9 dấu hiệu bạn đang là người đeo bám trong mối quan hệ
Một mối quan hệ lành mạnh sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng về bản thân. Nhưng chỉ vì bạn muốn trở thành con người tốt nhất của mình không đồng nghĩa với việc bạn nhất thiết phải ở bên cạnh người ấy mọi lúc mọi nơi.
Đôi khi, ở trong một mối quan hệ sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti, lo lắng và thiếu thốn. Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy bạn đang là người đeo bám người bạn đời của mình, giúp bạn nhận biết và tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Đánh mất ý thức về bản thân
Khi bạn đang ở trong một mối quan hệ, điều tự nhiên là bạn muốn dành toàn bộ thời gian cho nửa kia quan trọng của đời mình. Nhưng có một điều nguy hiểm đó là hai bạn dành quá nhiều thời gian cho nhau. Nếu bạn dành một khoảng thời gian dài hơn những gì tưởng tưởng để cố gắng làm hài lòng người ấy, thì bạn sẽ bắt đầu đánh mất bản sắc của mình. Nếu bạn không thể tìm thấy bản thân của mình khi hai người bất đắc dĩ phải chia tay, có thể bạn đang quá thiếu thốn tình cảm và phụ thuộc.
Phản ứng thái quá một cách thường xuyên
Các cặp vợ chồng thỉnh thoảng tranh cãi là chuyện bình thường, nhưng câu chuyện lại hoàn toàn khác khi những cuộc tranh cãi đó tự dưng bùng nổ không vì lý do nào. Nếu vợ/chồng của bạn nói chuyện với người khác giới (hoặc giới tính bị hấp dẫn) và điều đó khiến bạn rơi vào một loạt các nghi ngờ, suy diễn, thì có thể đã đến lúc bạn nên bắt đầu suy nghĩ lại về mức độ thân thiết của bạn với vợ/chồng.
Những cặp đôi nhắn tin cho nhau cả ngày thật đáng yêu phải không? Vâng, thường xuyên hỏi thăm đối phương qua tin nhắn là một cách thể hiện tình cảm dễ thương và ngọt ngào để cho họ biết rằng bạn đang nghĩ về họ. Nhưng nếu cuộc trò chuyện của bạn có vẻ phiến diện hoặc bao gồm việc bạn gửi hơn hai hoặc ba tin nhắn liên tiếp mà không nhận được phản hồi, thì bạn nên xem lại bản thân và cố gắng kiềm chế hơn một chút.
Ghen tuông thái quá
Ghen tuông vẫn có thể được coi là một điều tốt khi nó dừng lại ở một mức độ nào đó. Cuối cùng thì, ghen tị chỉ là cách trái tim nhắc nhở bạn rằng bạn đang có một ai đó vô cùng quan trọng đối với mình. Cảm giác ghen tuông nên được sử dụng như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng như vậy thôi, dùng chúng để trân trọng chứ không phải như một chất xúc tác khiến họ phát hoảng hoặc bị kiểm soát.
Video đang HOT
Không thể làm gì thiếu người kia
Bạn không thường xuyên cảm thấy nhớ nhung bởi vì bạn và người ấy chẳng bao giờ rời xa nhau. Hai bạn đều có tất cả những người bạn giống nhau và luôn dành thời gian ở bên nhau. Đây thật ra lại là một biểu hiện không thật sự lành mạnh. Mối quan hệ lành mạnh xảy ra khi hai người vẫn có thể duy trì một khoảng trời riêng cho bản thân. Có những sở thích riêng và những mối quan hệ bạn bè riêng sẽ giúp bạn trở nên không quá phụ thuộc trong mối quan hệ tình cảm.
Theo dõi sát sao trên mạng xã hội
Ghen tuông trở nên không lành mạnh khi chúng khiến bạn thường xuyên lo lắng về những gì vợ/chồng bạn đang làm khi bạn vắng mặt. Thay vì cố gắng phát triển mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng – một phẩm chất cần thiết cho mọi mối quan hệ hạnh phúc – bạn lại sử dụng sự thiếu thốn tình cảm của mình như một cái cớ để theo dõi mọi hoạt động trên mạng xã hội của đối phương. Bạn nổi giận chống lại hoặc thao túng người ấy, bắt họ cung cấp cho bạn mật khẩu của tất cả các tài khoản trực tuyến của họ chỉ để giải quyết những lo lắng của riêng bạn. Đây là hành vi vô cùng độc hại có thể giết chết mối quan hệ của bạn.
