9 loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn probiotic cho cơ thể
Probiotic là một loại lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua và rất tốt cho cơ thể. Nhưng ngoài sữa chua, bạn có thể bổ sung loại men này từ nhiều thực phẩm khác.
Probiotics là những vi khuẩn hoặc nấm men có ích hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột. Chính vì vậy, các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩnprobiotic có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nó có thể duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột, nhưng cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta và kéo dài tuổi thọ.
1. Pho mát
Không phải tất cả pho mát đều là nguồn chế phẩm sinh học tốt cho cơ thể, nhưng một số pho mát mềm lên men, chẳng hạn như cheddar, pho mát Thụy Sỹ, pho mát Parmesan… có chứa probiotics có thể tồn tại trong ruột, giúp làm sạch đường ruột và tăng cường sức khỏe cho bạn.
Những loại pho mát này được sản xuất bởi vi khuẩn axit lac tic lên men trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn có thể bổ sung 30g pho mát mềm hoặc chén phô mai mềm vào khẩu phần ăn nhẹ vào các ngày trong tuần, vừa giúp cung cấp probiotic, lại tăng cường protein, canxi cho cơ thể.
Bơ (Ảnh minh họa)
2. Bơ
Qua quá trình lên men, axit lactic cũng khiến cho bơ có một lượng probiotic dồi dào. Nhưng có một điều bạn cần phải biết là nhiệt độ cao sẽ làm cho thực phẩm này dễ bị hỏng. Vì vậy, để sử dụng bơ như một nguồn cung cấp probiotic tốt cho cơ thể, bạn nên hạn chế cách chế biến qua nhiệt độ cao như nấu, nướng… Thay vào đó bạn dùng cách thêm nó vào đồ uống, canh lạnh hay làm salad.
3. Rượu
Nghiên cứu cho thấy rằng hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày hoặc một loại rượu không cồn và rượu gin thì sau bốn tuần, số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với những bệnh nhân cao huyết áp, béo phì thì cần hạn chế 1 ly mỗi ngày để tránh làm gia tăng mức cholesterol.
4. Tempeh
Tempeh là sản phẩm lên men đậu nành, dạng đặc màu trắng, nguyên hạt, có nguồn gốc từ Indonexia. Nó là một loại ngũ cốc vô cùng giàu probiotic và giàu vitamin B12 giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe nói chung. Bạn có thể dùng thực phẩm này để xào, nướng hoặc trộn salad. Chính vì vậy, nó có thể là nguồn thay thế tốt cho thịt hoặc đậu phụ nếu bạn không muốn ăn các thực phẩm đó.
Video đang HOT
Trà Kombucha (Ảnh minh họa)
5. Trà Kombucha
Trà Kombucha là một loại trà lên men có chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic nên có tác dụng giúp cho đường ruột khỏe mạnh.
Vi khuẩn này tác động giống như lợi khuẩn thường có trong các loại sữa chua lên men. Uống trà này giống như hình thức uống sống probiotic đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và được cho là giúp tăng cường năng lượng, an sinh và thậm chí giúp giảm cân. Tuy nhiên, cần chú ý là trà Kombucha không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề với nấm candida.
6. Quả hồ trăn
50-100g mỗi ngày quả hồ trăn mỗi ngày sẽ làm tăng mức độ khỏe mạnh của hệ thực vật đường ruột. Tuy nhiên, lưu ý là các loại quả tự nó không chứa probiotic, chỉ chứa prebiotic. Prebiotic là thức ăn của probiotic, khi đi vào cơ thể, chúng được giữ nguyên và chỉ đến khi vào ruột già mới kích thích sự hoạt động của probiotic.
