9 sự thật cho thấy CEO Mark Zuckerberg giàu cỡ nào
Giá trị tài sản của CEO Mark Zuckerberg đã giảm 10 tỷ USD chỉ trong một tuần, nhưng anh vẫn nằm trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Theo báo cáo của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của CEO Mark Zuckerberg đã giảm 10 tỷ USD chỉ trong một tuần, sau khi Coca-Cola, Starbucks và các thương hiệu lớn khác tạm dừng quảng cáo trên Facebook.
Khối tài sản của Mark Zuckerberg đã nhiều lần lên xuống như tàu lượn siêu tốc, kể từ năm 2018 thảm họa của Facebook. Nhưng vị tỷ phú 36 tuổi này vẫn luôn nằm trong top những người giàu nhất thế giới.
Mặc dù giàu có như vậy, nhưng Mark Zuckerberg không bao giờ thể hiện điều đó ra bên ngoài, thông qua những món đồ xa xỉ hay những cuộc ăn chơi. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể thấy được sự giàu có đó thông qua 9 sự thật về CEO Mark Zuckerberg.
1. Mark Zuckerberg có thể sống với mức lương hàng năm chỉ là 1 USD
Trước đây, Mark Zuckerberg đã từng kiếm được 770.000 USD từ lương và tiền thưởng khi làm CEO của Facebook. Nhưng đến năm 2013, Zuckerberg đã tự cắt giảm số tiền lương và thưởng của mình xuống chỉ còn 1 USD mỗi năm.
Khối tài sản khổng lồ của Mark Zuckerberg gắn liền với cổ phiếu Facebook, anh nắm giữ gần 17% cổ phần của mạng xã hội có giá trị vốn hóa gần 550 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đó khiến cho tài sản của Mark Zuckerberg sẽ bị biến động phụ thuộc vào giá cổ phiếu của Facebook. Đồng nghĩa với việc vị tỷ phú này có thể trắng tay nếu Facebook bị xóa sổ.
2. Kể từ khi Facebook IPO vào năm 2012, trung bình mỗi năm Mark Zuckerberg lại thêm 9 tỷ USD vào giá trị tài sản của mình
Với mức giá 16 tỷ USD, Facebook là thương vụ IPO công ty công nghệ lớn thứ 2 trong lịch sử. Kể từ đó, giá cổ phiếu Facebook đã tăng 408%. Cũng nhờ vậy mà trung bình mỗi năm, CEO Mark Zuckerberg lại thêm 9 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của mình.
3. Giá trị tài sản của CEO Mark Zuckerberg giảm 10 tỷ USD chỉ trong một tuần, nhưng anh vẫn nằm trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới
Video đang HOT
Sau khi bị Coca-Cola, Starbucks và các thương hiệu lớn khác tạm dừng quảng cáo trên Facebook, giá cổ phiếu của mạng xã hội này đã sụt giảm mạnh. Chỉ trong 1 tuần, tài sản của Mark Zuckerberg đã bốc hơi 10 tỷ USD. Nhưng đến ngày 28 tháng 6 năm 2020, Mark Zuckerberg vẫn được xếp hạng là người giàu thứ 4 trên thế giới.
4. Năm 2018, Mark Zuckerberg kiếm được 1,7 triệu USD mỗi giờ đồng hồ
Từ năm 2017 đến năm 2018, tổng giá trị tài sản của Mark Zuckerberg đã tăng thêm 15 tỷ USD. Chia cho tổng số 8.760 giờ mỗi năm, chúng ta có được số tiền mà Mark Zuckerberg kiếm được mỗi giờ đồng hồ là 1,7 triệu USD. Một con số không tưởng.
5. Mark Zuckerberg chỉ mất một tiếng rưỡi đồng hồ, để kiếm được số tiền bằng một cử nhân Đại học tại Mỹ làm cả đời
Một người Mỹ với bằng cử nhân trung bình có thể kiếm được 1,3 triệu USD trong cả cuộc đời làm việc. Mark Zuckerberg bỏ học đại học từ năm thứ 2, và anh có thể kiếm được số tiền này trong một tiếng rưỡi đồng hồ.
