9 sự cố gây xôn xao mùa thi đại học 2013
Mẹ con lạc nhau trên đường, bị cướp hết tiền, cha phải nhập viện tâm thần hay bắt quả tang thí sinh trộm đồ là những sự cố khiến nhiều người bất ngờ ở mùa thi đại học trước.
Ngày mai (3/7) các sĩ tử tham dự kỳ tuyển sinh đại học đợt một sẽ đến trường làm thủ tục. Cùng điểm lại những sự cố hy hữu của mùa thi đại học năm 2013.
Một thí sinh đến muộn không được vào phòng thi (Ảnh: Giáo dục thời đại).
Không có tên vẫn đi thi
Trong kỳ thi đại học đợt một, tại ĐH Bách khoa TP.HCM, một nam sinh đã tự động vào thi dù không có tên. Mặc dù giám thị đã kiểm tra kỹ tất cả các phòng vẫn không có tên thí sinh này. Nam sinh này sử dụng hai tên, không xuất trình được giấy tờ tùy thân, giấy báo thi nên cán bộ coi thi buộc phải giữ 2/3 thời gian làm bài mới cho ra ngoài trường.
Chép công thức ra người, bị đình chỉ thi
Lãnh đạo hội đồng thi ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, trong buổi thi đầu tiên, hai thí sinh đã bị đình chỉ do quay cóp. Đặc biệt, một thí sinh bị kỷ luật do chép công thức toán vào cánh tay và người.
Sau 1h làm bài, giám thị phát hiện thí sinh này có biểu hiện bất thường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm trên. Ngay lập tức, hội đồng coi thi đã lập biên bản đình chỉ thi đối với thí sinh này.
Ảnh minh họa.
Gặp cướp trên đường đi thi
Trong ngay thi đâu tiên, hai me con thí sinh Nguyên Thi Hoai An (Hooc Môn, TP.HCM) đa không găp may. Cô Lê Thi Tích, me em Hoai An cho biêt sang nay vưa ra khoi nha đên trương thi thi giưa đương bi cươp giât mât tui xach. Thí sinh nay mât hêt ca giây tơ tuy thân va giây bao thi. Được biết, Hoài An dự thi vào ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Khi đên trương trinh bao, hôi đông tuyên sinh đã hỗ trợ thí sinh làm lại giấy báo dự thi kịp giờ làm bài môn thi đầu tiên.
Video đang HOT
Vẫn đòi làm bài thi dù không được công nhận kết quả
Sáng 4/7, tại hội đồng thi cơ sở 3 ĐH Sài Gòn (đường Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM), thí sinh T.M.X., sau 20 phút phát đề mới chạy vào trường thi. Do đến muộn 20 phút nên nữ sinh này không được làm bài. Tuy nhiên, do thí sinh này khóc lóc và năn nỉ, nên Hôi đông thi vân bô tri cho thi tại môt phong riêng đê bơt hoang loan.
Sau đó, lãnh đạo hội đồng thi đã thông báo cho thí sinh sẽ không công nhận bài thi này. Đồng thời, T.M.X. sẽ không được dự thi hai môn còn lại.
Mẹ bị lạc khi đưa con đi thi đại học
Sáng 7/7, một người mẹ nghèo đã khiến nhiều người ở bến xe chú ý khi tất tả đi tìm con. Đó là trường hợp của cô Phan Thị Mừng, quê ở xóm Hang Leo, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, Thái Nguyên đã bị lạc con gái là Đỗ Thị Kim Ngân là thí sinh dự thi đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Cô Phan Thị Mừng tìm con tại bến xe sáng 7/7 – Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Khi nghe thông tin vụ việc, các tình nguyện viên nhanh chóng thông báo lên loa phát thanh của bến xe liên tục để nhờ trợ giúp tìm em Ngân.
Cũng tại đây, lực lượng chức năng cũng đã gặp cô, nghe chia sẻ và hỗ trợ tìm kiếm. Đầu giờ chiều ngày 7/7, thông tin về thí sinh đã được xác minh. Sau khi không tìm thấy mẹ, Ngân đã bắt xe về quê báo lại sự việc với gia đình.
Mặc dù vẫn rất hoang mang, lo lắng nhưng với sự động viên của gia đình, Ngân vẫn quay lại Hà Nội để dự thi. Lần này, Ngân đi cùng với anh trai. Sáng 8/7, thí sinh này đã đến điểm thi THCS Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) để làm thủ tục dự thi vào khoa Văn của đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Bị cướp hết tiền, cha sĩ tử nhập viện
Một người cha đưa con đi thi đại học ở Huế bị mất tiền đã rơi vào tình trạng sốc tâm lý, phải nhập viện tâm thần. Đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Thông (SN 1960, trú tại Phước Tuy, Diên Phước, Diên Khánh, Khánh Hòa) đưa con trai là Nguyễn Văn Minh ra Huế thi đại học bị mất sạch số tiền gần 10 triệu đồng mang theo.