7. Súp Miso
Miso làm từ lúa mạch đen, đậu nành hoặc gạo lên men, quá trình này sẽ sản xuất ra chế phẩm sinh học. Nó là một trong những thực phẩm cổ truyền Nhật Bản và thường được sử dụng trong nấu ăn chay nhằm tác dụng điều chỉnh tiêu hóa. Thêm một muỗng canh miso với nước nóng sẽ tạo ra một món canh cực kỳ giàu probiotic. Tuy nhiên, vì miso chứa nhiều muối nên bạn cần kiểm soát lượng dùng hàng ngày.
Kimchi (Ảnh minh họa)
8. Kim chi
Kim chi là loại bắp cải muối lên men rất chua cay, thường được dùng trong các bữa ăn tại Hàn Quốc. Kim chi là một trong những thực phẩm probiotic tốt nhất bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình, tất nhiên, để vừa miệng bạn có thể gia giảm các gia vị cho phù hợp. Bên cạnh vi khuẩn có lợi, kim chi còn là một nguồn Beta-carotene, canxi, sắt và vitamin A, C, B1 và B2 giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm.
9. Chuối, bột yến mạch, mật ong
Ba loại thực phẩm này có chứa men vi sinh, nhưng chúng chỉ chứa prebiotic. Chúng là các loại đường phức tạp, và quan trọng nhất, chúng giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi, và không gây bệnh và là mối đe dọa của các vi khuẩn có hại hoạt động. Bạn có thể kết hợp các thực phẩm này trong cùng một món ăn cho bữa sáng. Chúng có thể sẽ cung cấp các chế phẩm sinh học chất lương cao cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
Theo VNE
4 sai lầm lớn khi bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể
Hiếm và quý là đặc tính của nguyên tố vi lượng. Chúng có vai trò cực lớn đối với cơ thể và không thể bị thay thế bởi chất khác.
Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ, cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho cuộc sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn, khoảng từ một vài trăm micrôgam (với selen và asen) đến một vài miligam (với sắt và iốt).
Các nguyên tố vi lượng không thể thiếu (cần thiết cho cuộc sống) là: asen, crôm, sắt, flo, iốt, côbal, đồng, mangan, molypđen, selen, vanađi, kẽm và thiếc... Chúng là một thành phần quan trọng của các enzyme, vitamin và hormone hay tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định có vai trò như là coenzym xúc tác hay hoạt hóa.
Tuy nhiên, mặc dù chúng có tầm quan trọng như vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nguyên tố vi lượng. Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người dễ mắc phải.
Ảnh minh họa
Sai lầm 1: Không coi trọng nguyên tố vi lượng
Con người đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp kéo dài tuổi thọ, nghiên cứu cơ chế lão hóa để làm chậm tốc độ lão hóa. Sức sống tế bào và sự trao đổi chất tốt của cơ thể phụ thuộc vào môi trường và sự cân bằng sinh lý trong cơ thể, và việc nạp các nguyên tố vi lượng đóng vai trò to lớn với môi trường cơ thể và sự cân bằng sinh lý.
Mặc dù các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm khoảng 1 phần vạn trọng lượng cơ thể, nhưng lại liên quan mật thiết tới sức khỏe con người. Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng sẽ gây ra nhiều loại bệnh, do đó hãy ăn những thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng, lại có lợi cho sức khỏe.
Sai lầm 2: Người người đều cần bổ sung nguyên tố vi lượng như nhau
Không hẳn tất cả mọi người đều phải bổ sung nguyên tố vi lượng ở mức độ như nhau. Tùy theo độ tuổi, thể trạng để có sự bổ sung hợp lý.
Nhóm thứ 1: Thiếu niên, trẻ nhỏ: Do độ tuổi này phát triển nhanh, lượng tiêu thụ lớn, bổ sung không đủ, chế độ ăn uống không hợp ký, chán ăn, khảnh ăn, sinh bệnh..., nên dễ bị thiếu kẽm, selen , iốt, canxi và sắt.
Nhóm thứ 2: Phụ nữ mang thai và cho con bú: Do bào thai phát triển nhanh, tiêu thụ lớn, phụ nữ mang thai cũng dễ bị thiếu kẽm, selen, canxi , iốt, sắt , molypden, mangan... Còn phụ nữ cho con bú thiếu nguyên tố vi lượng là do chế độ ăn uống không hợp ký, khảnh ăn, sinh bệnh...
