9 quy tắc “không nên, không vội và không hợp” để có sức khỏe dẻo dai, sống thọ
Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen sống của chúng ta! Thực hiện những quy tắc đơn giản này để bảo vệ sức khỏe của chính bạn ngay từ hôm nay.
Thói quen không thể hình thành một sớm một chiều được. Sở dĩ bạn có thể trở thành một người tốt, điều đó có nghĩa bạn có những thói quen tốt mà nhiều người khác không có. Sức khỏe ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống đời thường, nếu có sức khỏe tốt thì sẽ giúp ta làm được nhiều thứ hơn, tuổi thọ cũng dài hơn. Ngược lại, sức khỏe xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như tuổi thọ.
Để cải thiện sức khỏe, việc hình thành các thói quen lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tuân thủ quy tắc “3 không nên, 3 không vội, 3 không hợp” để giữ có sức khỏe dẻo dai, kéo dài tuổi thọ:
“3 không nên” khi vừa thức dậy
Vừa thức dậy không nên vận động vội
Trong khi bạn ngủ, một nửa cơ thể tạm thời giảm hoạt động: huyết áp hạ xuống, nhịp tim đập chậm hơn, hô hấp chậm hơn…Sau khi tỉnh dậy, một nửa cơ thể này cần phải có thời gian chuyển dần dần từ “trạng thái ngủ” sang “trạng thái hoạt động”. Nếu như vừa ngủ dậy và bạn vội vàng vận động, sẽ khiến cho bản thân gặp phải tình trạng chóng mặt, buồn nôn, tim đập mạnh và loạn nhịp. Thậm chí, chân tay yếu đi và phản ứng không kịp thích nghi với trạng thái cơ thể.
Vì thế, sau khi thức dậy, đầu tiên hãy nằm thư giãn 5 phút, hít thở sâu 10 lần, sau đó mới từ từ ngồi dậy, vươn vai từ 3 đến 5 lần, rời khỏi giường và uống một cốc nước ấm, sau khi chờ cơ thể hồi phục trạng thái bình thường hãy tiếp tục vận động.
Không nên bỏ qua việc đi vệ sinh
Sau khi thức dậy, nhiều người vì bận rộn, nhiều việc nên có thói quen bỏ qua việc đi vệ sinh cho dù bản thân đang “mắc vệ sinh”. Vấn đề này qua nhiều ngày sẽ gây ra cho cơ thể những tác hại khôn lường như: táo bón, tạo búi trĩ,…Vì vậy, nếu bản thân đang cần đi vệ sinh, hãy “giải quyết” ngay chứ đừng “bỏ qua”.
Không nên bỏ bữa sáng
Mỗi lần sau khi chúng ta ăn xong, cần từ 4 đến 6 tiếng để tiêu hóa và hấp thụ những gì trong cơ thể. Vì vậy, để bổ sung năng lượng đầy đủ cho cơ thể cần phải sắp xếp các bữa ăn cách nhau từ 4-6 tiếng. Sáng sớm, khi vừa trải qua giấc ngủ kéo dài tầm 8 tiếng thì bữa sáng sẽ là bữa đem đến chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp chúng ta có đầy đủ năng lượng cho cả ngày.
Video đang HOT
“3 không vội” sau bữa ăn
Không vội đi dạo bộ
Rất nhiều người thích đi dạo bộ sau những bữa ăn. Đối với những người có vóc dáng mập mạp, ít vận động hay người có axit dạ dày dư thừa, đi dạo bộ sau khi ăn sẽ giúp cho việc thúc đẩy sự nhu động, tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, có lợi cho sức khỏe.
Nhưng đối với người ốm yếu, dạ dày yếu thì không thích hợp để đi bộ sau bữa ăn. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
Không vội tắm
Sau khi ăn no, mạch máu biểu bì của toàn bộ cơ thể bị nước ( nóng) kích thích và giãn nở, lượng máu cung cấp lên bề mặt da nhiều hơn và làm giảm đi lượng máu cung cấp trong khoang bụng, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí là ngất xỉu.
