9 cách tiết kiệm khi trồng rau sạch tại nhà, giúp bạn thoát khỏi tình trạng “tự trồng đắt hơn đi mua”
Thực tế là không ít người đã than phiền rằng chi phí để trồng rau sạch của họ thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với đi mua ở chợ, siêu thị.
Làm vườn là một trong những cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền cho hóa đơn thực phẩm của gia đình bạn. Ngoài ra nó còn giúp bạn có những phút giây thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Tuy nhiên không ít người đã than phiền rằng chi phí trồng rau sạch của họ thậm chí còn tốn kém hơn so với đi mua ở chợ, siêu thị. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự, vậy thì với những mẹo dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền khi làm vườn.
1. Ươm cây từ hạt giống thay vì mua sẵn cây con
Cách làm này sẽ mất thêm chút thời gian nhưng hiệu quả mang lại khá tốt. Cùng một số tiền bỏ ra, thay vì mua cây con thì bạn mua hạt giống về ươm, chắc chắn số cây con thu được sẽ nhiều hơn gấp mấy lần.
2. Tìm các cách cải thiện đất miễn phí
Ảnh minh họa
Các loại phân bón từ cửa hàng khá tốn kém, vì vậy tốt nhất bạn nên tìm những chất liệu làm giàu dinh dưỡng cho đất một cách miễn phí hoặc giá rẻ.
Hãy quan sát xung quanh nhà bạn, gia đình hàng xóm hay ở nhà người quen, họ hàng xem có thể sử dụng được thứ gì hay không. Lá khô, mùn rác, rơm rạ, phân gà… đều là các chất liệu tốt miễn phí hoặc giá rẻ rất bổ dưỡng cho đất.
3. Biến rác thải nhà bếp thành chất dinh dưỡng
Một nguồn phân bón miễn phí tuyệt vời khác cho đất nằm ngay trong nhà bếp của bạn. Vỏ trứng nghiền nhỏ có thể tăng cường canxi cho đất. Bã cà phê đã qua sử dụng, vỏ chuối hay các rác thải thực phẩm, bạn cũng chớ nên bỏ phí nhé. Chỉ cần trộn lẫn với đất hoặc đào hố và đổ trực tiếp chúng vào đất là được.
4. Học cách lưu giữ hạt giống
Lưu giữ hạt giống từ vụ này để đến vụ sau trồng thực sự có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Một số hạt giống rất dễ dàng để cất giữ và gieo trồng cho mùa sau như hạt hướng dương, đậu bắp, đậu Hà Lan…
Video đang HOT
5. Kết bạn
Kết bạn và giao lưu với những người làm vườn có chung sở thích vừa giúp bạn trao đổi kinh nghiệm làm vườn lại vừa là cơ hội để trao đổi hạt giống. Cho đi thứ bạn thừa thãi, đổi về thứ bạn đang cần mà không phải mất tiền mua chính là một cách tiết kiệm thông minh.
Những người bạn hào phóng có khi còn sẵn sàng tặng bạn hạt giống, cây trồng hoặc công cụ làm vườn.
6. Thiết kế lớp phủ để giảm lượng nước tưới
Bạn hãy phủ đất bằng bìa cứng, rơm rạ hoặc vật liệu phù hợp khác. Cách làm ấy sẽ hạn chế được cỏ dại, đồng thời ngăn ngừa sự bốc hơi nước, giúp bạn không phải tưới nước thường xuyên.
Nhiều gia đình sử dụng nước máy để tưới cho cây và rau, với cách phủ đất thì bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể hóa đơn tiền nước mỗi tháng.
7. Tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu có giá rẻ hơn
Ảnh minh họa
Cũng tương tự như các mặt hàng khác, hạt giống cây trồng và các công cụ làm vườn ở những cửa hàng khác nhau nhiều khi sẽ có mức giá không giống nhau. Bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu và so sánh giá cả, sau đó tìm ra địa chỉ bán hàng uy tín với chi phí phải chăng nhất.
