8X Việt nhận học bổng toàn phần Chính phủ Ireland sau… 3 ngày “thần tốc” làm hồ sơ
Võ Minh Quân (sinh năm 1988), chàng trai đến từ TP.Hồ Chí Minh từng xuất sắc nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Ireland để du học bậc Thạc sĩ Quản trị tại trường Trinity Business School thuộc Trinity College Dublin ( trường đại học cổ nhất Ireland, thành lập hơn 400 năm trước) với thời gian chuẩn bị hồ sơ “thần tốc” chỉ trong 3 ngày.
Biết rõ câu chuyện và hành trình của mình
Lần đầu tiên Minh Quân có khái niệm về chuyện du học là từ năm lớp 12. Nhưng bấy giờ anh chưa thật sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc học tập và sinh sống ở nước ngoài.
Ở bậc đại học, chàng trai 8X theo học chương trình Tiên tiến ngành Khoa học Máy tính (Advanced Program in Computer Science) tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, liên kết với Portland State University ở Mỹ. Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do các giáo sư đầu ngành trong và ngoài đứng lớp.
Võ Minh Quân.
Sau khi hoàn tất việc học đại học, Quân cuốn vào việc đi làm. Từ khi cùng bạn mở công ty riêng vào năm 2014, anh bận rộn với nhiều việc như quản lý dự án, phục vụ khách hàng, mở rộng doanh nghiệp, và giữ chân nhân sự, nên cũng không còn nghĩ nhiều đến việc du học.
Vào tháng 11/2017, anh được một người bạn giới thiệu về học bổng Chính phủ Ireland (Irish Aid IDEAS fellowship) và rủ rê tham gia.
Cơ duyên du học đến như vậy. Quân dành 2 tuần ôn thi IELTS và mất chỉ trọn… 3 ngày chuẩn bị, gửi hồ sơ ứng tuyển. Giữ tinh thần thoải mái, Quân vượt qua tất cả các vòng phỏng vấn, ứng tuyển rồi được trường đại học lâu đời nhất của Ireland chọn làm sinh viên của chương trình Master in Management.
Khi ấy, Quân mới phải quyết định mình có nhận học bổng này hay không. Đó thật sự là một quyết định rất khó khăn. Và anh tin rằng mình đã lựa chọn đúng khi chọn đi du học.
Nói về kinh nghiệm cụ thể để hoàn thành hồ sơ ứng tuyển chinh phục thành công học bổng Chính phủ danh giá chỉ trong thời gian “thần tốc”, Quân chia sẻ: “Kinh nghiệm lớn nhất của anh là phải biết rõ câu chuyện của mình.
Con đường của anh cũng không “thẳng tắp” như mọi người, mà có rất nhiều ngã rẽ: học chuyên Lý từ cấp 2 và 3 ở trường Hồng Bàng và Năng khiếu, sau đó học Khoa học Máy tính, rồi sau đó đi làm Marketing và kinh doanh riêng.
Anh cũng tham gia vận hành 4 công việc kinh doanh khác nhau, từ thương hiệu dạy kỹ năng mềm cho thanh thiếu niên, công ty thu thập và phân tích dữ liệu bất động sản, đến chuỗi trung tâm dạy vẽ cho trẻ em, và hiện tại là nhà cung cấp các giải pháp về Digital Marketing cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong suốt quá trình đó, đã rất nhiều lần anh dành thời gian để tự hỏi mình là ai, có những khả năng gì và muốn đạt được những gì trong cuộc sống.
Nên khi chuẩn bị hồ sơ, anh chỉ cần kể câu chuyện của mình và đưa vào những dẫn chứng cụ thể để giúp hội đồng xét duyệt hiểu rõ hơn về con người của anh, cũng như thấy được quyết tâm của anh trong việc thực hiện mục tiêu của mình”.
Bên cạnh đó, Quân cũng tạo thêm điểm khác biệt bằng cách đính kèm hồ sơ rất nhiều mã số chạy bộ (Bib) của các giải chạy mà anh đã tham gia.
Các giải này thể hiện được một quá trình từ lúc anh mới bắt đầu tham gia việc đi bộ đến giải chạy 10km đầu tiên, rồi vượt qua cột mốc 21km, và cuối cùng là chinh phục được cự ly Marathon 42km ở cả hai hình thức là chạy đường trường và chạy địa hình (chạy trail).