6. Trong chưa đầy 2 phút, Mark Zuckerberg kiếm được số tiền bằng một người lao động Mỹ làm việc toàn thời gian trong cả năm trời
Dựa trên số liệu của Cục Thống ke Lao động Hoa Kỳ, Mark Zuckerberg kiếm được số tiền bằng một người lao động Mỹ làm việc toàn thời gian trong cả năm trời. Đó là khoảng 28.538 USD.
7. Một gia đình trung bình tại Mỹ chi số tiền 1 USD, tương đương Mark Zuckerberg chi số tiền khoảng 845.000 USD
Giá trị tài sản ròng của một hộ gia đình trung bình tại Mỹ là 97.300 USD. Nếu một gia đình chi tiêu số tiền chỉ 1 USD, điều đó tương đương với việc Mark Zuckerberg bỏ ra số tiền khoảng 845.000 USD. Do giá trị tài sản ròng của Mark Zuckerberg là 82,3 tỷ USD.
8. Giá trị tài sản của Mark Zuckerberg cao hơn cả GDP của Jordan, Nicaragua và Jamaica cộng lại
GDP của Jordan là khoảng 46,4 tỷ đô la, Nicaragua là 12,5 tỷ đô la và Jamaica là 16,7 tỷ đô la.
9. Mark Zuckerberg có thể gửi cho mỗi người dân Mỹ 100 USD, mà vẫn còn một nửa số tài sản của mình
Dân số Hoa Kỳ hiện tại là khoảng 329,8 triệu người. Nếu tặng cho mỗi người dân 100 USD, cũng chỉ mất khoảng 32,9 tỷ USD. Chưa bằng một nửa số tài sản ròng của Mark Zuckerberg.
Mark Zuckerberg - Gã độc tài cai trị 'quốc gia' lớn nhất thế giới Facebook
Cai trị quốc gia với 2,6 tỷ người dùng, Mark Zuckerberg tự thiết lập nên luật mà anh ta muốn, buộc mọi người phải tuân theo.
Cuối tuần vừa qua, làn sóng tẩy chay Facebook lan rộng gây xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể, hàng trăm nhãn hàng trên thế giới gồm cả những tên tuổi lớn như Unilever, Starbucks, Coca Cola, Pepsi đồng loạt tuyên bố sẽ ngưng mọi quảng cáo trên mạng xã hội này, ít nhất trong 30 ngày, nhiều hơn thì cho tới hết năm nay.
Làn sóng kêu gọi tẩy chay Facebook được rấy lên bởi Liên đoàn Chống phỉ báng của Mỹ, là lời đáp trả việc xử lý không phù hợp của Facebook với một số bài viết gây xôn xao dư luận của Tổng thống Donald Trump. Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề về thông tin sai lệch trên nền tảng trong vài tuần gần đây do ảnh hưởng của các cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc và phản đối hành vi lạm quyền của cảnh sát trên khắp nước Mỹ. Những điều này đã phơi bày lỗ hổng trong cách kiểm duyệt nội dung của Facebook.
Ngay khi sự việc xảy ra, cổ phiếu của Facebook đã rơi tự do, thổi bay 56 tỷ USD vốn hóa thị trường sau một đêm. Về phần mình, CEO Mark Zuckerberg đã nỗ lực giải quyết những lo ngại quảng cáo trong phiên hỏi đáp trực tuyến với nhân viên vào ngày thứ 6. Anh đã tuyên bố hàng loạt các thay đổi nhỏ đối với hoạt động quảng cáo của công ty và chính sách nội dung. Mark thậm chí còn khẳng định: "Không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với các chính trị gia trong bất kỳ chính sách nào mà tôi vừa công bố ngày hôm nay". Tuy nhiên những nỗ lực này dường như là chưa đủ.