Tiến triển quá nhanh trong quan hệ
Cảm giác thiếu thốn thường là dấu hiệu của một người hay tự ti về bản thân. Khi bạn bất an, bạn nhanh chóng lại gần và trở nên gần gũi với đối phương. Điều này thường dẫn đến việc chuyển sang quan hệ tình dục quá nhanh và thậm chí có thể chuyển đến sống cùng nhau chỉ sau một vài tuần. Nếu mọi thứ tiến triển nhanh hơn bình thường trong mối quan hệ của bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phụ thuộc người kia quá mức.
Nhu cầu được trấn an liên tục về tình cảm
“Em thật xấu xí”, bạn nói.
“Đừng nói vậy”, người ấy của bạn trả lời. “Em thật đẹp!”
Vợ/chồng của bạn luôn nhanh chóng bênh vực bạn hoặc dành cho bạn những lời khen chân thành. Nhưng cho dù người ấy trấn an bạn bao nhiêu lần về tình yêu của họ dành cho bạn, sự hấp dẫn của họ đối với bạn, hoặc sự trung thành của họ với mối quan hệ này, bạn vẫn không bao giờ tin tưởng họ. Nhu cầu được trấn an liên tục này có thể gây tổn hại rất nhiều cho mối quan hệ của bạn.
Cảm thấy chán nản khi không ở bên nhau
Sẽ là bình thường nếu họ đi vắng vào cuối tuần mà không có bạn bên cạnh. Nhưng bạn lại rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc hoảng loạn khi nghĩ đến việc phải xa bạn đời trong một thời gian dài. Đây chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy bạn đang là người phụ thuộc trong mối quan hệ và nó còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ cho chính mình và tập trung vào bản thân, không phải chỉ có mỗi người kia nữa.
Chị dâu liên tục dè bỉu nghề nghiệp của chồng tôi nhưng khi đưa ra một bức ảnh thì ả ta nín bặt
Phải mạnh tay răn đe thì chị dâu mới thôi cái thói móc mỉa.
Nhà chồng tôi có hai anh em trai, trong đó chồng tôi là út. Ấy vậy nhưng tôi lại lấy anh trước khi anh trai chồng kết hôn. Vậy nên tôi có "thâm niên" làm dâu nhiều hơn chị dâu. Từ ngày chị ấy bước chân vào gia đình này, tôi chẳng bao giờ có hiềm khích hay gây khó dễ gì cả. Thậm chí còn giúp đỡ hết mực trong các buổi ăn uống đại gia đình.
Trái với lòng tốt của tôi là thái độ cư xử tồi tệ của chị dâu. Ả ta tính đỏng đảnh, thích hơn thua người khác và có vô vàn tính xấu nữa.
Hiện tại tôi có hai đứa con một trai một gái. Chị dâu cũng có hai con trai. Khoảng gần hai năm trước, anh chồng đã qua đời sau một tai nạn giao thông. Tiếp đến là sự ra đi của mẹ chồng (bố chồng đã mất từ lâu). Toàn bộ tài sản, của cải trong nhà đều thuộc về hết chị dâu theo di nguyện của mẹ chồng. Bởi lẽ kinh tế của vợ chồng tôi cũng ổn định. Thêm nữa một mình chị dâu nuôi hai đứa con trai ắt sẽ khó khăn hơn. Tôi với chồng cũng chẳng có ý kiến gì.
Ảnh minh hoạ.
Sau khi nhà mất đi hai thành viên, mối quan hệ của vợ chồng tôi với chị dâu trở nên xa cách rõ ràng. Tất nhiên tôi cũng không cưỡng cầu việc chị ta phải quan tâm, hỏi han gì. Nhưng chị ấy cần phải nhớ chồng quá cố chính là anh trai cả trong cái nhà này. Và con chị cũng là cháu đích tôn.
