9 mẹo giúp trẻ không sợ làm bài tập về nhà
Bật nhạc yêu thích của con trong lúc học ở nhà, để chúng tự sắp xếp bài muốn làm, cho phép giải lao… là những gì bố mẹ nên làm.
Trước tranh luận liệu bài tập về nhà có hữu ích cho trẻ hay không, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nó có thể cải thiện tính tự giác và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, tạo môi trường thích hợp để tối đa hóa kết quả và giúp đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, với nhiều trẻ không có hứng thú làm bài tập về nhà, Bright Side gợi ý một số cách nhẹ nhàng sau.
1. Bật nhạc yêu thích của trẻ
Có vẻ âm nhạc là một yếu tố gây mất tập trung nhưng một số chuyên gia cho rằng điều này không hẳn đúng.
Một số trẻ làm tốt bài tập về nhà khi được nghe những bản nhạc yêu thích. Âm nhạc giúp quá trình học tập bớt buồn chán, mệt mỏi hơn và thậm chí có thể thúc đẩy trẻ. Tất nhiên, lợi ích của nó còn phụ thuộc vào loại nhạc và âm lượng phát ra.
Những bản nhạc có lời có thể gây mất tập trung hơn. Tiếng nhạc cụ và nhạc cổ điển không thể giúp trẻ thông minh hơn nhưng có tác động nhẹ nhàng với hứng thú học, được gọi là “ Hiệu ứng Mozart”.
Tranh: Bright Side.
2. Tạo góc học tập cố định ở nhà
Một góc học tập cố định sẽ tạo thói quen tốt. Nó có thể là trong nhà bếp, phòng ăn hoặc phòng ngủ. Bạn nên tắt tivi vì nó sẽ làm trẻ mất tập trung. Nếu cần một chút thư giãn, bạn có thể bật đài hoặc bật nhạc yêu thích của con.
Tất cả dụng cụ, thiết bị cần thiết phải có trên bàn để trẻ không bị gián đoạn mỗi khi cần, chẳng hạn thước kẻ, bút màu, bút chì. Bạn có thể để một ít nước để con không có cớ dừng lại khi muốn tìm thứ gì đó để uống.
3. Tạo thời gian cố định làm bài về nhà
Video đang HOT
Bạn nên thiết lập thói quen chung cho bài tập về nhà, có lịch trình cụ thể để hoàn thành tất cả bài tập. Chẳng hạn, con có thể làm bài tập trong phòng của chúng sau bữa tối. Tất nhiên, đôi khi vướng một số lịch như chơi thể thao, có buổi nhạc kịch, con có thể làm bài vào một thời gian phù hợp.
Bạn cũng nên cố gắng để con tập trung liên tục vào một nhiệm vụ, với trẻ 2 tuổi là khoảng 5 phút, với trẻ lớn hơn là khoảng 20 phút. Bạn có thể cho phép con mình nghỉ giải lao như một phần thưởng cho việc hoàn thành một phần công việc.
4. Đặt ra quy tắc về việc sử dụng điện thoại trong giờ học
Tranh: Bright Side.
Theo các nhà nghiên cứu, những đứa trẻ sử dụng các thiết bị thông minh từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày “thường hoàn thành bài tập về nhà thấp hơn 23% so với trẻ dành ít hơn 2 giờ mỗi ngày”. Vì vậy, chỉ cho phép con sử dụng điện thoại di động trong khi học nếu cần thiết, ví dụ gọi cho một người bạn cùng trường và thảo luận về những bài tập khó. Các con cũng có thể cần một ứng dụng nhất định cho những bài tập đang làm.
5. Chỉ giúp con giải quyết vấn đề khi chúng không thể tự vượt qua
Việc giúp con làm bài tập ở nhà không có gì sai cả nhưng bạn chỉ cần làm điều đó khi con không thể tự giải quyết được vấn đề. Nếu con có thể tự làm được, bạn nên tránh giúp đỡ.
Điều quan trọng nữa là sự giúp đỡ của bạn phải bình tĩnh và vui vẻ. Đánh giá và la mắng có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Hãy đưa ra nhận xét tích cực và đừng cố gắng hoàn thành bài một mình. Thay vào đó, bạn nên yêu cầu con đọc to lại và sau đó giải thích bằng lời của chúng.
