9 loại trái cây mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch
Bổ sung ngay 9 loại trái cây này để có sức khỏe tim mạch tốt hơn cũng như nâng cao hệ miễn dịch phòng tránh bệnh do thay đổi thời tiết gây ra.
Nếu bạn đang thắc mắc mùa thu ăn gì tốt cho tim mạch hay ăn trái cây gì tốt cho tim và huyết áp thì dưới đây là 9 loại trái cây mà bạn có thể tham khảo.
Nhóm trái cây mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch
Khi thời tiết giao mùa và thay đổi đột ngột, cơ thể bạn cũng phải có những thay đổi để thích nghi với môi trường, trong đó có hệ thống tim mạch.
Với người đang mắc các bệnh tim mạch thì sự thích ứng (thay đổi) của cơ thể gặp khó khăn hơn khi thời tiết thay đổi thất thường, chẳng hạn như tăng huyết áp, tim đập nhanh, co thắt tại mạch máu. Điều này cũng có thể xảy ra ở người khỏe mạnh. Chính vì thế ngoài việc chú ý tới các dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt,.. thì việc có chế độ dinh dưỡng thích hợp vào mùa thu để nâng cao và cải thiện sức khỏe tim mạch đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
1. Táo mèo
Táo mèo có chính vụ thường vào tháng 9 – tháng 10. Ở nước ta, táo mèo mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Táo mèo giàu các chất dinh dưỡng như axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit, tatin, cholin, axetylcholin, phytosterin,.. có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Trong đó táo mèo được biết có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch bao gồm: công dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi, hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần.
Bài thuốc từ táo mèo tốt cho huyết áp và tim mạch: Chuẩn bị 30g sơn tra (táo mèo), 10 củ mã thầy đã bóc vỏ, 30g hải đới cắt ngắn và rửa sạch, cắt lát 2 quả chanh. Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị nấu kĩ rồi chắt lấy nước uống vài lần trong ngày.
Ở nước ta, táo mèo mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái (Ảnh: Internet)
2. Cam
Cam có nhiều loại và nhìn chung thì mùa các giống cam kéo dài từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau. Cam được biết là loại quả rất giàu vitamin C có tác dụng chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ stress oxy gây tổn thương tế bào và là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư.
Cụ thể hơn, trong cam có hàm lượng pectin cao giúp loại bỏ cholesterol xấu trong máu một cách tự nhiên ra khỏi cơ thể. Ngoài ra lượng kali cao trong cam cũng có tác dụng giúp loại bỏ natri dư thừa để huyết áp ổn định một cách tự nhiên – góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả cũng như trung hòa các protein có thể gây sẹo cho mô tim và dẫn tới suy tim.
Quả cam giàu vitamin C và các chất dinh dưỡng khác (Ảnh: Internet)
Vì thế khi bạn đang băn khoăn ăn gì tốt cho tim mạch thì cam nên là một lựa chọn để xem xét nhờ độ lành tính cũng như giá thành rẻ.
3. Bưởi
Video đang HOT
Cũng thuộc họ quả có múi, mùa bưởi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch kéo dài tới Tết Nguyên đán với nhiều loại bưởi khác nhau như bưởi diễn, bưởi da xanh,…
Theo Healthline, thường xuyên ăn bưởi được cho là có thể cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol. Theo nghiên cứu đó, một người ăn bưởi 3 lần mỗi ngày trong vòng 6 tuần đã cho kết quả huyết áp giảm đáng kể trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như sự cải thiện về mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu.
Nguyên nhân được giải thích là nhờ hàm lượng kali cao trong bưởi – loại khoáng chất chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch, trong đó một nửa quả bưởi cung cấp khoảng 5% nhu cầu kali hàng ngày của người trưởng thành. Bổ sung kali đầy đủ giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp – từ đó giảm nguy cơ đột quỵ tim.
Bưởi có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, chất xơ cao trong bưởi cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm huyết áp và cholesterol. Cùng với đó là vitamin C cũng như Flavanone trong bưởi là hai hợp chất chống oxy hóa và chống viêm cũng đem lại hiệu quả tương tự với tim mạch và hệ miễn dịch nói chung.
Nam việt quất được thu hoạch từ tháng 9 tới giữa tháng 11 hàng năm cũng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, trong đó có củng cố và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Theo Sicence Daily, ăn nam việt quất giúp tăng polyphenol và các chất chuyển hóa trong máu, có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
5. Quả lê
Tùy vào từng giống lê và mùa thu hoạch quả lê kéo dài từ tháng 8 tới tháng 10. Theo Health, một đánh giá năm 2019 liên quan tới việc ăn lê hàng ngày đối với sự cải thiện về sức khỏe tim mạch cho thấy, ăn 2 quả lê mỗi ngày cải thiện được huyết áp và giảm chu vi vòng eo nhờ khả năng kiểm soát chuyển hóa của quả lê.