Chặng đường này cũng thể hiện được sự kiên trì và khả năng đạt được các mục tiêu mà anh tự đặt ra cho mình.
Chàng trai 8X đi làm từ năm 19 tuổi, đã tham gia vận hành 4 thương hiệu và công ty khác nhau.
Video đang HOT
Trong hồ sơ ứng tuyển của mình, Minh Quân chia sẻ rất thật lòng cảm giác bị “mắc kẹt” của anh sau gần 5 năm điều hành một công ty Digital Marketing.
Với xuất phát điểm là một người dân kỹ thuật, có một số kinh nghiệm triển khai các chiến dịch digital, anh phải vừa làm vừa học cách để xây dựng một công ty tiếp thị quảng cáo từ 2 người lên đến 40 người; đồng thời phục vụ cho nhiều công ty lớn trong nước, và cả một số công ty startup ở Đài Loan hay Singapore muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
“Quá trình này thật sự không dễ dàng, và có nhiều lần tưởng chừng như phải đóng cửa công ty do anh không có kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhân sự hay dòng tiền.
Rất may mắn là công ty vẫn tồn tại, nhưng lại lệ thuộc quá nhiều vào một số nhân sự chủ chốt, nên khả năng mở rộng không cao. Công ty càng phát triển thì anh lại càng cảm thấy mệt mỏi vì gánh thêm nhiều trách nhiệm.
Anh đã nghĩ rằng mình đang là cái trần của công ty, và việc anh thiếu những khả năng quản lý chuyên nghiệp là một điểm yếu rất lớn”, Quân cho hay.
Mong muốn của Quân là được sang Ireland để học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm quản trị từ những chuyên gia hàng đầu để về phát triển công ty.
Và nếu công ty hoạt động tốt thì sẽ giúp được nhiều khách hàng là các công ty Việt Nam triển khai được các hoạt động marketing và truyền thông hiệu quả, tăng doanh số, và tuyển dụng thêm được nhiều nhân sự, từ đó góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu chiến lược trong việc hợp tác giữa Ireland với Việt Nam.
Vượt qua các thử thách và chọn một ngã rẽ mới để định hướng cho tương lai, Quân xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Ireland đến Trinity Business School, thuộc Trinity College Dublin – trường đại học xếp hạng nhất ở Ireland du học thạc sĩ.
Tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc, trở thành Đại sứ sinh viên quốc tế Ireland
Chương trình của Quân học có hơn 100 sinh viên từ khoảng 20 nước trên thế giới tham gia. Nên thử thách lớn nhất, ngoài chuyện làm quen lại với việc học sau gần 10 năm đi làm, là chuyện học hỏi cách làm việc với các bạn sinh viên cùng lớp.
Sau nhiều lần tranh luận nảy lửa, anh nhận ra niềm vui khi quan sát và học cách giao tiếp với những người đến từ các nền văn hoá khác nhau, nên đã chủ động tham gia nhóm với các bạn đến từ đủ các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, và Trung Quốc.
Quân (áo đỏ giữa hàng đầu) tại lễ hội Diwali với các bạn Ấn Độ.
Đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của Minh Quân ở Ireland là cách mà các trường đại học và sau đại học ở Việt Nam ứng dụng các hệ thống Quản trị Quan hệ Khách hàng (Customer Relationship Management System) vào việc tuyển sinh. Đây cũng là chủ đề mà Quân rất hứng thú và có một số kinh nghiệm triển khai thực tế.
Kết quả đề tài này đã mang đến cho Quân 85 điểm tốt nghiệp – điểm cao nhất của cả lớp và vượt xa con số 70 (vốn là mức điểm phân biệt giữa loại khá và giỏi ở Ireland và Anh).
Nhờ điểm số này mà chàng trai Việt được đứng thứ 3 cho kết quả học của toàn chương trình và tốt nghiệp Thạc sĩ loại xuất sắc. Anh còn được giáo sư hướng dẫn, là một trong những học giả rất uy tín trong lĩnh vực Marketing ở Châu Âu, đề nghị ở lại để cùng cô làm luận văn tiến sĩ. Nhưng anh đã chọn con đường trở về nước như đã cam kết với lãnh sự quán Ireland ở Việt Nam.
