9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết
Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm cột sống ở vùng cổ và lưng thoái hóa và không thể tự phục hồi. Đây không phải một bệnh mà là một sự thay đổi tự nhiên của đốt sống theo thời gian.
Cơn đau lưng dữ dội hơn khi ngồi: Khi bạn ngồi xuống, áp lực lên các đĩa đệm ở thắt lưng tăng gấp ba lần so với khi đứng, gây cảm giác đau dữ dội vùng thắt lưng. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, giãn cơ hoặc đơn giản là nằm xuống có thể giúp giảm cơn đau.
Cơn đau lưng dữ dội hơn khi cúi người, rướn người hoặc xoay người: Đĩa đệm bình thường cho phép ta dễ dàng vận động hoặc gập người. Khi các mô đĩa đệm thoái hóa, chúng không thể tạo lớp đệm lót giảm áp lực giữa các đốt sống nữa. Điều này khiến độ dẻo dai của lưng giảm mạnh, gây khó khăn khi cúi người, xoay người hoặc rướn người.
Đau thần kinh tọa: Những người bị thoái hóa đĩa đệm có thể bị đau thần kinh tọa. Đó là cơn đau bắt đầu từ thắt lưng hoặc mông, lan xuống một hoặc cả hai cẳng chân rồi tới bắp chân hoặc bàn chân. Đó là do đĩa đệm thoái hóa chèn lên gốc thần kinh ở thắt lưng, kích thích dây thần kinh tọa, dẫn đến cơn đau lan rộng từ gốc thần kinh.
Cảm giác tê bì, châm chích ở các chi: Cảm giác tê bì, châm chích ở các chi là hệ quả của việc đĩa đệm thoái hóa chèn ép lên các dây thần kinh, hoặc do viêm dây thần kinh, hay kích ứng dây thần kinh.
Video đang HOT
Chuột rút cơ: Khi đĩa đệm thoái hóa, chúng kém đàn hồi hơn và còn thu hẹp lại. Khả năng đệm lót giữa các đốt sống của chúng giảm đi và các đốt sống bắt đầu dịch chuyển. Điều này ảnh hưởng đến các xương lân cận và có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh và chuột rút cơ.
Đau vai gáy hoặc cánh tay: Những người bị thoái hóa đĩa đệm thường cảm thấy đau ở các vùng xung quanh đĩa đệm bị thoái hóa. Nếu đĩa đệm thoái hóa nằm ở vùng cổ, bạn có thể thấy đau cứng vùng vai gáy, sau đó lan ra cánh tay và bàn tay.
Yếu cơ chân hoặc hông: Thoái hóa đốt sống có thể gây tổn thương dây thần kinh. Điều này không chỉ có thể gây yếu cơ ở vùng chân hoặc hông mà còn có thể gây tình trạng rũ chân – sự mất khả năng nâng nửa trước của bàn chân khỏi mặt đất.
Cơn đau dai dẳng hoặc cơn đau ngắt quãng: Cơn đau do thoái hóa đĩa đệm có thể kết thúc sau chỉ vài ngày hoặc kéo dài tới vài tháng. Có lúc cơn đau âm ỉ và dai dẳng, nhưng cũng có lúc cơn đau trở nên dữ dội, khiến bạn không thể vận động.
Sự mất thăng bằng cột sống: Một số người bị thoái hóa đĩa đệm mô tả rằng họ cảm thấy như cổ hoặc lưng mình như rời ra. Đó là vì khi đĩa đệm thoái hóa, ma sát giữa các đốt sống sẽ tăng lên, gây đau đớn và cảm giác như các đốt sống “rụng rời”./.
Đau vùng thắt lưng, mệt mỏi kéo dài 1 tháng, người phụ nữ được phẫu thuật hút ra nước tiểu có màu trắng sữa
Xét nghiệm máu phát hiện chức năng thận giảm chỉ còn 50% nên bệnh nhân phải nhanh chóng nhập viện và tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ Khâu Hồng Kiệt, khoa tiết niệu, bệnh viện Asia University Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (60 tuổi) sống tại Đài Loan. Bệnh nhân đến khám trong tình trạng đau vùng thắt lưng, triệu chứng mệt mỏi kéo dài trong 1 tháng, nước tiểu sẫm màu và không có các triệu chứng khác.
Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị phù thận trái, xét nghiệm nước tiểu có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng bệnh nhân không có biểu hiện đi tiểu nhiều lần hay tiểu buốt rát.
Ngoài ra, khi bệnh nhân được tiến hành chụp cắt lớp vi tính phát hiện sỏi niệu quản trên bên trái kích thước 1,5cm kèm dấu hiệu phù thận nghiêm trọng, xét nghiệm máu phát hiện chức năng thận giảm chỉ còn 50% nên bệnh nhân phải nhanh chóng nhập viện và tiến hành phẫu thuật.
Chụp cắt lớp vi tính phát hiện sỏi niệu quản trên bên trái kích thước 1,5cm
Trong quá trình phẫu thuật, khi bệnh nhân được gắp hết sỏi niệu quản trong ca mổ, bác sĩ Khâu bàng hoàng phát hiện nước tiểu bị tắc trong thận và bên trong đều là mủ. Bác sĩ Khâu ngay lúc đó đã thầm nghĩ: "Hỏng thật rồi!" và nhanh chóng sử dụng ống bơm hút dịch mủ và tổng cộng hút được 3 ống nước tiểu có màu trắng sữa.
Bác sĩ Khâu đánh giá bệnh nhân rất dễ tử vong do sốc nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác sau phẫu thuật nên khả năng lớn phải chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt. Mặc dù ca phẫu thuật không khó, nhưng bác sĩ Khâu lo ngại bệnh nhân có thể bị giảm huyết áp, thở khó khăn, thậm chí sốt cao không khỏi.
Tổng cộng hút được 3 ống nước tiểu có màu trắng sữa.
May mắn thay, bệnh nhân đã dần hồi phục và rất may là không có trường hợp nào xấu xảy ra. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng may mắn như vậy, nếu người bệnh chậm trễ đến khám hoặc sốt cao, thậm chí phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm khuẩn huyết thì người bệnh sẽ gặp biến chứng khôn lường sau ca phẫu thuật.
Vì vậy, bác sĩ Khâu khuyến cáo nếu trong nhà có người thân kêu đau vùng thắt lưng trong thời gian dài thì bạn không nên nghĩ rằng do đối phương vận động sai tư thế mà cần đưa người bệnh đến bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ Khâu chỉ ra chế độ ăn uống của người hiện đại quá nhiều dầu, muối, đường, thích đồ uống giải khát hơn là nước lọc, đây chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu. Nếu bạn có dấu hiệu tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng không rõ nguyên nhân, đau bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thì có khả năng bạn đã bị sỏi tiết niệu và cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để tránh trường hợp đáng tiếc.
Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,... thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.
Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu
Tùy vị trí sỏi hình thành mà có các biểu hiện khác nhau, từ không có triệu chứng (bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi khi đi khám) đến những triệu chứng rất rầm rộ. Nhìn chung bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau:
Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm).
Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn.
Người phụ nữ có khối u thần kinh lớn ở mông Sau thời gian bệnh nhân tự điều trị tại nhà, khối u gây ra cảm giác đau tăng dần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày. Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân N.T.B. (nữ, 66 tuổi, trú tại Cẩm Thành, Cẩm Phả) có khối u thần kinh tọa kích thước lớn ở vùng mông...