6. Gợi ý giải lao một chút nếu con gặp bài khó
Gặp khó khăn là điều bình thường, đặc biệt là khi mệt mỏi. Nếu con gặp khó khăn, hãy cho chúng nghỉ ngơi một chút để có thể tập trung lại. Các chuyên gia khuyên bạn nên có 10 phút để làm điều gì đó vui vẻ hoặc năng động. Sau đó, bạn có thể tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề.
7. Đọc cùng con
Việc giúp con học bằng cách nêu gương của chính bạn là rất thiết thực. Bạn hãy cho con thấy bạn cũng đọc thay vì chỉ đóng cửa và đọc trong phòng ngủ. Khi con mới bắt đầu đi học, hãy đọc cùng. Kể cả sau này, khi chúng lớn hơn, bạn vẫn có thể làm điều đó nếu con thích.
Tranh: Bright Side.
8. Yêu cầu con sắp xếp bài tập theo thứ tự mà chúng muốn làm
Điều quan trọng là phải khuyến khích trẻ giải thích cách suy nghĩ của chúng. Trong trường hợp này, trẻ sẽ cảm thấy kiểm soát được nhiệm vụ và phong cách làm việc của chính mình. Bạn có thể thảo luận về nhiệm vụ mà con muốn làm trước hoặc những nguồn cung cấp nào con cần.
9. Cung cấp phần thưởng
Bố mẹ nên có hệ thống phần thưởng dành cho con. Chẳng hạn, bạn có thể đặt thời gian nghỉ ngơi. Mỗi buổi học có thể được chia nhỏ với 15 phút giải lao. Trong thời gian này, con có thể trò chuyện với bạn bè và thư giãn. Bạn cũng có thể tạo hệ thống phần thưởng của riêng mình theo sở thích của con.
Giáo sư đại học nổi tiếng ở Mỹ chỉ ra 5 lý do làm bài tập về nhà sẽ "nguy hại" với học sinh tiểu học, ai đọc xong cũng gật gù đồng tình
GS Etta Kralovec, Trường ĐH Arizona (Mỹ) cho rằng, việc ra bài tập về nhà cho học sinh tiểu học không chỉ không có tác dụng mà còn tạo cảm giác trách nhiệm giả tạo, làm tổn hại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Làm bài tập về nhà từ lâu đã là nhiệm vụ quen thuộc của mỗi học sinh. Phụ huynh đều tin rằng bài tập về nhà giúp các con củng cố kiến thức đã học ở trường, giúp phát triển sự tự giác, tập trung và quản lý thời gian cũng như xây dựng kỹ năng tự lập.
Tuy nhiên, một nghiên cứu 25 năm của Đại học Duke, Bắc Carolina cho thấy, điều này chưa hẳn đã có tác dụng với học sinh tiểu học. Theo nghiên cứu, bài tập về nhà rất tốt với học sinh trung học phổ thông, giảm dần với học sinh cấp trung học cơ sở và hoàn toàn không có tác dụng đối với học sinh tiểu học.
Làm bài tập về nhà từ lâu đã là nhiệm vụ quen thuộc của mỗi học sinh. (Ảnh minh họa)
Đồng quan điểm này, GS Etta Kralovec, Trường ĐH Arizona (Mỹ) chỉ ra một số lý do sau khiến giáo viên không nên giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học:
1. Bài tập về nhà có thể tạo ra những thái độ tiêu cực của trẻ về trường học. Học sinh tiểu học chỉ đang đi những bước đầu tiên trên con đường học tập còn rất dài ở phía trước. Do đó, giáo viên không nên làm cho trẻ cảm thấy chán ghét trường học. Thay vào đó, trẻ nên có được những trải nghiệm vui vẻ khi học tập.
2. Vấn đề bài tập về nhà là nguyên nhân lớn nhất của những xích mích, mặc cả giữa cha mẹ và con cái. Ở độ tuổi tiểu học, trẻ vẫn chưa thể tự giác làm bài tập về nhà mà vẫn cần sự nhắc nhở của cha mẹ. Việc buộc trẻ phải ngồi vào bàn học có thể trở thành một "cuộc chiến" kéo dài cho đến tận khi bài tập về nhà thực sự có tác dụng với việc học của trẻ.
