9 thời điểm bảo dưỡng xe ô tô quan trọng cần ghi nhớ
Dưới đây là những mốc quan trọng mà bất cứ người sử dụng xe ô tô nào cũng cần ghi nhớ để có thể chăm sóc và bảo dưỡng xế cưng một cách tốt nhất.
1. Thời điểm cần bảo dưỡng động cơ ô tô
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, đối với 1 chiếc xe hơi mới, sau 3 – 6 tháng sử dụng hoặc chạy được 3.000 km, chủ xe cần bảo dưỡng lại động cơ xe. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, tùy vào thực trạng sử dụng của chiếc xe mà chủ nhân có thể đẩy thời điểm bảo dưỡng ‘trái tim’ của ô tô sớm hơn.
2. Thời điểm bảo dưỡng hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát có vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt động cơ, giúp khoang máy của xe ô tô hoạt động tốt hơn. Thông thường, chủ xe nên vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống làm mát sau khoảng 2 – 3 năm sử dụng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng nên thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát để kịp thời phát hiện ra những vấn đề trục trặc, ví dụ như bình làm mát bị cạn, bị đóng cặn hoặc bị rò rỉ…
3. Thời điểm thay dầu phanh
Cũng giống như hệ thống làm mát, kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng dầu phanh xe ô tô đúng chuẩn là sau 2 năm sử dụng, chủ xe nên thay dầu phanh.
4. Thời điểm bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái điện
Video đang HOT
Sau khi xe ô tô di chuyển được quãng đường 50.000 km, chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng định kỳ hệ thống trợ lái lực điện để có thể gia tăng tuổi thọ cho xế yêu.
5. Thời điểm thay dầu hộp số sàn
Đồng thời với việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống trợ lực lái điện, chủ xe nên tiến hành kiểm tra và thay mới dầu hộp số sàn sau khi xe chạy được khoảng 50.000 km. Tuy nhiên, việc tiến hành bảo dưỡng dầu hộp số sàn nên được thực hiện tại các gara uy tín, tránh tình huống thay phải dầu hộp số sàn kém chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của xe cũng như tính an toàn cho người sử dụng. Đây là kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô hữu ích mà những người sử dụng xe không thể bỏ qua.
6. Thời điểm thay dầu hộp số tự động
Sau khi xe di chuyển được lộ trình từ 70.000 – 80.000km, chủ xe nên thay dầu hộp số tự động. Thời điểm thay dầu hộp số tự động có thể sớm hơn nếu như xe thường xuyên phải chạy trong điều kiện địa hình khắc nghiệt và thời tiết xấu. Hoặc nếu như xe ít khi sử dụng, mốc thay dầu hộp số tự động có thể chậm hơn, khoảng từ 8 – 10 năm.
7. Thời điểm thay lọc gió động cơ
Sau 3 năm đưa vào sử dụng, hoặc chạy được 30.000 – 40.000 km, chủ xe cần tiến hành thay lọc gió động cơ. Lọc gió nếu được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ hoạt động hiệu quả, hạn chế tiêu hao nhiều nhiên liệu, động cơ bền hơn…
8. Thời điểm bảo dưỡng định kỳ dây cu roa truyền động
Theo các chuyên gia, dây cu roa truyền động của ô tô nên được thay sau khi xe chạy được khoảng 70.000 – 100.000 km. Đặc biệt, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bộ phận này bởi dây cu roa rất dễ bị nứt vỡ, thủng…
9. Thời điểm bảo dưỡng, thay thế bugi
Bugi là bộ phận rất dễ bị hao mòn, chính vì vậy chủ xe nên chú trọng quan tâm đến tình trạng của chi tiết này. Thông thường sau khi xe di chuyển được 30.000 – 40.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng, chủ xe nên tiến hành thay mới bugi.
Theo Oto
Những hạng mục cần nhớ cho người lần đầu đưa ô tô đi bảo hành
Trước khi đưa ô tô đi bảo hành, bạn cần biết được hạng mục nào hư hỏng được bảo hành miễn phí, hạng mục nào mất phí, dự trù chi phí phát sinh, ghi nhớ mốc thời gian, địa điểm đưa xe tới.
Những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô cho biết, hầu hết các hãng xe đều không "thiện chí" trong việc cung cấp thông tin chi tiết bảo hành. Các điều khoản bảo hành thường không có sự rạch ròi giữa hệ truyền động với các bộ phận khác. Do vậy, trước khi đưa xe đến địa điểm bảo hành, chủ xe cần nắm rõ những hạng mục sau:
Những hư hỏng nào được bảo hành miễn phí?
Thông thường, nhà sản xuất xe bảo hành miễn phí hệ truyền động (gồm: động cơ, hệ dẫn động, hộp số...). Trong thời hạn còn bảo hành, bất cứ khi nào các bộ phận liên quan đến hệ truyền động hỏng hóc, phát sinh lỗi đều được nhà sản xuất khắc phục miễn phí. Khách hàng của họ không phải chịu bất cứ chi phí nào ngay cả khi thay mới bộ phận đó. Những sự cố liên quan đến hệ truyền động bao gồm: Tua máy tăng vọt khi chuyển số, hộp số giật mạnh khi sang số, động cơ khó khởi động hoặc quá nóng...
