêm những câu mô tả, cảm thán như: “Đường có ổ gà rồi, mình cùng phanh lại nhé con!” kèm theo những động tác như khựng lại, giật nảy người… Chắc hẳn các mẹ bé sẽ cười không dứt trước trò này.
3. Trò chơi “kéo cưa lừa xẻ”
Cha mẹ và bé sẽ ngồi đối diện với nhau, nắm tay và áp sát lòng bàn chân vào nhau, sau đó cha mẹ và con sẽ cùng kéo người qua lại, cha mẹ có thể vừa đung đưa vừa đọc thêm những bài vè quen thuộc để trò chơi thêm vui vẻ.
4. Trò chơi giả vờ là người máy
Cha mẹ giữ hai tay của con và để chúng đứng lên bàn chân của mình, cha mẹ sẽ vờ như mình là robot và trẻ sẽ đề nghị robot hoạt động theo ý của mình như tiến lên, lùi xuống, rẽ trái, rẽ phải… Cha mẹ có thể đặt thêm một số “chướng ngại vật” trên đường đi để tăng sự thú vị cho trò chơi.
Video đang HOT
5. Trò chơi thang máy
Cha mẹ cho con đứng lên một bàn chân của mình, hai tay thì giữ lấy con, sau đó thì co chân nhấc người bé lên xuống như đi thang máy thật sự. Cha mẹ chú ý nên nhấc con lên từ từ, không đột ngột quá, tránh làm tay bé bị thương. Trò này khá tốn sức nên hợp với các ông bố để chơi với con hơn.
6. Trò chơi “nhào bột bánh” hay cù lưng
Cha mẹ cho con nằm sấp lưng xuống và giả vờ như bé là miếng bột mì và bố mẹ sẽ làm động tác “nhào, nặn bột, nướng bánh, rán bánh…”. Chắc chắn các bé sẽ cười khanh khách trước những động tác mô phỏng của bố mẹ trên lưng mình.
7. Trò chơi lật bánh
Con sẽ giả vờ như một chiếc bánh khổng lồ đang được nướng, khi bánh “chín” mặt này rồi con cái sẽ hợp sức nâng bố mẹ lật sang bên còn lại, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ sáng tạo thêm các thao tác như phết bơ, cắt bánh… Trò này hợp với trẻ lớn hơn một chút, trên 6 tuổi.
8. Trò chơi ngôi nhà sụp đổ
Cha mẹ ôm trẻ vào lòng và lắc lư lên xuống hoặc sang hai bên, vờ như ngôi nhà đang gặp bão rất to và sắp không trụ nổi nữa rồi. Đến khi ngôi nhà không chịu nổi nữa và đổ sụp xuống, cha mẹ sẽ ôm bé và ngả người ra đằng sau.
9. Ngôi nhà thần kì
Tương tự như trò chơi trên nhưng lần này khi ôm bé vào lòng, cha mẹ cho bé biết đây sẽ là một ngôi nhà thần kì, dù có trải qua mưa bão thế nào cũng không đổ sụp được và cha mẹ cũng vẫn tiếp tục thực hiện mô phỏng những động tác như rung, lắc do gió, bão gây nên.
Theo Helino
Học sinh Lê Hồng Phong khóc nức nở trong ngày chia tay tuổi học trò
Hàng trăm học sinh lớp 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM) đã trao cho nhau những cái ôm thật chặt trong giờ phút cuối cùng ngồi trên ghế nhà trường.
Sáng 18/5, khoảng 1000 học sinh lớp 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã cùng tham gia màn nhảy flashmob kéo dài 15 phút. Đây là kết quả của hơn 2 tháng tập luyện kĩ lưỡng vào cuối mỗi buổi học. Sau ngày hôm nay, thế hệ 2001 của trường chỉ còn vài buổi học nữa là chia tay nhau mãi mãi.
