9 loại vũ khí khủng khiếp bị cấm trong chiến tranh
Không phải ngẫu nhiên mà 9 loại vũ khí sau đây bị cấm trong chiến tranh hiện đại vì sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc.
1. Khí độc
Có 5 khí độc bị cấm trong chiến tranh, trong đó kể tới đầu bảng là khí độc ngấm trực tiếp vào máu và độc lực rất mạnh. Cái chết gây ra với bệnh nhân là rất đau đớn. Hai trong số những loại khí độc đường máu là khí phosegene và khí hydro cyanua.
Bên cạnh những khí độc đường máu, những khí khác khiến mắt và da bị bỏng nặng, trong đó có thể kể tới khí mù tạt khiến tử vong nếu hít hoặc nuốt phải.
Những khí độc hệ thần kinh như VX hay Sarin phá hủy chất dẫn truyền thần kinh khiến các cơ quan ngừng hoạt động. Chúng có thể tấn công nạn nhân qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Nạn nhân sẽ dần mất kiểm soát các chức năng cơ thể, tay chân khua khoắng loạn xạ và chết do suy hô hấp.
Khí gây ngạt khiến nạn nhân khó thở, nước tràn phổi và chết do phổi úng nước. Khí phosgene cũng được coi là một loại khí gây ngạt.
2. Vật liệu phi kim
Hiệp ước về các loại vũ khí truyền thống cấm sử dụng các vật liệu phi kim loại trong chiến tranh vì tia X không thể phát hiện ra chúng. Các mảnh vỡ này sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nạn nhân nếu dính phải. Các bác sĩ phải lần mò từng ngõ ngách trong cơ thể nạn nhân nếu muốn gắp ra những mảnh vỡ phi kim.
3. Mìn đất
Lệnh cấm của Hiệp ước vũ khí truyền thống năm 1979 không ngăn chặn hoàn toàn việc sử dụng mìn đất sát thương nên Hiệp ước Ottawa đã ra đời và giải quyết được bài toán khó này. Tuy nhiên, các loại mìn chống tăng, mìn điều khiển từ xa và mìn treo không bị cấm.
Các hiệp ước trước đây quy định mìn phải có khả năng vô hiệu hóa từ xa trong trường hợp chiến tranh kết thúc để tránh gây thương vong cho người dân.
Video đang HOT
4. Vũ khí thiêu cháy
Sử dụng vũ khí để thiêu đốt một diện tích lớn có cư dân sinh sống đã bị cấm. Lệnh cấm này bao gồm súng phun lửa, bom na-pan, phốt-pho trắng. Súng phun lửa vẫn được sử dụng trong trường hợp xa khu dân cư.
5. Vũ khí laser gây mù
Lệnh cấm bao gồm các loại vũ khí laser khiến mù vĩnh viễn.
6. Đạn nở
Đạn nở được hiểu là những loại đạn dễ bị bung ra hoặc là phẳng khi tiếp xúc cơ thể người, được quân đội Anh và Ấn Độ phát triển từ những năm 1899. Loại vũ khí này có tính sát thương rất cao vì gây thương tích nhiều hơn cho nạn nhân. Ngày nay, lệnh cấm bao gồm cả đạn rỗng nở to khi bắn.
7. Đạn có độc
Trong thỏa thuận chiến tranh cổ xưa nhất giữa quân đội La Mã và người Pháp, hai bên nhất trí không sử dụng đạn có độc. Thời điểm đó, quân đội sẽ để đạn ở những nơi bẩn thỉu, chẳng hạn nơi chứa xác chết. Ý tưởng này đã có mặt 100 năm nay với mục đích không chỉ gây chấn thương cho nạn nhân mà còn truyền vi khuẩn qua vết bắn.
8. Bom chùm
Bom chùm phóng ra một loạt đầu đạn nhỏ và gây tác hại nghiêm trọng tới người và các phương tiện cơ giới. Hiệp ước về bom chùm năm 2008 đã cấm sử dụng loại bom này vì hai lí do. Thứ nhất, chúng gây hại cho phạm vi quá rộng và khiến dân thường bị thương thay vì binh lính. Thứ hai, bom chùm để lại rất nhiều đầu đạn chưa phát nổ khiến thương vong về sau sẽ càng khủng khiếp.
9. Vũ khí hóa học
Hiệp ước vũ khí hóa học 1972 là văn bản đầu tiên cấm sử dụng loại vũ khí nguy hiểm bậc nhất này. Việc nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, lưu trữ vũ khí hóa học và các vũ khí nguy hại khác đều bị cấm.