Không vội ăn trái cây
Trong trái cây rất giàu chất Monosaccharid, chúng thường được hấp thu ở ruột non. Nhưng nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính, chúng sẽ được giữ lại ở dạ dày lâu hơn mà không xuống ruột non. Nếu như “cư trú” quá lâu, Monosaccharid sẽ lên men và gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…Vì vậy, sau các bữa ăn, tốt nhất là cách tầm từ 1 đến 3 tiếng rồi mới nên ăn trái cây để không bị phản tác dụng.
“3 không hợp” trước khi ngủ
Trước khi ngủ không thích hợp cho việc ăn
Thường xuyên ăn no về đêm trước khi ngủ dễ làm cho dạ dày không được nghỉ ngơi, một phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, một phần ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng được hấp thu, cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Trải qua một ngày dài và mệt mỏi, cơ thể cả trong lẫn ngoài đều cần nghỉ ngơi tốt, nếu không mọi thứ sẽ trở nên tệ hại vô cùng.
Không thích hợp cho việc vận động mạnh
Vận động mạnh trước khi ngủ sẽ khiến cho các tế bào thần kinh của đại não khống chế cơ thể hiện diện ở trạng thái hưng phấn, sự hưng phấn này sẽ không mất đi trong một khoảng thời gian và khiến cho con người không thể chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Vì thế, trước khi đi ngủ hãy để cho cơ thể ở trạng thái thoải mái, hoặc có thể vận động nhẹ như đi tản bộ chẳng hạn.
Không thích hợp sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Điện thoại di động đều có bức xạ, sử dụng điện thoại trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến trung khu thần kinh cũng như làm chất lượng giấc ngủ kém đi. Một số người còn có thói quen thức cả đêm sử dụng điện thoại và điều này làm họ mất đi rất nhiều năng lượng cho ngày mai.
Những chi tiết nhỏ trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến cuộc đời. Một người nếu như có thói quen tốt, thì sẽ có một cuộc sống chất lượng, do đó, chỉ cần bạn thay đổi, bây giờ bắt đầu thì cũng không hẳn là muộn màng!
6 sai lầm mà người bị tiền tiểu đường mắc phải khi ăn kiêng
Những sai lầm về chế độ ăn uống mà người tiền tiểu đường thường mắc phải khi cố gắng giảm cân như: bỏ bữa sáng, ăn quá ít, ăn quá nhiều thực phẩm lành mạnh, không tập thể dục...
Ăn kiêng tiền tiểu đường
Nếu bạn bị tiền tiểu đường rất có thể bác sĩ sẽ thúc giục bạn giảm cân. Mặc dù không phải tất cả mọi người bị tình trạng này đều thừa cân, nhưng hầu hết khoảng 90% những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đều gặp phải tình trạng này.
Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao bất thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2. Khoảng 88 triệu người trưởng thành ở Mỹ, tức cứ 3 người thì có hơn 1 người bị tiền tiểu đường có liên quan đến nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim và đột quỵ.
Bạn có thể đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục hàng ngày. Ảnh: NHẬT LINH
Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đôi khi có thể đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường và trì hoãn hoặc ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Trên thực tế, chỉ cần giảm từ 5% - 7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 từ 58% - 71%, theo The Healthy.
Có nhiều cách khác nhau để những người bị tiền tiểu đường giảm cân. Nếu có thể, hãy nhờ một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ hướng dẫn bạn chế độ ăn kiêng phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc kế hoạch bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, hãy để ý những sai lầm về chế độ ăn uống mà người tiền tiểu đường thường mắc phải khi cố gắng giảm cân sau đây:
Bỏ bữa sáng
Chuyên gia dinh dưỡng Marina Chaparro, nhà giáo dục về bệnh tiểu đường và là người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết, bỏ bữa sáng có vẻ là một cách dễ dàng để tiết kiệm một vài calo nhưng bỏ qua bữa sáng lành mạnh có xu hướng phản tác dụng, nó có thể làm rối loạn lượng đường trong máu của bạn.
