9 mẹo giảm đau bụng kinh nhanh chóng
Những cơn đau bụng kinh hàng tháng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và công việc của các chị em.
Ăn các loại hạt: Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bạn hãy ăn 1 thìa canh hạt bí ngô hoặc hạt lanh mỗi ngày để cân bằng nồng độ estrogen. Vào nửa sau của chu kỳ, bạn nên ăn 1 muỗng canh hạt hướng dương hoặc hạt vừng. Các loại hạt này có chứa lignans, một loại phytoestrogen có thể điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ giảm đau
Tập yoga: Những ngày “đèn đỏ” khiến cơ bắp bị căng ra và có thể làm trầm trọng hơn cơn đau. Một số tư thế yoga có thể giúp bạn thư giãn.
Tập thể dục đều đặn: Một nghiên cứu mới cho thấy, thức dậy sớm để tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.
Uống nước ép củ cải đường: Nước ép củ cải đường rất giàu nitrat làm thư giãn các mạch máu, giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến bụng và tử cung, có thể làm giảm sự khó chịu và đau nhức.
Chườm nóng: Đây phương pháp quen thuộc vì nó làm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp, giúp giảm sự khó chịu. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng miếng dán giữ nhiệt 40 có hiệu quả tương đương với uống thuốc giảm đau trong ngày kinh nguyệt.
Video đang HOT
Hạn chế uống cà phê: Caffeine trong cà phê có thể làm co mạch, khiến cơn đau dữ dội hơn. Nên thay cà phê bằng trà hoa cúc, có chứa hai hợp chất là chamomile và glycine, có thể giúp giảm co thắt cơ và thư giãn tử cung.
Massage:Việc massage sẽ giúp thư giãn và giảm cơn đau tức bụng một cách hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm giàu magie: Các loại hạt, bánh mì nguyên cám, rau lá xanh đậm và socola đen là những thực phẩm có thể giúp giảm bớt cơn đau bằng cách thư giãn các cơ trơn của tử cung.
Sử dụng tảo: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sản khoa, Phụ khoa và Sinh học Châu Âu cho thấy, bổ sung chlorella, một loại tảo nước ngọt, giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn đau./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Heathline
Chỉ cần ấn vào điểm này trên bàn chân thì kỳ "đèn đỏ" của chị em khó chịu đến mức nào cũng sẽ dịu luôn
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định xoa bóp đúng huyệt vị trên gan bàn chân kiểu này sẽ giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực hiệu quả.
Cách bấm huyệt vị ở bàn chân giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt
Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải vật lộn với cơn đau, chuột rút dày vò, thậm chí có người phải nghỉ làm, nghỉ học... lăn lóc trên giường. Chúng ta có nhiều cách khác nhau để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt như chườm nóng, sử dụng đồ ăn thức uống làm dịu cơn đau bụng kinh... Nhưng ít ai biết, Đông y còn có tuyệt chiêu giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực kì tuyệt vười với cách xoa bóp, bấm huyệt.
Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải vật lộn với cơn đau, chuột rút dày vò, thậm chí có người phải nghỉ làm, nghỉ học... lăn lóc trên giường.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), chúng ta hoàn toàn có thể day bấm huyệt vị ở chân để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, miễn là xác định đúng huyệt vị và day bấm đúng cách. Thậm chí, cách làm này còn chữa chuột rút trong kỳ kinh nguyệt cực hiệu quả.
Cụ thể, chị em có thể làm như sau: Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình) giúp thư giãn tử cung và giảm đau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em muốn giảm đau trong kỳ kinh nguyệt hay chữa chứng chuột rút trong giai đoạn nhạy cảm này có thể bấm huyệt kiểu này để giảm đau, chữa chuột rút.
Vì sao day bấm huyệt ở chân lại có khả năng giảm đau trong kỳ kinh nguyệt?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể. Việc day bấm huyệt đúng cách ở khu vực này sẽ giúp phòng chống, chữa nhiều bệnh nguy hiểm chứ không chỉ riêng việc giảm đau, chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
Lương y Bùi Hồng Minh
Lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân.
Lương y khẳng định: "Y học cổ truyền nhận định, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận".
Bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong y học cổ truyền, chứng đau bụng kinh được xếp vào chứng thống kinh. Chứng này gây ra sự đau đớn, khó chịu cho chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, nếu chịu khó day, xoa, bấm huyệt đúng vị trí có thể giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực tốt, đồng thời khắc phục được cả chứng chuột rút khi đến ngày "đèn đỏ".
Ngoài việc day bấm huyệt vị ở bàn chân giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, bạn cũng có thể thực hiện một số cách xoa bóp sau cũng đem lại tác dụng giảm đau cực tốt:
- Xoa bụng: Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, từ nhẹ đến nặng trong 1 - 2 phút với cường độ chịu đựng được. Nếu có cảm giác lạnh bụng và tay chân có thể dùng một chút dầu nóng thoa bụng và lòng bàn tay, bàn chân trước khi xoa bóp.
- Chà xát bụng: Dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình "tam giác", cứ luân phiên như vậy trong 1 - 2 phút với cường độ chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.
Theo Helino
3 kiểu đau bụng kinh báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo mà con gái không nên chủ quan bỏ qua Đau bụng kinh là tình trạng mà bất kỳ cô gái nào cũng có thể gặp phải trong kỳ "rụng dâu" nhưng không phải ai cũng biết cách giảm đau hiệu quả. Vào mỗi kỳ kinh nguyệt hàng tháng, con gái thường sẽ gặp phải những triệu chứng như đau bụng, đau đầu, đau lưng, tê mỏi toàn thân và không đủ tỉnh...