Trải qua 11 năm, chương trình truyền thống khối 12 đã trở thành "đặc sản" của trường Chuyên Lê Hồng Phong. Từ những vòng chạy quanh sân trường, những trò chơi đơn giản, chương trình đã phát triển thành hoạt động nhảy flashmob hoành tráng, thu hút phần lớn các bạn học sinh cuối cấp tham gia. Giờ đây hoạt động này còn trở thành tiền đề cho các trường cấp 3 trong thành phố cùng hưởng ứng.
Giơ cao những chiếc khăn màu vàng in hình đồng hồ cát tượng trưng cho thời gian, mỗi bạn học sinh khối 12 như muốn đóng băng những giây phút cuối cùng của tuổi học trò
.
Đối với những chàng trai, cô gái đang học năm cuối tại trường, đây là quãng thời gian đáng quý nhất khi vừa phải căng thẳng tập trung cho kỳ thi lớn sắp tới, vừa là lúc phải nói lời chia tay bạn bè, thầy cô sau 3 năm gắn bó.
Sau màn flashmob, các bạn cùng khoác vai nhau ngân nga những bài ca quen thuộc. Có lẽ đây sẽ là khoảnh khắc cuối cùng những người bạn này được đứng bên nhau, mặc trên mình chiếc áo trắng in tên ngôi trường chuyên danh giá bậc nhất Sài Gòn.
Cùng nhau nghịch ngợm, hòa vào điệu nhảy đang "hot" trên mạng xã hội.
Tinh nghịch trong những màn hò reo đầy ắp tiếng cười. "Mấy ngày cuối cùng, đứa nào cũng cố gắng đi học đầy đủ. Các bạn gái dường như xinh hơn, cô cũng dễ tính hơn, thời gian như trôi nhanh hơn. Sau này không biết có còn cơ hội ngồi lại bên nhau đông đủ như hôm nay không".
Và không thể thiếu những giọt nước mắt đầy tiếc nuối. Nếu được hỏi năm tháng nào đẹp nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là thanh xuân. Mùa hè chia tay, nắng đẹp hơn, trời trong hơn, tình bạn thân thiết hơn, tình yêu ngây thơ hơn, mọi kí ức cũng còn nguyên vẹn hơn.
Cuối buổi lễ, cô và trò xúc động ôm nhau trên sân trường. Cấp 3 là quãng thời gian khó quên nhất. Là bài kiểm tra văn viết mãi không xong, là những đêm miệt mài giải toán, là cô bạn cùng bàn dễ thương, là nỗi lo lắng trước khi phải thật sự trưởng thành, bước vào đời.
"Em sẽ rất nhớ mọi người, nhớ mỗi sáng hối hả chạy vào lớp cho kịp giờ hay những lần lo lắng cô gọi lên kiểm tra bài mà chưa thuộc. Nhiều kỉ niệm lắm mà giờ em không thể nhớ hết".
Các bạn nam sinh cũng không giấu được những giọt nước mắt.
Những cái ôm thật chặt, tạm biệt thầy cô, bè bạn và mái trường thân yêu với biết bao kỷ niệm.
Felix (lớp 12 Nhật) được ba mẹ cùng đến chứng kiến khoảnh khắc cuối cùng của đời học sinh: "Bây giờ cảm xúc em khó tả lắm, vui vì cuộc đời sắp rẽ sang một ngã rẽ mới nhưng cũng buồn vì từ nay không còn được gặp các bạn thường xuyên nữa".
"Chia tay nhé rồi ngày vui ta gặp lại".
Theo Zing
Muốn con tự lực, hãy học người Đức cho con tự do sớm Trong 6 năm nuôi hai đứa con ở Đức, người mẹ Mỹ nhận ra dân tộc này cho trẻ tự do từ rất sớm, nhằm tạo ra sự linh hoạt và chịu trách nhiệm. Khi nhà báo Sara Zaske chuyển tới Berlin sống cùng gia đình vài năm trước, cô nhận ra vài sự khác biệt ở các bậc cha mẹ Đức. Họ...