9 bất ngờ về iPadiPad
Nặng hơn so với tưởng tượng của mọi người, không thể đọc sách ngoài trời nắng… iPad đã mang đến một số bất ngờ và cả những thất vọng ngay ngày đầu ra mắt.
>> Apple bán được 700.000 iPad trong ngày đầu ra mắt
>> Top 10 smartphone nuột nhất năm 2010
>> LG GD510 Cookie Pop – tiếp nối thành công
1. Nhanh hơn iPhone 3GS
Cảm nhận đầu tiên của người dùng khi cầm trên tay chiếc iPad là sự nhanh nhẹn hơn hẳn trong quá trình hoạt động. Việc khởi động các ứng dụng gần như không có độ trễ khiến một số người đã gọi các ứng dụng này đang “bay” ra màn hình. Thử lướt web bằng trình duyệt Safari truyền thống của Apple cũng cho thấy iPad vượt trội hơn hẳn so với khi lướt web trên iPhone 3GS.
2. Nặng hơn
Với trọng lượng 1,5 pound (khoảng 0,7 kg), hầu hết mọi người đều nghĩ rằng iPad rất nhẹ nếu so với chiếc laptop mỏng nhẹ trứ danh của Apple là MacBook Air với trọng lượng 3,5 pound. Nhưng ngay khi cầm chiếc iPad, hầu hết khách hàng đều nhận thấy nó khá “đầm tay”. Đây có thể là một tin không hay bởi với mục đích là thiết bị lướt web, giải trí và đọc sách thì việc cầm chiếc iPad trong một thời gian dài trên tay sẽ không mấy dễ chịu.
3.Tạm biệt việc đọc sách ngoài trời
So sánh iPad với thiết bị đọc sách điện tử đang “hot” nhất hiện nay là Kindle có vẻ hơi khập khiễng nhưng nếu chỉ so sánh về khả năng đọc sách, rõ ràng Kindle đang chiến thắng.
Kindle sử dụng loại “mực điện tử” với chỉ 2 màu đen-trắng truyền thống nên việc hiển thị không mấy ảnh hưởng ngay cả khi người dùng đang đọc sách ngoài trời nắng. Với iPad, dù là sử dụng màn hình màu nhưng dưới ánh nắng, tất cả đã biến mất và mọi dự định đọc sách sẽ đổ vỡ.
Video đang HOT
4. Bàn phím ảo QWERTY không đến nỗi tồi
Trái ngược với sự lo ngại của một số người, bàn phím ảo theo chuẩn QWERTY hoạt động khá trơn tru và rõ ràng là việc soạn thảo email, tin nhắn trên đó thoải mái hơn iPhone rất nhiều.
Tuy vậy, nó vẫn không thể so sánh được với những bàn phím thực bởi tỷ lệ lỗi sinh ra vẫn còn khá lớn. Nếu xác định phải thường xuyên soạn thảo trên iPad, hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Đặt iPad vào lòng để gõ phím
- Đặt thiết bị trên một mặt phẳng (mặt bàn) sẽ khiến quá trình soạn thảo của bạn trục trặc bởi mặt sau của chiếc iPad không hề phẳng và nó sẽ tạo ra những cú lắc lư dữ dội.
- Cầm iPad bằng một tay và gõ phím bằng tay còn lại sẽ khiến bạn soạn thảo nhanh hơn đôi chút.
- Mua một chiếc bàn phím thực dành riêng cho iPad của Apple với giá 79 USD.
- Hoặc mua một chiếc vỏ đựng iPad với giá 39 USD có thể giúp bạn chọn góc đặt dễ dàng hơn.
5. Không thể sạc pin qua cổng USB?
Nếu bạn quên mang theo chiếc sạc chuyên dụng cho iPad thì xin báo một tin buồn là thiết bị này không thể sạc bằng cách kết nối với máy tính qua cổng USB kể cả khi bạn sử dụng phần mềm iTunes.
Thực ra, theo một số thành viên trên diễn đàn Macworld, iPad vẫn có thể sạc được qua cổng USB nhưng đó phải là cổng điện năng cao. Với các cổng USB điện năng thấp (trên các máy tính Mac đời cũ và hầu hết các máy tính sử dụng Windows), chiếc iPad vẫn có thể sạc được nhưng với tốc độ rất thấp và chỉ thực sự “vào điện” trong trạng thái nghỉ (sleep).
6. Xem video HD rất tuyệt
Hầu hết những người đã thử xem phim trên iPad đều đưa ra nhận xét rằng hình ảnh chuẩn độ nét cao (HD) trên thiết bị này gần như không có đối thủ.
7. Màn hình bị biến thành… gương
Khi xem phim trên iPad, chắc chắn bạn sẽ gặp một vài trường hợp khi hình ảnh đang chiếu những cảnh trời tối hoặc cảnh có ánh sáng tối, bạn sẽ nhìn thấy cả khuôn mặt của mình trên màn hình của chiếc iPad. Thật khó chịu vì khi đó bạn sẽ bỏ lỡ không ít chi tiết trong bộ phim.
8. iPad vẫn có thể gọi điện thoại được
Dù không được trang bị khả năng “a lô” như iPhone nhưng Apple đã mở cửa ngách cho iPad bằng việc cho phép người dùng cài đặt Skype (ứng dụng gọi điện thoại qua giao thức Internet). Với iPad và một tài khoản Skype có trả phí, việc gọi điện thoại giờ đây không còn là vấn đề đáng lo với người dùng iPad.