Chàng học trò nghèo hoảng loạn khi cha phải nhập viện trước ngày thi – Ảnh: VTC News.
Theo chuẩn đoán ban đầu, ông Thông bị rối loạn thần cấp, thi thoảng ông nhận ra người thân nhưng có lúc mê sảng không biết những người xung quanh mình là ai. Hội sinh viên đại học Huế đã hỗ trợ vật chất kịp thời cho thí sinh Nguyễn Văn Minh và động viên em tiếp tục thi tốt ở đợt thi thứ 2 vào đại học Huế.
Bô sôt ruôt goi, con bi đinh chi thi
Thây nhiêu thi sinh thi cung điêm trường cua con minh đa ra vê, ông bô sôt ruôt lây điên thoai goi cho con đê hoi thăm tinh hinh. Cuộc điên thoai hoi thăm ây khiên ngươi con bi đinh chi thi. Trường hợp đang tiêc trên xay ra tai điêm thi cua ĐH Nông lâm TP.HCM.
Tinh huông “chêt ơ phut 90″ nay cung la bai hoc vơi cac thi sinh vân cô tinh mang điên thoai di đông vao phong thi. Năm nay, theo thông báo của Bộ GD-ĐT, trong số 254 thí sinh bị đình chỉ thi đa phần đều do mang điện thoại vào phòng thi.
Bắt quả tang thí sinh trộm đồ trước phòng thi
Sự việc xảy ra tại hội đồng thi của ĐH Quảng Nam trong buổi thi sáng 10/7, giám thị hành lang đã bắt quả tang Đỗ Văn S. (thi phòng 20) trộm cắp điện thoại. Sau khi làm được 2/3 thời gian môn Văn khối C, S. tranh thủ xin phép ra ngoài đi vệ sinh. Sau đó, thí sinh này giở trò trộm cắp các vật dụng trong cặp xách của các bạn khác để ngoài hành lang phòng thi. Vừa thò tay vào một chiếc túi để móc điện thoại di động S. đã bị giám thị hành lang phát hiện và bắt tận tay. Hiện thí sinh này đã được bàn giao cho công an tiếp tục điều tra xử lý.
Đưa con đi thi đại học, nhà bị khoắng sạch
Sáng 10/7, Công an huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết đang điều tra vụ trộm táo tợn xảy ra tại nhà ông Lê Công Dương, (xã Bình Giã, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trước đó, vào ngày 8/7, ông Dương ông cùng con con lớn đưa con trai út lên TP.HCM để dự kỳ thi đại học đợt hai. Đến khoảng 16h30 chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thu Thảo (vợ ông Dương) đi làm về thì phát hiện hành lang và bên trong nhà bị lục lọi, mất đồ. Nhóm kẻ gian đã lấy đi số tài sản tổng giá trị tài sản khoảng 220 triệu đồng.
Bên cạnh những sự cố hy hữu này, kỳ tuyển sinh đại học năm 2013 vẫn còn trường hợp thí sinh đến muộn, ốm đột xuất, gặp tai nạn, rơi giấy tờ phải bỏ lỡ kỳ thi quan trọng.
Theo zing
1001 cách cầu may trước kỳ thi của sĩ tử
Kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ đang đến gần. Hồi hộp, lo lắng là tâm trạng không thể tránh khỏi với mỗi thí sinh. Song song với việc tập trung ôn luyện, hệ thống lại kiến thức, nhiều sĩ tử đã chọn các cách cầu may để có thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng này.
Đến đền, chùa cầu may
Vào thời điểm này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lượng thí sinh đến các đền chùa để cầu may, xin lộc ở nhiều địa phương ngày một tăng. Phần lớn các sĩ tử cùng với gia đình mong ước được Thần, Phật phù hộ để sĩ tử sẽ đạt được kết quả cao hoặc gặp những may mắn bất ngờ trên con đường thi cử.
Vào những ngày này, lượng khách đến vãn cảnh và thắp hương tại chùa Hà ngày một đông hơn. Bác Nguyễn Thị Hồng trú tại phố Nghĩa Tân - phường Nghĩa Đô - Hà Nội - một phụ huynh có con thi đại học năm nay cho biết: "Đưa con đi lễ chùa cầu may trước là cầu xin với Thần, Phật, sau là giúp con cảm thấy tự tin và vững tâm hơn khi đi thi vì lúc nào cũng có Thần, Phật phù hộ."
