9 công dụng của giấm táo với sức khỏe
Giấm táo được chiết xuất từ nước táo ép tươi, cho lên men từ từ trong thời gian dài, chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là acetic acid.
Dưới đây là một số công dụng của giấm táo đối với sức khỏe:
1. Giấm táo làm giảm sự thèm ăn
Một trong những công dụng quan trọng của giấm táo đối với sức khỏe là giúp giảm cân. “Giấm táo tạo ra sự thay đổi trong trao đổi chất, có lợi cho giảm cân”, theo chuyên gia giảm cân và tim mạch Luiza Petre (New York).
Nhờ đó, giấm táo giúp giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự thèm ăn và duy trì cảm giác no lâu hơn sau các bữa ăn.
2. Giảm thèm đồ ăn ngọt
Giấm táo ngoài tác dụng giúp no lâu còn giúp bớt thèm đồ ngọt, đặc biệt khi bạn cho thêm mật ong vào giấm táo.
Acetic acid trong giấm táo giúp chế ngự cảm giác thèm ngọt; một lượng nhỏ mật ong cho cảm giác ngọt với mức năng lượng thấp. Giấm táo là thực phẩm có tính axit với mức năng lượng thấp và còn chứa potassium, magnesium và chất xơ tốt cho sức khỏe.
3. Tốt cho dạ dày
Giấm táo giúp ích cho hệ tiêu hóa. Các prebiotic trong giấm táo cần thiết cho hệ vi sinh khỏe mạnh trong đường ruột, chức năng tiêu hóa. Uống giấm táo cũng giúp điều chỉnh lượng axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Video đang HOT
4. Giúp giảm mức đường huyết
Giấm táo làm tăng hiệu quả hoạt động của insulin trong việc phân giải đường, thậm chí trong bữa ăn có hàm lượng carb cao. Theo nghiên cứu phát hành trên tạp chí Evidence-Based Integrative Medicine, hấp thu giấm táo mỗi ngày có thể giúp hạ mức đường huyết trung bình hàng ngày.
Giấm táo ngăn chặn tình trạng kháng insulin, biểu hiện của tiền tiểu đường. Tuy chưa có bằng chứng khoa học ủng hộ người bệnh tiểu đường sử dụng giấm táo thay thế insulin hay các thuốc tiểu đường khác, giấm táo giúp ngăn chặn sự phát triển của tiền tiểu đường.
5. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Hấp thu giấm táo được cho là cách đơn giản giúp giảm cholesterol cao và nguy cơ tim mạch.
Giấm táo làm giảm mức triglyceride – nguyên nhân gây ra các mảng chất béo bám quanh thành động mạch và hình thành các mảng bám dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu. Thêm vào đó, chất xơ pectin từ chế độ ăn – có trong cả táo và giấm, giúp trung hòa mức cholesterol xấu.
6. Giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất có lợi khác từ thực phẩm
Tác dụng khác của giấm táo là thúc đẩy cơ thể hấp thu dưỡng chất có lợi từ thực phẩm. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Sinh học, Công nghệ Sinh học & Hóa sinh học, giấm táo giúp đường ruột hấp thu calcium và sắt tốt hơn.
Các prebiotic có lợi trong giấm táo nuôi dưỡng các lợi khuẩn, giúp hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dễ dàng hơn. Điều này giúp cơ thể hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể.
7. Giảm nguy cơ ung thư
Dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định giấm táo có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giấm táo có tiềm năng trong chống ung thư.
Nghiên cứu năm 2014 phát hành trên tạp chí Ruột – Dạ dày học và Viêm gan học trên động vật cho thấy, tế bào nuôi trong phòng thí nghiệm với acetic acid (thành phần trong giấm táo) có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Nghiên cứu khẳng định, acetic acid là tác nhân chống ung thư mạnh, khả thi trong điều trị ung thư, viêm nhiễm đường ruột.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, giấm táo là loại thực phẩm dự trữ mức cân bằng alkaline/acid trong cơ thể – đây là điều quan trọng vì tế bào ung thư tăng trưởng trong môi trường axit.
8. Bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại
Giấm táo chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, nấm nguy hiểm trong đường tiêu hóa.
Giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli, virus và vi sinh có hại khác. “Tăng mức axit dạ dày có nghĩa độ pH của dạ dày giảm xuống, giúp tiêu diệt các vi sinh đi vào cơ thể từ thực phẩm”.
Ngoài ra, giấm táo còn giúp làm sạch mụn vùng mặt.
9. Giảm mùi hôi hơi thở
Giấm táo tiêu diệt các vi khuẩn gây ra hơi thở nặng mùi. Lưu ý, bạn không nên dùng giấm táo thay cho nước súc miệng nhưng giấm táo có thể làm cho hơi thở sạch mát hơn.
Bạn cần pha loãng giấm táo với nước, chờ tối thiểu 30 phút trước khi dùng dung dịch này để chải răng, tránh axit làm hỏng men răng.
Mẹo chữa khỏi bệnh ra mồ hôi tay cực đơn giản
Đổ mồ hôi tay là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Tình trạng này không do thời tiết nóng hoặc do luyện tập thể thao gây ra.
Mẹo dân gian trị bệnh ra mồ hôi tay. Ảnh Internet
Ngoài việc gây trở ngại khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đổ mồ hôi nhiều còn có thể làm bạn cảm thấy lo âu và ngại ngùng trước đám đông. Để hiểu rõ hơn về bệnh tăng tiết mồ hôi tay, bạn có thể tham khảo các bài thuốc dân gian sau đây.
Chè xanh
Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay.
Giấm táo
Giấm táo có khả năng cân bằng độ pH trong cơ thể và từ đó giảm lượng mồ hôi trên tay. Giấm táo cũng có thể làm se lỗ chân lông để hạn chế dầu thừa trên tay.
Trà xô thơm
Xô thơm là một loại thảo dược có khả năng se nhỏ lỗ chân lông nên có thể giúp bạn làm giảm lượng dầu và mồ hôi trên da. Vitamin B và magiê trong lá cũng góp phần kiềm hoạt động của tuyến mồ hôi. Ngoài ra, lá xô thơm còn giúp khử mùi mồ hôi.
Lá lốt
Lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Hoặc nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày.
Ngâm nước muối
Muối vừa có tính diệt khuẩn vừa có thể làm khô da, vì thế khá là có ích trong việc chữa bệnh ra mồ hôi tay chân. Ngâm tay chân trong nước muối loãng mỗi ngày trong khoảng 15 phút là được.
Để điều trị chứng ra mồ hôi tay cần phải kết hợp nhiều biện pháp, hãy kiên trì theo các mẹo trên sẽ mang lại cho các bạn một kết quả đáng kể đấy.
Cách chữa ong đốt không đau, không cần dùng thuốc Ong chích, tưởng rằng là vấn đề đơn giản nhưng chỉ vài ngày sau đó vết chích của bạn dần dần có những biểu hiện khó chịu, nặng hơn có thể gây nên nhiễm trùng. Cách chữa ong đốt không đau, không dùng thuốc. Ảnh Internet Vậy làm cách nào để giảm thiểu tối đa hậu quả của ong chích gây ra, hãy...