9 tác dụng của yến sào đối với sức khỏe
Yến sào tuy không phải là loại thần dược chữa trị bách bệnh, nhưng từ xa xưa ông bà ta đã phát hiện ra yến sào là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Yến sào hay còn gọi là tổ yến được xem như một loại cao lương mỹ vị có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Dưới đây là tác dụng của tổ yến, xứng đáng để nhiều người sẵn sàng rút hầu bao chi trả cho món ăn đắt đỏ này.
Tổ yến giúp làn da trẻ đẹp
Chất Threonine có trong yến sào giúp hỗ trợ hình thành collagen và elastin. Hai chất này rất quan trọng trong việc tái tạo lại cấu trúc da. Khi kết hợp với Glycine sẽ giúp ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn mụn, tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, mang đến làn da sáng mịn săn chắc. Đó là lý do vì sao chị em phụ nữ nên dùng yến sào để duy trì xuân sắc.
Tổ yến có tác dụng bổ phế
Theo Đông y, yến sào có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với hệ hô hấp. Tổ yến giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn. Sử dụng yến sào chưng với gừng, ăn đều đặn (cách ngày hoặc 3 lần/ tuần, mỗi lần 3-5gr);giúp làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp; phòng ngừa bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Tổ yến giúp cải thiện tiêu hóa
Thành phần yến sào chứa một số nguyên tố hiếm như Cr. Tuy với hàm lượng rất thấp nhưng cũng mang đến tác dụng kích thích sự tiêu hóa. Người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là những người đang hồi phục bệnh và trẻ em có thể ăn yến sào để cải thiện hệ tiêu hóa. Những đối tượng này cần bồi bổ nhưng lại khó hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, yến sào là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Yến sào chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu và nhiều các nguyên tố vi lượng. Nhờ đó giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Video đang HOT
Tổ yến có tác dụng bổ máu
Yến sào giàu Protein và Fe, rất quan trọng để tạo máu cho cơ thể. Trong đó Fe (Sắt) có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ). Phụ nữ mang thai ăn yến sào có thể phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, đồng thời giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn.
Tác dụng của yến sào với hệ thần kinh
Các vi chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br trong yến sào có tác dụng ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ. Do đó, sử dụng tổ yến đúng cách sẽ giúp bồi bổ trí não, ổn định tinh thần; giúp ngủ ngon hơn, ghi nhớ tốt hơn. Đặc biệt kết hợp yến sào cùng hạt sen sẽ càng đem lại hiệu quả tuyệt vời.
Tổ yến giúp đôi mắt khỏe
Tổ yến có tác dụng gì? Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã cho thấy những con thỏ được tiêm huyết thanh tổ yến có thể sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Chúng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với thị lực.
Tổ yến có tác dụng giúp xương chắc khỏe
Trong yến sào chứa nhiều Canxi, ngoài ra còn có Phenylalanine,;dưới tác động của ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D (dẫn chất quan trọng giúp cơ thể hấp thu Canxi hiệu quả vào các phần xương.)
Tác dụng của yến sào trong việc cải thiện sức khỏe
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc được ghi chép trong quyển “shen non ben cao jing” ( ) từ năm 1695, yến sào có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong cuốn sách này, yến sào được nhắc đến là một món ăn lành tính, thuần khiết và nhẹ nhàng.
Với những người bị suy nhược, vừa mới ốm dậy, mới phẫu thuật, người bệnh ung thư vừa xạ trị,… ăn yến sào sẽ giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Lý do là trong tổ yến có các acid amin như Proline có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da; Tyrosine và acid Syalic giúp phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, Glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Chưa kể, hiện nay yến sào còn đang được nghiên cứu trong việc điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể.
Chuẩn bị "hành trang" cho con trở lại trường thời Covid-19
Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện 61/63 tỉnh thành đã quyết định cho học sinh trở lại trường. Cha mẹ cũng chuẩn bị cho con đi học lại với các điều kiện đặc biệt hơn.
Ảnh minh họa
Chuẩn bị cho con đi học trở lại
Chị Lan Anh (quận Long Biên, Hà Nội) không giấu niềm vui khi thành phố quyết định mở cửa trường học vào ngày 2/3. Từ sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán vừa qua, 2 con gái của chị ở luôn quê cùng ông bà, chỉ bố mẹ trở lại Hà Nội để đi làm. Phấn khởi được đón con lên và bọn trẻ lại được đến trường song với chị, bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý, tập cho các con thói quen dậy sớm và quen dần với thời gian biểu tới trường thì cha mẹ luôn phải nhắc nhở con thực hành các bài học về phòng dịch. Mỗi sáng ngoài việc ăn sáng, vệ sinh thì cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của con, cùng con chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn để mang theo đến trường.