9. Có iPad sẽ chán…iPhone
Một số người dùng đã “than thở” trên các diễn đàn là chỉ sau chừng hơn một tiếng đồng hồ làm quen với iPad, khi cầm lại chiếc iPhone họ có cảm giác sao mà nó bé thế, yếu ớt và chậm chạp thế…
Phải chăng đây là một dạng “tác dụng phụ” của iPad mà Apple không ngờ đến?
Theo ICT News
Tầm quan trọng của việc đọc sách
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Một trong số đó là teen chúng ta, lứa tuổi đang cần mở mang thế giới không chỉ trên các phương tiện truyền thông hiện đại mà còn phải khám phá nhiều kiến thức hơn trong sách vở.
Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con cháu mình biết được những thành quả mà họ đã tạo dựng được không bị mai mọt bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất công ghi chép và tích lũy lại để hình thành nên một cuốn sách. Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức, kinh nghiệm sống .... Thông qua một cuốn sách chúng ta có thể biết được rất nhiều điều trong cuộc sống.
Tầm quan trọng của đọc sách
Tuy chúng ta đều biết rằng việc đọc sách rất quan trọng nhưng bạn có bao giờ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách hay một tác phẩm nổi tiếng nào không? Hay những cuốn sách mà bạn đọc rồi có thật sự giúp ích được cho bạn không, bạn có rút được gì qua cuốn sách ấy không hay chỉ đọc theo một trào lưu, một hứng thú nhất thời...
Cuộc sống ngày càng hiện đại thì vấn đề học tập được đặt ra hàng đầu. Có khá nhiều công cụ giúp chúng ta học tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều teen ỷ lại vào các công cụ đó và ngày càng lệ thuộc vào nó. Bây giờ teen muốn có thêm kiến thức mới thì chỉ việc nghe trên các kênh truyền hình, còn những kiến thức trong sách vở thường teen không chú trọng và lười đọc.
Dũng (teen 11) chia sẻ: "Tớ có thói quen đọc sách từ lâu rồi, một phần do sở thích va một phần do tớ muốn luyện cách đọc nhanh, thông qua đó tóm tắt các ý chính vì tớ là nhân D mà. Tớ thấy rằng nhiều bạn bây giờ rất lười đọc sách. Hầu như chẳng bạn nào đủ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách nổi tiếng, một tác phẩm văn học nhưng lại có thể dễ dàng đọc hết được các cuốn truyện tranh dày hơn thế. Đọc sách nhiều rèn cho tớ khả năng tư duy và viết văn mạch lạc, logic hơn đó. Đọc sách giúp đầu óc thanh thản hơn, giảm stress hơn đó. Nó thật sự có ích với tớ."
Bất cứ loại sách nào cũng có tác dụng riêng cuả nó. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn mỗi người. Tùy theo mỗi độ tuổi mà chúng ta lựa chọn những loại sách cho phù hợp. Đối với lứa tuổi teen chúng ta thì nên đọc các các phẩm bất hủ và mang nhiều ý nghĩ, giáo dục như: "Không gia đình", "Túp lều bác Tôm", "Những tấm lòng cao cả"....Mỗi cuốn sách sẽ đưa chúng ta phiêu lưu vào những thế giới khác nhau. Và sách sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những suy nghĩ sai lệnh khi đọc sách
Có nhiều teen lại có những suy nghĩ tiêu cực khi đọc sách. Nhiều bạn cứ cho rằng đọc sách là tốn thời gian nên có khi cả năm teen vẫn chưa đọc trọng vẹn một cuốn sách. Teen cứ quan niệm rằng không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, vẫn vui vẻ, vẫn bình thường. Teen cứ nói với nhau rằng thiếu gạo, thiếu thiếu tiền thì chết chứ thiếu sách thì không thể chết được. Đó là một quan niệm sai lầm, nếu không có sách thì làm sao con người có thể biết được tổ tiên mình như thế nào, những tri thức kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có kiến thức mà chúng ta học đây.
Lan (teen 11): "Tớ thấy việc đọc sách chỉ dành cho những người rảnh rỗi, với lại những điều cần biết thì tivi hay chiếu rồi. Lâu lâu có chút hứng thú thì tớ đọc vài cái thôi chứ tớ không đủ kiên nhẫn đọc những quyển sách dày cộp đâu."
Teen thấy rồi đó, nếu muốn thông thái, muốn hiểu biết sâu rộng thì chúng ta không nên chỉ học về một phía, phải biết kết hợp nhiều phương pháp học với nhau mới có hiệu quả được. Đặc biệt những teen thi khối D phải tích cực đọc thêm nhiều sách để có tư liệu và vốn từ thêm phong phú. Đọc nhiều sách sẽ rất cáo ích cho mình, tuy nhiên cần phải lựa những cuốn sách hay và thật cần thiết để tránh tình trạng "đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu".
Bí quyết khi "đọc" Trong quá trình học tập, nghiên cứu các tài liệu khoa học, các bạn sinh viên luôn cố gắng ghi nhớ, thu nạp được càng nhiều nội dung vào não bộ càng tốt. Đọc cái gì? Nhiệm vụ đầu tiên là bạn phải đọc một cách cẩn thận phần mở đầu của bài đọc để tìm ra dụng ý của tác giả và...