Quả lê có vị ngọt thanh, tính mát tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó quả lê đặc biệt giàu chất xơ hòa tan cùng chất chống oxy hóa gọi là procyanidin giúp ngăn cơ thể hấp thụ một số cholesterol và chất béo trong chế độ ăn, giảm độ cứng của mô tim. Quercetin trong lê cũng giúp giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ khác.
6. Ổi
Quả ổi thường đạt độ chín ngon vào cuối thu. Ổi có nhiều kali và lượng chất xơ hòa tan cao và có lợi cho việc duy trì ổn định huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả. Theo Healthline, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 120 người cho thấy ăn ổi chín trước bữa ăn giúp huyết áp giảm 8 – 9 điểm, giảm lượng cholesterol toàn phần 9,9% và tăng nồng độ cholesterol tốt lên 8%.
7. Chanh dây (chanh leo)
Mùa thu hoạch chanh leo thường bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 12 hàng năm. Quả chanh leo chứa nhiều kali có lợi cho tim. Nhiểu người thắc mắc hạt chanh leo có ăn được không thì câu trả lời là có. Quả chanh leo khi ăn cả hạt giúp cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, từ đó giúp loại bỏ cholesterol dư thừa trong mạch máu cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mùa thu hoạch chanh leo thường bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 12 hàng năm (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, ăn chanh leo cũng giúp cải thiện huyết áp – một yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim.
8. Quả nho
Theo Medical News Today, nho với các polyphenol trong đó chẳng hạn như resveratrol được cho là có tác dụng chống oxy hóa, hạ lipid và chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu và giảm huyết áp cũng như nhịp tim không đều.
Nho giàu chất xơ và kali – cả hai thành phần này đều nổi tiếng trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Bổ sung đủ kali còn liên quan tới giảm nguy cơ đột quỵ cũng như giảm những tác động tiêu cực của việc có quá nhiều muối trong chế độ ăn uống.
Vì thế mà nho là loại quả thích hợp khi được hỏi ăn gì khi bị huyết áp cao.
9. Chuối
Dân gian có quan niệm rằng, “tháng giêng trồng tre, tháng sáu trồng chuối” – nên chuối đúng vụ sẽ thu hoạch từ tháng 9 tới tháng 11 dương lịch. Chuối giàu chất xơ, kali, folate và các chất chống oxy hóa như vitamin C. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch bao gồm kiểm soát huyết áp, kiểm soát cân nặng và giảm căng thẳng lên tim.
Chuối rất giàu kali tốt cho người cao huyết áp (Ảnh: Internet)
Ngoài những loại trái cây mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch kể trên thì các loại rau củ mùa thu khác cũng góp phần cải thiện và phòng ngừa bệnh tim mạch có thể kể đến như củ cải đường, bông cải xanh, bắp cải, cần tây, cà tím, rau diếp xoăn, bí ngô, bí xanh, khoai lang, bí ngòi,… cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Đừng quên kết hợp với các bài tập tốt cho tim mạch để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tại sao các vấn đề về chân có thể là triệu chứng của bệnh tim?
Chúng ta cần vận động để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, nhưng mối quan hệ giữa tim và chân còn sâu sắc hơn thế, một số vấn đề về tim và mạch máu có xu hướng xuất hiện trước ở chân.
Một số dấu hiệu ở bàn chân có thể cho thấy bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch. (Nguồn: Harvard Health Publishing)
Bàn chân cách khá xa tim nhưng lại tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của tim cũng như quá trình tuần hoàn máu của bạn.
Bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Bàn chân Hongkong Sean Farnan cho biết vai trò chính của hệ thống tim mạch là cung cấp máu đi khắp cơ thể, trong khi bàn chân hỗ trợ khi chúng ta di chuyển.
Chúng ta cần vận động để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, nhưng mối quan hệ giữa tim và chân còn sâu sắc hơn thế và một số vấn đề về tim và mạch máu có xu hướng xuất hiện trước ở chân, bác sỹ Sean Farnan cho biết.
Các dấu hiệu đặc trưng của các bệnh về tim mạch bao gồm khó thở, nhịp tim không đều và đau ngực. Nhưng một triệu chứng quan trọng khác cần chú ý là sưng tấy ở cẳng chân và bàn chân, bác sỹ David Lo Ka-yip, chuyên gia tư vấn nội trú về tim mạch tại Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Hong Kong, cho biết.
" Phù nề là tình trạng sưng tấy do chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể. Phù nề có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng nó thường xuất hiện ở chân và bàn chân nhiều hơn," bác sỹ David Lo Ka-yip nói.
Nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở chân là suy tim sung huyết khiến một hoặc cả hai buồng dưới của tim bơm máu kém hiệu quả. Kết quả có thể là máu ứ lại ở chân, mắt cá chân và bàn chân, gây sưng tấy.
Bác sỹ Farnan cũng cho biết một số dấu hiệu khác ở bàn chân có thể cho thấy bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch. Đầu tiên là bàn chân lạnh.
Thông thường, nhiệt độ da giảm dần từ bắp chân đến bàn chân. Nhưng nếu bàn chân đột nhiên lạnh bất thường thì đây có thể là dấu hiệu tắc nghẽn động mạch. Nếu bàn chân luôn trong trạng thái lạnh, bạn nên tư vấn y tế để loại trừ bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.
Bác sỹ Farnan cho biết nếu móng chân của bạn phát triển chậm hơn bình thường đồng nghĩa với việc bàn chân của bạn có thể không được cung cấp đủ máu. Việc lưu lượng máu giảm dần khi chúng ta già đi là điều bình thường, nhưng những thay đổi nhanh chóng là dấu hiệu cần đi khám.
Sự thay đổi màu da ở chân cũng có thể là một cảnh báo với sức khỏe tim mạch. (Nguồn: Getty Images)
Nếu có sự tắc nghẽn một phần trong việc động mạch bơm máu đến chân và bàn chân của bạn, móng mới nó không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Sự thay đổi màu da cũng có thể là một cảnh báo. Khi nhìn từ chân xuống bàn chân, màu da thay đổi một chút là điều bình thường. Nhưng nếu vùng da phía dưới nhợt nhạt hơn nhiều, đó có thể là dấu hiệu của việc giảm lưu lượng máu đến các chi, bác sỹ Farnan nói. Đây là một tình trạng được gọi là giảm tưới máu động mạch.
Đau chân và chuột rút, đặc biệt là khi nằm, cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo.
Nó có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên - mảng bám tích tụ trong động mạch làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan của bạn.
Bác sỹ Farnan cho biết có thể khó nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề nếu bạn chỉ nhận thấy một trong những triệu chứng này. Ông cho biết thêm: "Việc tìm kiếm nhiều loại trong số chúng sẽ cho bạn biết liệu có điều gì đáng lo ngại hay không."
"Chỉ nhận thấy những dấu hiệu này ở một chân chứ không phải ở chân kia là một dấu hiệu quan trọng khác để được chuyên gia y tế đánh giá bệnh càng sớm càng tốt," Bác sỹ Farnan nói.
Bác sỹ khuyên nên kê cao bàn chân của mình khi đi ngủ để chống sưng tấy. (Nguồn: Griswoldhomecare)
Nếu bạn mắc bệnh tim mạch, điều quan trọng là phải chăm sóc đôi chân để giúp kiểm soát tình trạng của bạn. Ví dụ, bạn cần giảm lượng muối ăn hằng ngày để giúp giảm phù nề. Bác sỹ David Lo Ka-yip gợi ý nên đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết mình thực sự đang tiêu thụ bao nhiêu natri.
Bạn cũng có thể kê cao bàn chân của mình để chống sưng tấy.
"Khi bạn bị suy tim, tim bơm máu kém hơn. Điều này có nghĩa là nó không thể đẩy máu qua các tĩnh mạch ở xa một cách dễ dàng. Bạn có thể 'hỗ trợ trọng lực' cho trái tim mình bằng cách nâng cao bàn chân và cẳng chân ngay khi bạn nhận thấy chúng bắt đầu sưng lên," bác sỹ Lo nói.
Trong khi đó, bác sỹ Farnan khuyên rằng việc kiểm tra bàn chân thường xuyên là điều quan trọng, chẳng hạn như để theo dõi mọi thay đổi trong quá trình phát triển của móng và màu da.
Luôn cẩn thận làm sạch và băng bó bất kỳ vết cắt nào trên bàn chân của bạn, vì khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể ở khu vực này bị giảm do lượng máu giảm.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa chân hằng năm để được kiểm tra, bác sỹ Farnan gợi ý. Bệnh tiểu đường có thể sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu khắp cơ thể và do tính chất mãn tính của nó nên cần theo dõi thường xuyên.
Một trái tim khỏe mạnh có thể giúp bảo vệ sức khỏe của đôi chân và bàn chân của bạn.
Khi đi bộ chỉ cần làm thêm 1 việc, vừa sống thọ còn phòng cả tá bệnh Đi bộ hàng ngày vốn đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu biết kết hợp thêm việc này, tác dụng mang đến còn tăng bội phần. Việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe tinh thần và cơ thể của con người. Một trong số đó là cải thiện sức khỏe tim mạch. Khi bạn đi bộ,...