"Lượng đường trong máu có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể. Bạn luôn có một lượng đường dự phòng trong gan vốn được cho là sẽ được giải phóng khi cần thiết, nhưng ở những người bị tiền tiểu đường cơ chế này không phải lúc nào cũng hoạt động bình thường và gan của bạn có thể giải phóng quá nhiều glucose một cách nhầm lẫn", chuyên gia Chaparro cho biết.
Ăn quá nhiều thực phẩm lành mạnh
Ngay cả những thực phẩm tốt cho bạn vẫn có calo và bạn sẽ không giảm cân nếu khẩu phần ăn không kiểm soát.
"Thỉnh thoảng tôi gặp một người ăn cá hồi, hạt quinoa và tất cả những thực phẩm tuyệt vời khác và họ không thể tìm ra lý do tại sao mình không giảm cân. Tuy nhiên, chất lượng thực phẩm rất quan trọng, nhưng số lượng cũng vậy", Chaparro cho biết.
Không tập thể dục
Theo chuyên gia Chaparro: "Ngoài việc giúp giảm cân, tập thể dục có thể làm giảm lượng đường bằng cách khuyến khích đường di chuyển vào các tế bào (nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng) thay vì đi lang thang trong máu. Tập thể dục giống như uống một liều thuốc."
Đặt mục tiêu hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày kết hợp tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức mạnh là một phần quan trọng trong việc đẩy lùi tiền tiểu đường.
Ăn quá ít
Cũng như bỏ bữa sáng, một số người nghĩ rằng họ sẽ tiêu thụ ít calo hơn nếu họ chỉ ăn tối. Tuy nhiên điều này thực sự trái ngược với những gì thường xảy ra. Chúng ta thường có xu hướng chọn thực phẩm giàu calo hơn và cuối cùng sẽ tiêu thụ nhiều hơn trong một bữa ăn so với mức chúng ta sẽ có cả ngày. Chiến lược mất cân bằng này cũng khá khủng khiếp đối với lượng đường trong máu của bạn .
"Ăn một bữa mỗi ngày có thể khiến gan tiết ra nhiều glucose hơn khi bạn không ăn và khiến tuyến tụy khó đáp ứng nhu cầu insulin sau bữa ăn lớn", chuyên gia dinh dưỡng Sacha Uelmen, giám đốc dinh dưỡng của Mỹ cho biết.
Ăn quá thường xuyên
Có lầm tưởng rằng bạn cần ăn hai giờ một lần khi bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường. Mặc dù cả ngày không ăn có thể không phải là ý tưởng tốt nhất, nhưng ăn quá thường xuyên có thể khiến bạn thực sự khó kiểm soát lượng đường trong máu, chưa nói đến việc giảm cân.
Để giữ lượng đường trong máu ổn định hãy cố gắng sắp xếp các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, thường là ăn một thứ gì đó sau bốn đến sáu giờ.
Căng thẳng
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khi bạn cảm thấy mệt mỏi khả năng đề kháng của bạn bị suy giảm và bạn dễ dàng tìm kiếm sự thoải mái bằng cách tìm đến các thức ăn ngọt, mặn và béo. Đối với những người tiền tiểu đường, ăn kiêng đó là một vấn đề nghiêm trọng và không chỉ vì lượng calo thừa. Căng thẳng kinh niên có thể làm tăng lượng đường của bạn và giữ chúng ở mức cao, theo The Healthy.
Chế độ dinh dưỡng cho người đạp xe như thế nào là hợp lý? (Phần 2) Chế độ dinh dưỡng cho người đạp xe hợp lý sẽ giúp họ nhanh chóng hồi phục các chấn thương cũng như có đủ sức khỏe để nâng cao hiệu suất luyện tập. Đạp xe là một môn thể thao mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, người tham gia vào bộ môn này cũng cần...