"Rõ ràng Facebook và CEO của họ Mark Zuckerberg không phải đơn thuần sơ suất mà thực tế là tự mãn với những bài đăng thông tin sai lệch", Derrick Johnson - Chủ tịch, CEO một công ty ở Mỹ nhận định.
Gã độc tài ở quốc gia Facebook
Sự việc lần này xảy ra khiến nhiều người nhớ lại việc Mark Zuckerberg từng bị so sánh là kẻ độc tài cai trị "quốc gia" lớn nhất thế giới Facebook.
Đây là nhận định của Peter Sunde đồng sáng lập website chia sẻ dữ liệu The Pirate Bay. Người này cho rằng Facebook đang tập trung mọi quyền lực của cộng đồng mạng.
Phát biểu trong bài phỏng vấn tại The Next Web năm 2016 ở Amsterdam, Peter Sunde nói rằng hiện tại đang không hề tồn tại thứ gọi là "dân chủ trực tuyến".
"Mọi người trong ngành công nghiệp công nghệ có rất nhiều trách nhiệm nhưng họ không bao giờ thực sự thảo luận về những vấn đề này.... Facebook là quốc gia lớn nhất thế giới và chúng ta đang có một nhà lãnh đạo độc tài là Mark Zuckerberg. Tôi không bầu cử cho anh ta. Anh ta tự đặt ra những luật lệ cho quốc gia Facebook của mình", Sunde nói.
"Và thực ra thì bạn không thể thoát ra khỏi Facebook. Tôi không dùng Facebook nhưng thực sự là ở đó có những điều mà thế giới thực không hề có. Bạn sẽ chẳng thể nhận những lời mời, không được cập nhập về tình hình của bạn bè, mọi người sẽ ngừng nói chuyện với bạn bởi bạn không tham gia Facebook".
Tình trong quý đầu tiên của năm 2020, Facebook có 2,6 triệu người dùng hoạt động hàng tháng - là mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Nắm trong tay lợi thế "đáng sợ"
Để minh họa cho quan điểm của mình, Sunde trích dẫn ví dụ về việc Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị nghe lén trong cuộc họp với chính Zuckerberg tại Liên Hợp Quốc. Nếu các chính trị gia tỏ ra cứng rắn hơn và thực sự tin rằng họ có thể thay đổi Facebook nhưng mạng xã hội này từ chối những quy định quốc gia, liệu họ sẽ bị đóng cửa? Sunde cho rằng chúng ta đã kiểm duyệt nhiều thứ, tại sao lại không làm vậy với Facebook?
Với 2,6 tỷ người dùng, Facebook đang nắm trong tay một lợi thế "đáng sợ". Họ thường xuyên bị chỉ trích về cách sử dụng dữ liệu người dùng, can thiệp vào chính trị, các vấn đề xã hội, và không ngăn chặn được nạn tin giả tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Facebook vẫn phát triển ổn định, số người dùng tiếp tục tăng.
Người dùng Facebook hiện tại chấp nhận mất đi quyền riêng tư để kết nối với những người quen biết, theo dõi những thông tin họ thích và không rời mắt khỏi điện thoại. Xóa ứng dụng Facebook khỏi điện thoại tương đối đơn giản. Tuy nhiên, từ chối thứ thế giới mà chúng ta đã quen thuộc, do Mark Zuckerberg tạo ra thì khó khăn hơn rất nhiều, nhất là khi ở đó còn tràn ngập thông tin, cơ hội làm việc và những công cụ giao tiếp hơn cả thế giới thực chúng ta đang sống.
Điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook? Tuần trước, hàng loạt công ty ra mặt ủng hộ chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook #StopHateForProfit. Chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Facebook có 8 triệu nhà quảng cáo. Nếu muốn mạng xã hội này bị tác động, cần phải có hiệu ứng đám đông cực lớn. Facebook báo hiệu họ có ý định "chơi" theo luật của...