3. Bài tập về nhà tạo cảm giác trách nhiệm giả tạo. Những người ủng hộ bài tập về nhà sẽ nói rằng làm bài tập về nhà hàng ngày giúp trẻ có tính trách nhiệm hơn với việc học. Nhưng điều đó chỉ đúng ở độ tuổi lớn hơn. Khi cha mẹ phải nhắc nhở con cái làm bài tập về nhà mỗi tối, mục đích này hoàn toàn biến mất.
4. Bài tập về nhà cướp mất thời gian vui chơi, khiến trẻ thiếu hụt các hoạt động thể chất.
5. Trẻ cần được nghỉ ngơi để học hiệu quả. Trẻ em trung bình cần được ngủ 10 tiếng mỗi ngày. Để trẻ có thể tham gia học tập ở trường bằng 100% khả năng, trẻ cần được ngủ điều độ.
Theo GS, có rất nhiều hoạt động khác mà giáo viên và phụ huynh có thể tổ chức để học sinh cảm thấy có động lực, hào hứng hơn trong học tập như đọc sách cùng con và khuyến khích con đọc sách; thay vì dựa vào bài tập về nhà để phát triển ý thức trách nhiệm của trẻ, có rất nhiều thói quen hàng ngày cha mẹ có thể dạy con. Chẳng hạn như thức dậy sớm vào buổi sáng, dọn dẹp giường, giúp cha mẹ việc nhà hay chăm sóc cây cối...
Làm thế nào để trẻ vui vẻ làm bài tập về nhà?
Trong trường hợp nếu con vẫn phải bài tập về nhà, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau để buổi học của con trở nên thoải mái và hiệu quả hơn:
Cho trẻ ăn hoa quả sau khi đi học về : Trẻ học tập ở trường cả ngày, đại não đã mệt rồi, bụng đã đói rồi. Khi con trở về nhà, bạn nên cho trẻ ăn nhẹ và nghỉ ngơi để kịp thời bổ sung năng lượng. Khi đại não đã được nạp năng lượng, thì trẻ mới có thể làm bài tập được.
Làm bài tập trước khi ăn tối : Ai cũng có cảm giác, sau khi ăn tối no nê đều muốn nghỉ ngơi. Nếu lúc này mà bắt trẻ làm bài tập ngay, trẻ sẽ không tập trung, hiệu quả làm việc của não sẽ suy giảm. Vì thế nên cho trẻ làm bài tập trước khi ăn tối hoặc sau khi ăn phải cho trẻ nghỉ ngơi rồi mới làm bài tập.
Hoàn thành bài tập trước khi chơi: Nếu con bạn thích hoạt động, hãy giao hẹn trước, trẻ có thể làm, nhưng phải hoàn thành bài tập trước đã. Nếu trẻ chưa có thói quen này, cha mẹ có thể thỏa thuận, đưa ra quy định với trẻ.
Có thể học một lúc, chơi một lúc : Bởi nếu trẻ học tập căng thẳng quá, đại não sẽ hình thành áp lực. Khi đó trẻ sẽ muốn chơi một lúc, việc chuyển sang một hoạt động khác chỉ là sự di chuyển áp lực của não mà thôi.
Không phê bình khi con đang học : Nếu có việc gì cần góp ý, bạn nên gọi con ra khỏi phòng học, để trẻ cảm thấy rằng phòng học là nơi vui vẻ nhất, nơi mà trẻ thấy thoải mái, tự tin nhất. Phòng học của trẻ không phải là nơi để cha mẹ đánh mắng, quát nạt, lớn tiếng.
Giảm tải nội dung vẫn chưa làm giảm áp lực việc học Để giảm tải nội dung chương trình, ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đã chủ động yêu cầu nhà trường THCS và THPT điều chỉnh nội dung dạy học cả năm học theo tinh thần Công văn số 3280/BGDĐT, ngày 27.8.2020. Giảm tải nội dung, giảm tải số bài kiểm tra nhưng chưa thật sự giảm tải áp lực cho người...