8. Chỉ trồng những gì bạn thích ăn
Nếu gia đình bạn thích ăn salad, hãy trồng nhiều loại nguyên liệu để làm món salad ấy. Khi trồng những thứ mà gia đình thích ăn, bạn sẽ tận dụng được hết các sản phẩm mình làm ra, không bỏ phí chút nào.
Trường hợp gia đình bạn không thích ăn bông cải xanh nhưng bạn lại trồng rất nhiều, làm như vậy chính là một sự lãng phí lớn.
9. Trồng cây lâu năm
Các loại cây ăn quả lâu năm là một gợi ý tốt vì bạn sẽ được thu hoạch trong thời gian dài mà không cần phải chăm sóc quá nhiều. Bạn chỉ cần trồng một lần và chăm bón tới khi chúng trưởng thành, sau đó có thể thu hái năm này qua năm khác.
9 thói quen đơn giản giúp tiết kiệm tiền điện hiệu quả ngay trong mùa hè này
Chỉ với những thói quen đơn giản sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền điện mỗi tháng, ai cũng có thể thực hiện được nhưng không phải ai cũng để ý.
Hàng tháng bạn chi khoảng 1 đến 2 triệu cho hóa đơn tiền điện của gia đình. Số tiền này hoàn toàn có thể dễ dàng giảm xuống bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ. Rất nhiều thói quen đơn giản chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ và thực hiện một cách nghiêm túc để tiết kiệm khá nhiều tiền điện mỗi tháng.
1. Sử dụng bóng sấy
So với các thiết bị gia dụng khác, máy sấy tiêu tốn nhiều năng lượng bậc nhất. Đó là lý do tại sao một số người có xu hướng làm khô quần áo một cách tự nhiên trong không khí.
Tuy nhiên, nếu điều đó là không thể với bạn, bạn có thể chỉ cần thêm một quả bóng sấy bằng len hoặc cao su vào quần áo của mình. những vật dụng đơn giản này có khả năng tách quần áo và cung cấp lượng không khí nhất định giúp quần áo khô nhanh hơn.
Quả bóng len đặc biệt có thể hấp thụ độ ẩm giúp toàn bộ quá trình sấy kết thúc nhanh hơn. Một ưu việt khác là bóng máy sấy làm giảm tĩnh điện, có nghĩa là bạn sẽ không cần phải thay khăn trải máy sấy thường xuyên.
2. Tăng nhiệt độ cả tủ lạnh và tủ đông
Nhiều người tin rằng, nhiệt độ thấp nhất là tốt nhất để bảo quản thực phẩm của bạn. Tuy nhiên, tủ lạnh không nhất thiết phải đặt thấp và tủ đông vẫn sẽ hoạt động tốt. Có ý kiến cho rằng bạn đặt chúng thấp hơn ít nhất 10 độ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng tới 25%.
3. Kéo rèm để tiết kiệm điện khi bật điều hòa
Khoảng 30% nhiệt của một ngôi nhà được thoát ra ngoài qua cửa sổ. Và gần 76% ánh sáng mặt trời chiếu từ cửa sổ vào nhà và biến thành nhiệt.
Rèm có thể không thể kiểm soát mất nhiệt hay tản nhiệt nhưng chúng có khả năng giữ cho nội thất được bảo vệ khỏi các tia cực tím của mặt trời. Đặc biệt, rèm có thể che chắn bên trong khỏi cái nóng khắc nghiệt. Những tấm rèm ngang có thể giúp phản xạ nhiệt lên trần nhà sáng màu, sau đó dễ dàng khuếch tán hơi nóng giúp tiết kiệm điện năng khi bật điều hòa.