Chẳng còn người đứng đầu trong cả nhà, chị dâu bắt đầu vênh váo thấy rõ. Nhiều lần tôi đã cố tránh mà chẳng được. Thi thoảng cuối tuần chị ta sẽ đưa hai con đến nhà tôi chơi. Nhưng chính khoảnh khắc đụng mặt đó mới phát sinh nhiều mâu thuẫn.
Chồng tôi làm hướng dẫn viên du lịch, một công việc hết sức bình thường như biết bao nghề nghiệp khác. Chỉ là anh hay phải đi xa, nhưng cũng không thiếu thời gian bên cạnh vợ con. Thêm nữa, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, công việc này còn đem lại khoản thu nhập rất tốt.
Vậy nhưng trước mặt chồng tôi, chị dâu vẫn thi thoảng móc mỉa bằng một vài câu kiểu "Làm hướng dẫn viên đi nhiều không biết quen được mấy em xinh xinh nào không? Cẩn thận có ngày cặp bồ!". Thực ra nếu nói vui vẻ 1, 2 lần không sao, đằng này chị dâu nói lặp đi lặp lại, hễ cứ khi nào chồng tôi ở nhà mà chị ta đến chơi là lại một "bài ca muôn thuở". Đặc biệt trước mặt đám trẻ con, chị dâu cũng không kiêng nể gì. Tôi rất sợ con mình sau này sẽ có ác cảm với bố và nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch.
Thứ hai, khi nói chuyện với người trong họ, chị dâu cũng đả động đến công việc của chồng tôi, nói là nghề bấp bênh, toàn ăn bám nhà vợ. Tôi không tận mắt tận tai chứng kiến nhưng đã có nhiều cô bác kể lại như vậy.
Sau khi dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nền kinh tế khiến cho du lịch đình trệ, công việc của chồng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, chị dâu đã không giúp đỡ gì được lại còn khoáy sâu vào đó. Kiểu như ả ta chỉ muốn hạ bệ người khác để thỏa mãn thói ích kỷ của mình.
Ảnh minh hoạ.
Đỉnh điểm là một hôm đầu năm vừa rồi, khi chị dâu đến nhà, ả ta đã nói những lời hết sức phũ phàng, ngay lúc chồng tôi có mặt ở nhà:
"Năm nay dịch dã thế này thì cô bảo chú ấy tìm việc khác mà làm! Đàn ông đàn ang gì ở nhà suốt ngày chẳng thấy làm cái gì. Thế này anh trai cậu ấy mà còn sống thì chắc thất vọng với em trai lắm. Nghe bảo ngày xưa cả nhà phản đối làm hướng dẫn viên nhưng vẫn ngoan cố cơ. Bây giờ thì thấy rõ tác hại chưa?"
Lòng tự trọng của tôi như bị chị dâu chà đạp. Tôi lập tức đưa ra một bức ảnh là cap màn hình số dư tài khoản. Rồi tôi cũng chả ngán gì mà đanh giọng:
"Chồng em có làm gì hay ở nhà thì chị cũng kệ anh ấy đi. Chồng em giỏi, vứt ở đâu mà chả sống được! Đây, năm vừa rồi kinh tế khó khăn mà chồng vẫn gửi em được 50 triệu tiêu Tết đây chị ạ."
Chị dâu từ đó nín bặt. Cả bữa ăn về sau không động chạm bất cứ một thứ gì nữa. Thực ra chồng tôi từ giữa năm ngoái đã xin vào làm phiên dịch ở một vài doanh nghiệp lớn, chẳng qua anh ấy không phô trương khoe mẽ. Anh làm hướng dẫn viên du lịch thì vốn ngoại ngữ rất khá, đúng là chẳng bao giờ bị lo thất nghiệp.
Tôi mong đây sẽ là cú tát mạnh với chị dâu để ả ta từ nay về sau không động chạm tới chồng tôi nữa!
Vợ chồng cãi vã, khi nào thì nên im lặng để giữ gìn hạnh phúc? Trong mối quan hệ vợ chồng, ngay cả khi biết bạn đời mình sai mười mươi, nhưng khi nhận ra đối phương dường như không kiềm chế được cảm xúc nữa thì mình nên học cách im lặng. Vợ chồng chị Hằng có một khoản tiền tiết kiệm nho nhỏ do anh Hải đứng tên. Một lần vô tình chị Hằng biết chồng...