Những hạng mục cần nhớ cho người lần đầu đưa ô tô đi bảo hành
Tuy nhiên, hệ truyền động cũng có giới hạn bảo hành dựa trên mốc thời gian hoặc số km, tùy điều kiện đến trước. Nhưng thời hạn bảo hành hệ truyền động sẽ dài hơn so với thời hạn bảo hành của khung gầm, thiết bị âm thanh hay bảo hành ắc-quy...
Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, tại Việt Nam, đa số các thương hiệu xe đều áp dụng thời gian bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km đối với xe ô tô mới. Chỉ có Subaru áp dụng thời gian bảo hành 5 năm hoặc 100.000 km và Honda có thêm gói gia hạn dành cho khách hàng muốn nâng thời gian bảo hành xe lên 5 năm hoặc 150.000 km.
Chevrolet là hãng xe duy nhất thực hiện chế độ bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km cho động cơ và hộp số, các hạng mục khác chỉ có thời hạn bảo hành 2 năm hoặc 50.000 km. Các hãng như Kia, Hyudai, Mazda, Nissan, Mitsubishi và Toyota áp dụng thời gian bảo hành ắc-quy 12 tháng hoặc 20.000 km. Riêng Lexus thực hiện bảo hành ắc-quy lên lên đến 36 tháng hoặc 100.000 km.
Một số hãng còn áp dụng chế độ bảo hành đặc biệt như: Nissan bảo hành 36 tháng hoặc 100.000 km đối với hệ thống điều hòa. Mitsubishi bảo hành hệ thống âm thanh lắp kèm xe với thời hạn 36 tháng hoặc 100.000 km. Lexus bảo hành han gỉ bề mặt hoặc hư hỏng lớp sơn trong thời gian 36 tháng hoặc 100.000km, ngoài ra hãng còn có chính sách bảo hành lỗ thủng do bị ăn mòn với thời hạn tối đa 6 năm, không giới hạn số km.
Trong khi đó, các hãng xe sang "rất thoáng" trong chính sách bảo hành. BMW và Mercedes-Benz giới hạn 24 tháng và không giới hạn số km. Tương tự, Audi nâng thời hạn bảo hành lên 36 tháng. Porsche giới hạn bảo hành 48 tháng nhưng có thêm gói gia hạn 10 năm dành cho người có nhu cầu.
Những hư hỏng nào bị tính phí khi bảo hành?
Các hãng sẽ tính phí cho việc thay thế, sửa chữa những thiết bị hao mòn tự nhiên gồm: đĩa côn, vỏ xe, bu-gi, khớp nối đốc tốc, các bộ lọc nhiên liệu, các bộ lọc gió, các bộ lọc dầu, má phanh, cầu chì, đĩa ly hợp, đèn, chổi than, dây đai, cần gạt nước, một số chi tiết bằng cao su, kính xe.... Khách hàng sẽ phải chi tiền cho việc sử dụng dầu, mỡ, nước làm mát bộ tản nhiệt, dung dịch điện phân cho ắc-quy,... trong quá trình thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, những hư hỏng hoặc trục trặc do chủ xe không bảo dưỡng định kỳ như khuyến cáo của hãng xe, không bảo hành bảo dưỡng tại các đại lý ủy quyền của hãng, bị hư hỏng do quá tải, chủ xe tự ý lắp thêm trang phụ kiện... sẽ không được bảo hành miễn phí.
Ghi nhớ lịch và địa điểm bảo hành
Khi xe vẫn còn hạn bảo hành, người dùng nên thực hiện đúng lịch theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thường ghi rõ trong sổ tay bảo hành) để chiếc xe nhận được chế độ bảo hành tối ưu nhất. Nếu không tuân thủ lịch bảo hành thì những hư hỏng xảy ra sau này sẽ bị tính phí khi bảo hành.
Đối với xe ô tô mới còn hạn bảo hành thì chủ xe có thể thực hiện việc bảo hành tại bất cứ đại lý ủy quyền nào của hãng.
Trước khi đưa xe đến nơi bảo hành, bạn nên soát lại nội dung cuốn bảo hành, có thể yêu cầu nhân viên đại lý giải thích cụ thể những đầu việc, chi phí phát sinh trước khi họ bắt đầu bảo hành, tránh bị động khi thanh toán phí.
Theo Oto
Tìm hiểu 5 thông số quan trọng trên lốp xe ô tô Với cánh tài xế, đặc biệt là các tài mới, việc hiểu rõ các thông số, ký hiệu trên lốp xe ô tô sẽ giúp họ chăm sóc và bảo dưỡng bộ phận này được tốt hơn, đồng thời đảm bảo được sự an toàn khi di chuyển. 1. Ký hiệu loại lốp xe ô tô Ký hiệu loại lốp xe ô tô...