4. Đậy nắp xoong nồi khi nấu
Một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng để ý chính là khi thực hiện việc nấu nướng, bạn nên đậy nắp nồi hoặc chảo. Bằng cách này, bạn có thể đặt nhiệt độ thấp hơn và giảm thời gian nấu. Điều này xảy ra bởi bạn không để hơi nước và nhiệt thoát ra khỏi chảo. Thức ăn cũng nhanh chín hơn trong thời gian ngắn. Thói quen này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng tới 40%.
5. Làm sạch dụng cụ lọc bụi vải của máy sấy
Để máy sấy hoạt động tốt, cần làm sạch dụng cụ lọc bụi vải một cách hiệu quả. Bụi bẩn buộc thiết bị phải hoạt động nhiều hơn, chiếm nhiều năng lượng và thời gian hơn để làm khô quần áo. Tùy thuộc vào độ bẩn của dụng cụ lọc, máy sấy có thể tiêu tốn nhiều hơn 75% năng lượng so với bình thường do bụi bẩn không cho phép không khí lưu thông đúng cách, buộc máy phải làm việc nhiều hơn.
6. Rút phích cắm các thiết bị điện tử khi không sử dụng
Không phải ai cũng nhận ra rằng, các thiết bị điện tử của chúng ta vẫn tiêu thụ năng lượng ngay cả khi chúng ta đã tắt chúng đi hoặc đặt chúng ở chế độ ngủ. Đó là lý do tại sao cắm tất cả vào một ổ điện sẽ cung cấp cho bạn khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn chúng khi không sử dụng. Hãy nhớ rằng, bạn phải nhấn nút bật/tắt khi bạn muốn tắt chúng. Nếu không, thiết bị của bạn sẽ tiếp tục tiêu thụ năng lượng.
7. Sử dụng ấm đun nước bằng điện để đun sôi nước thay vì dùng lò vi sóng
Mỗi sáng sớm, bạn chỉ cần một tách trà nóng. Theo một nghiên cứu cho rằng, bạn nên sử dụng ấm điện vì nó sẽ thực hiện công việc nhanh hơn và sử dụng ít năng lượng hơn. Lò vi sóng mất 50% năng lượng trong khi chuyển điện năng thành vi sóng. Mặt khác, ấm đun nước cách nhiệt rất tốt và chỉ mất 20% tổng năng lượng mà nó sử dụng.
8. Đóng cửa lò khi nướng
Lò nướng không có bất kỳ hệ thống lưu thông không khí nào và đó là lý do tại sao các đầu bếp thường để hở một chút để ngăn lửa bùng phát. Tuy nhiên, lò nướng hiện đại có hệ thống lưu thông không khí tuyệt vời và có thể ngăn quá nhiệt. Ngoài ra, hầu hết các lò nướng không cho phép bạn mở cửa trừ khi bạn đang giữ nó. Điều này có nghĩa là họ đang nói với bạn theo cách riêng rằng bạn nên đóng cửa. Hạn chế lớn nhất từ việc giữ cho lò luôn mở là bạn sẽ mất khoảng 50% nhiệt lượng.
9. Chuyển sang đầu vòi sen có dòng chảy thấp
Đầu vòi hoa sen trung bình sử dụng khoảng 2,5 gallon (9,5 lít) nước mỗi phút. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng chuyển sang đầu vòi sen 1,7 gallon / phút (6,6 lít). Thay đổi này sẽ tiết kiệm hơn 11.000 gallon (42.000 lít) nước và 1.180 kWh năng lượng mỗi năm. Bạn cũng sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn trong hóa đơn tiền điện nước của mình, có thể thay đổi tùy theo nơi bạn sống.
9 lời khuyên tiền bạc nhiều người tưởng đúng mà hoá ra sai lầm Bạn có thể không hiểu nhiều về các chỉ số Dow Jones, tình hình kinh tế thế giới song bạn cần biết đâu là thói quen tiền bạc tốt mà bản thân nên xây dựng, đâu là điều cần loại bỏ, tránh xa. Không cần phải là một chuyên gia kinh tế, bạn cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc cần...