Nhóm thứ 3: Người có hệ miễn dịch kém và người cao tuổi: Thiếu kẽm, selen...có thể khiến hệ miễn dịch giảm, do đó, sức đề kháng kém thường do thiếu nguyên tố vi lượng gây ra; Người già do chức năng hấp thụ của dạ dày giảm và dễ mắc các bệnh tiêu hóa mãn tính, dễ bị thiếu kẽm, selen, crom...
Ảnh minh họa
Sai lầm 3: Nguyên tố vi lượng càng nhiều càng tốt
Thực ra, nguyên tố vi lượng không thể bổ sung bừa bãi. Hiện giờ, phương pháp dinh dưỡng bảo đảm nạp đủ nguyên tố vi lượng đang vô cùng thịnh hành tại các nước phát triển phương Tây. Tuy nhiên, sự quý và hiếm của nguyên tố lượng nằm ở chỗ "vi lượng", ít nhưng tác dụng lại nhiều. Mọi người nên theo chỉ dẫn bác sỹ, để bổ sung lượng cho hợp lý.
I-ốt: Là nguyên tố cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu i-ốt có thể gây bướu cổ, thiếu hụt hormone tuyến giáp, không chỉ ảnh hưởng đến tính cách mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh; Nhưng nếu nạp thừa i-ốt có thể gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn dịch, thậm chí ung thư tuyến giáp.
Đồng: Tham gia vào sự tổng hợp hemoglobin, duy trì tính toàn vẹn của hệ thống tim mạch; Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều đồng, có thể gây ung thư phổi.
Selen: Có tính chất kép, chủ yếu là chất ức chế ung thư, nhưng có lúc cũng trở thành chất gây ung thư. Selen là yếu tố duy trì chức năng cơ tim, liên quan tới Hội chứng Keshan và thiếu selen.
Sai lầm 4: Uống thuốc bổ để nạp nguyên tố vi lượng
Nhiều người thích uống thuốc bổ và thực phẩm chức năng để bổ sung nguyên tố vi lượng. Thói quen này không những không hấp thụ nguyên tố vi lượng, mà còn dễ xuất hiện vấn đề kháng lẫn nhau giữa các nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như canxi và kẽm ảnh hưởng tới tỷ lệ hấp thụ sắt, sắt cũng giảm tỷ lệ hấp thụ kẽm, hơn nữa bổ sung nguyên tố vi lượng quá nhiều còn có thể gây ngộ độc. Do đó, khi bị thiếu một nguyên tố vi lượng nào đó, đừng vội vàng uống thuốc, tốt nhất trước tiên nên bổ sung bằng thực phẩm.
Thiếu sắt có thể ăn nhiều gan động vật, tiết động vật và các loại thịt, hải sản, các sản phẩm từ đậu nành, sữa và cá, đồng thời chú ý bổ sung vitamin C.
Selen có tác dụng chống oxy hóa, có thể đẩy nhanh việc loại bỏ các tạp chất trong tế bào, và có thể làm chậm lão hóa. Chất này có trong các loại thịt, các loại cá, tỏi, hành tây, nấm và một loạt hạt rất giàu selen.
Thực phẩm chứa các nguyên tố vàng, bạc, đồng gồm có ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, hải sản và rau xanh.
Thực phẩm giàu canxi và flo như sữa, cá, đậu, súp lơ, mù tạt và lá trà..., giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Theo VNE
Sữa chua giúp giảm trầm cảm Sữa chua ngoài kích thích tiêu hóa còn giúp bạn giảm căng thẳng, trầm cảm. Tập thể dục, ngồi thiền và dành thêm thời gian ngủ nghỉ có thể giúp bạn đẩy lùi căng thẳng. Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian thì sao? Đừng quá lo, bạn vẫn có cách để giảm đi bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học thuộc...