Không những vậy, nam du học sinh Việt năng nổ còn được chọn làm Đại sứ Sinh viên Quốc tế của Ireland, và tham gia các chương trình quảng bá việc học tập ở Ireland ra toàn thế giới, cùng với các sinh viên đến từ 21 nước khác nhau.
Quân nhận chứng nhận Đại sứ du học sinh Ireland năm 2018.
Trong suốt 1 năm ở Ireland, Quân nghĩ rất nhiều về chặng đường đã qua, những điểm mạnh của bản thân, và những mục tiêu lớn anh muốn đạt được trong cuộc sống. Anh đã xác định được mình là ai và mình sống vì điều gì.
Nhờ đó nên khi đứng trước các lựa chọn như được ở lại học tiến sĩ, hay có thể qua Hà Lan sống và làm việc, anh vẫn rất dễ dàng chọn sẽ về lại Việt Nam. Hiện đang là Giám đốc điều hành một công công ty trách nhiệm hữu hạn về truyền thông tiếp thị.
“Lý do lớn nhất là vì anh muốn sống ở gần ba mẹ, và anh thấy rất rõ rằng chỉ có ở Việt Nam, thì anh mới có thể phát huy được tốt nhất năng lực của bản thân, và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Và nói một cách rất thật lòng thì nước mình là nơi anh thấy có thể kiếm được tiền nhanh và nhiều hơn những quốc gia khác”, Quân tâm sự.
Quân cùng các du học sinh nhận học bổng Chính phủ Ireland 2018.
Chàng trai này cũng rất có duyên với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngay từ khi tốt nghiệp đại học, anh đã tham gia một công ty đào tạo hàng đầu của thế giới, sau đó mở công ty truyền thông thì cũng có rất nhiều khách hàng là trung tâm tiếng Anh, đào tạo kỹ năng, dạy nhạc, vẽ, trường quốc tế….
Ngoài thời gian đi làm, anh còn trợ giảng cho chương trình Tiên tiến ở Đại học Khoa học Tự nhiên và làm người cố vấn cho quỹ học bổng Lương Văn Can và chương trình SME Mentoring.
Chàng giám đốc 8X cũng mong muốn được đóng góp nhiều cho việc phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Ireland, trên tất cả các mặt từ văn hoá, giáo dục, cho đến kinh doanh.
Anh tin rằng mình có nghĩa vụ phải đóng góp ngược lại cho cả 2 quốc gia đã nuôi dưỡng và giúp mình trưởng thành hơn.
Võ Minh Quân là một trong những diễn giả sẽ góp mặt tại chuỗi sự kiện phi lợi nhuận “Du học và tư duy toàn cầu” cuối tháng 12/2019 của Olympians.
Hà Nội: 14h 30, Thứ 7, 28/12/2019, Hội trường tầng 4, Trung Tâm phát triển bền vững Chất lượng giáo dục Phổ thông quốc gia, 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 14h30, Chủ nhật, 29/12/2019
Hội trường 23G (tầng 23), Etown Central, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4, HCMC
Đăng kí tham dự: bit.ly/36jSFC8
Lệ Thu
Theo dantri
Điết ít biết về nam phó giáo sư 31 tuổi: Lớn lên nhờ hủ tiếu, tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng
Ông Lý Kim Hà, 31 tuổi, vừa được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư năm 2019. Đáng chú ý, ông Lý Kim Hà là phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Ông Lý Kim Hà trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet.
Đầu tháng 12 vừa qua, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố có thêm 73 giáo sư, 349 phó giáo sư. Đáng chú ý trong danh sách này là Phó giáo sư Lý Kim Hà. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Lý Kim Hà trở thành Phó giáo sư trẻ 31 tuổi trẻ nhất Việt Nam.
Về con đường sự nghiệp, Phó giáo sư Lý Kim Hà từng tốt nghiệp trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Sau đó ông theo học ngành Toán - Tin tại trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Chia sẻ về quyết định này ông Hà cho biết lựa chọn thời điểm đó đơn giản chỉ là học để sau này có công việc để thoát cơ cực.
Tuy nhiên khi học tới năm 2, khi được các thầy cô định hướng, ông Hà mới manh nha đi theo con đường toán học và có tham vọng học xong đại học sẽ tiến xa hơn.