Đã thành một thông lệ, vào những ngày này, hàng ngàn lượt học sinh đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày một đông. Trong những ngày này, cảnh tượng xô lấn, chen chúc ở đây là không thể tránh khỏi. Nhiều thí sinh còn tranh thủ lúc không có ban quản lý, chạy vào sờ đầu rùa đá để lấy hên.
Đi xem bói
Ngay từ đầu năm, rất nhiều thí sinh đã đến những địa điểm bói toán để hỏi về con đường thi cử, lập thân của mình. Vào những ngày này, những gia đình cô đồng, thầy bói dường như càng phát tài hơn khi lượt khách từ các nơi xa cứ nườm nượp đổ về. Các hình thức xem bói về con đường thi cử trở nên phong phú hơn bao giờ hết từ xem tướng, xem tay, lật bài, đến xem...số báo danh, bói toán trên mạng đều được các "thầy" áp dụng triệt để.
Doãn Thị Hồng (THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông) cho biết: "Mình theo các bạn đi xem bói và gặp quẻ xui nên giờ rất lo lắng, bất an làm bố mẹ cũng lo theo. Gia đình mình đã cúng giải hạn để mình có thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi đại học lần này."
Đi xem bói nhiều khi mang lại tác động tiêu cực đối với tâm lý các sĩ tử. Nhiều sĩ tử khi được thông báo sẽ "trượt" đã rất lo lắng, mất tinh thần và không thể làm bài thi tốt như mong đợi.
Ảnh minh họa.
Rất nhiều kiểu kiêng khem
Trước ngày thi, sĩ tử truyền tai nhau rất nhiều cách kiêng khem để không ảnh hưởng đến kết quả thi cử của mình. Các món ăn như lạc, bí, trứng, chuối... hầu như đã không còn có trong thực đơn của các sĩ tử. Một số sĩ tử còn kiêng cắt tóc vì sợ sẽ làm giảm bớt may mắn khi đi thi. Ngược lại các món ăn liên quan đến đậu được rất nhiều thí sinh quan tâm trong thời điểm này.
Nói đến các món ăn trong kỳ thi Đoàn Thu Hồng (THPT Nguyễn Tất Thành) cho biết: "Cả tháng nay mình đã ăn các món ăn liên quan đến đậu như đậu phụ, đậu xanh, đậu đỏ, và ngán đến tận cổ. Tuy nhiên, để đảm bảo may mắn trong kỳ thi đại học thi mình vẫn sẽ tiếp tục cho đến lúc thi."
Sẽ vẫn trượt nếu chỉ cầu may
Các hoạt động cầu may của thí sinh chỉ đáp ứng phần nào ở góc độ tâm lý, còn hơn hết, kết quả thi đại học phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm và chịu áp lực trong phòng thi của các thí sinh.
TS Nguyễn Thanh Hoàn, giảng viên khoa Tâm lý Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM phân tích về bệnh "mê tín" của học sinh: "Đối với tâm lý mỗi người, việc tìm niềm tin ở một điều gì đó là hoàn toàn bình thường, giống như việc các bạn tin vào các vị thần, các bạn hay đi chùa, hay đi nhà thờ để cầu mong một điều gì đó. Điều đó không có gì sai, vì xét theo mặt tích cực, nó giúp chúng ta có thêm lòng tin để thực hiện một việc gì đó. Nhưng nếu vì lo lắng hoặc quá hoang mang trước kỳ thi ĐH chẳng hạn, mà tìm đến các khái niệm tâm linh thì thật không nên. Chưa ai kiểm chứng được tính đúng sai của những việc như xem bói hay xin bùa may mắn, mà đôi khi, chúng ta còn rất dễ bị lừa bởi những lời "thầy phán" nữa. Nếu các em cảm thấy lo lắng, nên dành thời gian chăm sóc bản thân mình nhiều hơn, ăn uống, học tập có điều độ, và tập tin tưởng vào bản thân, hơn là đặt niềm tin vào lời nói của người khác."
Đi đền, chùa, kiêng khem để cầu may không phải là xấu nhưng quan trọng hơn cả vào lúc này đối với sĩ tử là việc giữ sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng để có thể vượt vũ môn hóa rồng. Chúc các sĩ tử năm nay gặp nhiều may mắn!
Theo Trí thức trẻ
Có nên luyện thi đại học cấp tốc? Đây là thời điểm tất cả những học sinh khối 12 đang tăng tốc để có khối lượng kiến thức vững chắc nhất cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh, vẫn tin tưởng vào những trung tâm "luyện thi siêu tốc" với hy vọng có thể nhanh chóng "vá" những lỗ hổng kiến thức của mình. Lò...