Dù vậy, vũ khí hóa học đã có lịch sử rất lâu đời. Trước đây, quân đội Mông Cổ từng ném xác chết qua tường thành quân địch năm 1343, lây lan bệnh truyền nhiễm cho người dân trong thành.
Theo Danviet
IS định khủng bố Euro 2016 bằng bom hóa học?
Một nguồn tin an ninh của Pháp cho rằng trận đấu khai mạc Euro vào tháng 6 tới có nguy cơ cao bị khủng bố, đặc biệt ở khu vực khán giả xem qua màn hình lớn.
Có nhiều lo ngại an ninh về Euro 2016
Cảnh sát chống khủng bố ở Pháp và các lực lượng khẩn cấp vừa diễn tập một cuộc khủng bố vũ khí hóa học khi người hâm mộ Anh có nguy cơ bị tấn công trong Euro 2016 sắp tới.
Các nhân viên an ninh đã tổ chức diễn tập tại một học viện cảnh sát, coi như đó là khu vực dành cho khán giả xem bóng đá ở thành phố Marseille - nơi đội tuyển Anh sẽ chơi trận mở màn gặp Nga trong tháng 6 tới.
Các sinh viên sĩ quan cảnh sát đóng giả làm 1.200 người hâm mộ bị thương trong kịch bản, những người đã mặc quần áo phòng vệ hóa học và giả vờ bị thương.
Cảnh sát tuần tra trước khi trận đấu giữa Đức và Anh bắt đầu tại Olympiastadion
Một nguồn tin an ninh của Pháp nói với tờ Sun: "Trận đấu khai mạc có nguy cơ cao bị khủng bố vì nhiều lý do. Về chính trị, cả 2 nước đều có chiến dịch ném bom chống IS. Trận đấu lại diễn ra tại một thành phố có nhiều người Bắc Phi.
"Khu vực dành cho khán giả sẽ được thắt chặt an ninh cho giải đấu Euro 2016", Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết ngày hôm nay.
Mối lo về an ninh đã trở nên khẩn thiết sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố vào các thành phố châu Âu, bắt đầu với Paris vào ngày 13.11 và sau đó là đánh bom tuần trước tại Brussels.
Ông Valls nói rằng các khu vực công cộng dành cho hàng ngàn người xem bóng đá qua màn hình lớn sẽ bị kiểm tra an ninh giống như trong sân vận động.
Đội tuyển Anh trong trận bóng thắng 3-2 trước đội tuyển Đức
"Chúng tôi dự kiến có khoảng 7.000-8.000 người trong suốt kì Euro, và đó chỉ là trong khu vực của khán giả. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bernard Cazeneuve và tôi đã thảo luận với tất cả các thị trưởng và đặc biệt là Chủ tịch của các thành phố tổ chức Euro, để đảm bảo sự an toàn cho khu vực khán giả xem qua màn hình ở ngoài sân bằng lực lượng, phương pháp an ninh không khác ở trong sân."
"Điều này có nghĩa là các khu vực này sẽ được bảo vệ chặt chẽ với máy dò kim loại, cửa kiểm tra túi xách khi sự kiện diễn ra". Ông Valls cho biết trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Valls nói thêm: ông hy vọng Euro sẽ khuyến khích khách du lịch đến với Paris, sau khi lượng khách đã giảm đi đáng kể từ cuộc tấn công hồi tháng 11 năm ngoái.
"Tôi hy vọng khách du lịch sẽ quay trở lại Pháp vào dịp này, để chung vui, chia sẻ những khoảnh khắc, cùng xem bóng đá trên màn hình lớn", ông nói.
Cảnh sát tại nhà ga xe lửa sau vụ đánh bom ngày 22.3 tại Brussels, Bỉ
An ninh được thắt chặt sau vụ khủng bố ở Bỉ
Các vụ nổ khủng bố ở Paris xảy ra ngày 13.11 ở Paris đã giết chết 130 người. 3 kẻ đánh bom tự sát cũng đã kích ngòi nổ bên ngoài SVĐ Stade de France - nơi diễn ra trận khai mạc, trận chung kết và 5 trận đấu khác của Euro 2016 - nơi mà đội tuyển Pháp và đội tuyển Đức đang thi đấu trong một trận đấu giao hữu thân thiện.
Theo Danviet
Trung Quốc dùng súng phun lửa tiêu diệt các phần tử cực đoan Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc đã sử dụng súng phun lửa để buộc hơn 10 đối tượng mà Bắc Kinh gọi là phần tử cực đoan ra khỏi một hang động ở Tân Cương. Nhật báo của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết lực lượng nước này đã sử dụng súng phun lửa để buộc hơn 10 "phần...