"Chúng tôi mong từng ngày con được trở lại trường học tập và luôn tin tưởng vào trách nhiệm cũng như công tác phòng dịch của các nhà trường. Tuy nhiên, các con sẽ được bảo vệ an toàn hơn nếu có sự chung tay góp sức và chia sẻ của các bậc phụ huynh", chị Lan Anh cho biết.
Theo thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Bình (Trung tâm giáo dục trẻ Hà Đông), sau kỳ nghỉ dài, nhìn chung, trẻ tỏ ra hứng thú khi được đến trường học tập vui chơi, giao lưu cùng bạn bè. Tuy nhiên, có một số em tỏ ra hụt hẫng sau kỳ nghỉ Tết. Vì vậy, cha mẹ cần chia sẻ và trò chuyện với con về thông tin quay trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết và việc đi học trở lại trong bối cảnh dịch bệnh. Trò chuyện với trẻ về việc tổ chức lại thời gian biểu sinh hoạt, sắp xếp sách vở, góc học tập, những dự định kế hoạch học tập sẽ diễn ra như thế nào.
Cha mẹ cũng cần nói với con về việc lần này quay trở lại trường học, con vẫn cần lưu ý về việc giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch Covid-19. Song cha mẹ cũng không nên trầm trọng hóa vấn đề khiến trẻ càng thêm lo lắng mà chỉ để trẻ hiểu rằng đó là những kỹ năng, cách thức để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh như việc con đeo khẩu trang hay rửa tay thường xuyên...Cha mẹ nên hướng dẫn con một số kỹ năng để bình thường hóa và đơn giản hóa mọi vấn đề, suy nghĩ tích cực.
Giáo viên trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) vệ sinh, khử khuấn lớp học chuẩn bị đón học sinh trở lại.
Nhắc con những điều cần làm ở trường
Sau thời gian dài nghỉ học để phòng dịch tại nhà, khi đi học lại, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều với những khu vực đông người cũng như các vật dụng công cộng. Do đó, cha mẹ cần tăng cường nhắc nhở con về những biện pháp tự bảo vệ, duy trì các thói quen phòng dịch mọi lúc mọi nơi.
PGS Tôn Nữ Vân Anh (Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế) đưa ra lời khuyên, cha mẹ cần tập cho trẻ ý thức vệ sinh, sát khuẩn tay thường xuyên vì trẻ thường có thói quen cầm nắm đồ vật, đưa tay lên mắt, mũi, miệng, là con đường xâm nhập của virus vào cơ thể. Cần nhắc nhở trẻ rửa tay khi đến lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chạm vào các vật dụng công cộng, lúc về nhà, sau khi chơi đồ chơi và đeo khẩu trang. Việc thường xuyên đeo khẩu trang trên đường đi học, trong giờ ra chơi, cha mẹ cần khích lệ, động viên và hướng dẫn trẻ sử dụng khẩu trang đúng cách.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ phải chủ động khai báo nếu con có các biểu hiện ho, sốt, khó thở và chủ động cho con nghỉ học ở nhà nếu bị ốm hoặc có các biểu hiện bệnh đường hô hấp.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con
Một trong những biện pháp phòng dịch được các chuyên gia y tế đặc biệt chú trọng, đó là tăng cường thể lực để đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh. Theo đó, để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ về chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh như uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu protein.
Tăng các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại những virus gây bệnh. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
"Sức đề kháng tốt là then chốt để bảo vệ cơ thể mỗi người khỏi tác động của môi trường và nguy cơ bệnh tật. Cùng với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cũng cần tập cho trẻ một lối sống lành mạnh như: Đảm bảo ngủ đủ giấc, đúng giờ, rèn luyện cơ thể thường xuyên, tắm nắng để hấp thụ vitamin D", PGS. Tôn Nữ Vân Anh nhấn mạnh.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, điều quan trọng là cha mẹ cần hướng dẫn con thực hiện thông điệp 5K bằng các hoạt động cụ thể như: súc miệng họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên, thể dục và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ, phòng chống Covid-19.
Làm gì để khỏe hơn mỗi ngày? Tăng sức đề kháng giúp phòng dịch hiệu quả mà không cần phải sử dụng bất cứ một loại thuốc đặc trị nào. Ăn đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng. Bí quyết tăng sức đề kháng Cơ thể rất dễ mệt và uể oải, thiếu sức sống khi bạn lười vận động, không những thế, nếu không vận động nhiều, sức đề...