Cầm tấm bằng giỏi trên tay, ông Lý Kim Hà nhận được suất học bổng toàn phần học thẳng nghiên cứu sinh. Với chương trình đại học dài 210 tín chỉ, ông Hà đã được chứng nhận tương đương học chuyển tiếp chương trình nghiên cứu sinh tại đại học Nghiên cứu Padova (Ý).
Chia sẻ trên Vietnamnet, vị phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam nói: "Có lẽ người mình biết ơn nhất là anh Trần Vũ Khanh. Nhờ anh ấy mà mình có được một suất học bổng 3 năm ở Ý khi kết thúc đại học và có được ngày hôm nay".
Sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Ý, ông Hà quyết định về Việt Nam làm việc và chọn ngôi trường mình từng theo học để đầu quân.
Phó giáo sư Hà kể: "Cầm tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng cùng với hơn 400 ngàn phụ cấp, thú thực vợ chồng mình rất hụt hẫng. Tất nhiên, gom cả tiền giảng dạy thì cũng được gần 10 triệu và đó là tất cả thu nhập của một tiến sĩ. Lúc này vợ đang mang bầu và mình đã phải tính toán chi li để cho các khoản từ bỉm sữa cho con".
Ông Hà Hà chia sẻ thêm, lúc đó gia đình anh sống bằng tiền dư thừa của học bổng. Số tiền dư thừa này giúp ông và vợ sống qua những tháng đầu tiên đồng lương ít ỏi.
Nói về mức lương này, nhà khoa học trẻ phân tích: "Với người làm nghiên cứu, nếu muốn nhận được mức lương cao sẽ đồng nghĩa với áp lực và những ràng buộc nhất định. Còn ở đây, mình đi dạy và làm nghiên cứu theo đúng tinh thần tự do học thuật, không bị áp lực thì phải chấp nhận mức lương thấp".
Cũng theo tân Phó giáo sư, nhà khoa học nếu tham gia vào thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu vẫn có thể ổn định được cuộc sống.
Hiện tại, cuộc sống của anh Hà đã ổn định hơn nhờ khoản thu nhập từ việc nghiên cứu khoa học cơ bản của đại học Quốc gia TP.HCM, Quỹ Nafosted và Viện VIASM.
Ông Lý Kim Hà (bên trái) chụp ảnh cùng các đồng nghiệp. Ảnh: Thanh Niên.
Được biết dù đã lập gia đình nhưng Phó giáo sư Hà vẫn sống cùng bố mẹ. Ngoài những giờ dạy trên giảng đường và làm nghiên cứu, anh Hà được biết đến với hình ảnh một người bưng bê phục vụ trong quán hủ tiếu của gia đình.
Bộc bạch trên báo Thanh Niên, Phó giáo sư 31 tuổi chia sẻ: "Những khi có thể, mình vẫn phụ giúp gia đình các việc trong quán ăn. Thu nhập từ quán hủ tiếu này đã nuôi lớn mình, giờ đây còn hỗ trợ một phần nuôi cả con trai mình".
Trong quá khứ, ông Hà thường dạy sớm bê hủ tiếu cho bố mẹ. Có những đêm bê hủ tiếu tới tận 10-11h mới nghỉ. "Nhưng tôi biết ơn vì điều đó" - ông Hà cười và nói.
Nói về những thành công của ngày hôm này, vị Phó giáo sư trẻ cho biết, một trong những nguyên tắc lớn nhất trong sự nghiệp của ông chính là chính xác thời gian, không "cao su" nên mọi chuyện đều hoàn thành đúng tiến độ.
Điều đặc biệt, ông Hà cho biết không dùng smart phone vào ban ngày vì cho rằng nó chiếm mất thời gian quý giá. Nguyên tắc của anh là chỉ dùng smart phone sau 20h hàng ngày.
Tân Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam cũng đùa rằng, dù mình đã đánh mất nghề gia truyền 3 đời bán hủ tiếu nhưng vẫn vui vì đã thoát được một nghề cơ cực.
Thanh Tùng
Theo ĐS&PL
Bác sĩ trẻ mê ngoại ngữ Ra trường với tấm bằng loại khá, sử dụng thành thạo 3 ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, chị Nguyễn Dương Thiên Thanh đã từ chối cơ hội du học sau đại học và lời mời của nhiều bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh để theo chồng về làm việc tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Bác...