85.000 thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM
Sáng 27/3, 85.000 thí sinh tại 17 địa phương bước vào đợt một kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022.
Năm 2022, số thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đông nhất từ trước đến nay. Không chỉ tăng về số lượng thí sinh đăng ký dự thi mà các trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này trong xét tuyển đầu vào cũng tăng với hơn 80 trường ĐH, CĐ trên cả nước.
Đợt một, kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức tại 80 điểm thi ở 17 địa phương, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Trong đó, TP.HCM có 32 điểm thi, khu vực miền Trung có 18 điểm thi, khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có 19 điểm thi, khu vực miền Tây có 11 điểm thi.
Kết quả thi đánh giá năng lực được sử dụng để xét tuyển đại học.
Đợt 2, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng một tháng tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang.
Cùng 2 đợt thi đánh giá năng lực là 2 đợt đăng ký xét tuyển khác nhau. Các thí sinh có thể dự thi cả hai 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.
Thí sinh sẽ thực hiện bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM có 3 phần. Trong đó phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh, phần Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu.
Video đang HOT
Hơn 82.000 thí sinh thi đánh giá năng lực tranh suất vào đại học
Riêng tại TP.HCM có đến khoảng 42.000 thí sinh với 32 địa điểm thi đánh giá năng lực đợt 1.
Ngày mai, (27-3), khoảng 82.400 thí sinh (TS) sẽ bắt đầu bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Đây là năm thứ năm kỳ thi được tổ chức và cũng là năm có số TS dự thi nhiều nhất để tranh suất vào ĐH-CĐ.
Khoảng 6.000 cán bộ làm công tác thi
Theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi ĐGNL đợt 1 sẽ diễn ra cùng lúc tại 17 địa phương, với 36 cụm thi, 80 địa điểm thi.
Khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên có 19 điểm thi, miền Trung có 18 điểm thi và miền Tây có 11 điểm thi. Trong đó, nhiều nhất là TP.HCM với 32 điểm thi và khoảng 42.000 TS.
Đây là năm đầu tiên kể từ năm 2018 có số TS dự thi ngay đợt 1 cao nhất với khoảng 82.400 TS và mở rộng điểm thi ở nhiều địa phương để thuận tiện đi lại cho TS.
Nói về công tác chuẩn bị, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết năm nay ĐH Quốc gia TP.HCM đã huy động khoảng 6.000 cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi. Công tác tập huấn cho cán bộ, phối hợp với các đơn vị làm điểm thi, cơ quan chức năng ở các địa phương cũng được triển khai chu đáo như về bảo vệ, y tế, điện lực, an ninh...
Về công tác phòng dịch, Tiến sĩ Chính cho biết đã triển khai tập huấn và chuẩn bị các tình huống y tế, bố trí người đo thân nhiệt, hướng dẫn khi TS đến điểm thi.
ĐH Quốc gia TP.HCM khuyến cáo TS trong vòng 48 tiếng trước giờ thi cần khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID và thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch tại điểm thi.
Các cán bộ đang kiểm tra lại hồ sơ dự thi của thí sinh, chuẩn bị thùng giấy nháp trước ngày thi đánh giá năng lực đợt 1 tại điểm thi Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ảnh: BÍCH NGỌC
Theo quy định của Hội đồng thi ĐGNL, những trường hợp sẽ không được dự thi như TS thuộc các trường hợp nhiễm bệnh (F0), trường hợp bệnh nghi ngờ và đang trong thời gian cách ly/chữa bệnh theo yêu cầu của cơ quan y tế; đang bị sốt, ho, khó thở, đau họng, mất vị giác/khứu giác hoặc các triệu chứng khác liên quan đến COVID-19.
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý trong buổi thi, TS chủ động báo với hội đồng thi nếu có những biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Những TS có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác liên quan đến COVID-19 trong thời gian thi sẽ không tiếp tục làm bài, được cán bộ y tế đưa đến khu vực riêng để theo dõi và ra về sau khi hết giờ làm bài. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ y tế phối hợp với cơ quan y tế địa phương xử lý theo hướng dẫn của ngành y tế.
Những TS không thể tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 1 vì những lý do nêu trên sẽ được tạo điều kiện để tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 2 mà không phải đóng lệ phí dự thi và cũng không phải chứng minh lý do không dự thi trước đó.
Cẩn trọng tránh bị đình chỉ, trừ điểm thi
Theo quy định của Hội đồng tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM, TS phải có mặt tại phòng thi trước 7 giờ 30 để làm thủ tục dự thi.
Khi đi thi, TS cần mang theo đầy đủ các giấy tờ tùy thân theo quy định ghi trong giấy báo dự thi, gồm một trong các loại giấy tờ sau: CMND, CCCD, hộ chiếu
Nếu TS bị mất giấy tờ tùy thân, cần làm giấy xác nhận nhân thân theo mẫu quy định, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, có chữ ký và dấu xác nhận của trưởng công an phường/xã cũng là giấy tờ tùy thân hợp lệ để tham gia kỳ thi.
Trường hợp vẫn không có các giấy tờ này và không mang theo giấy báo dự thi, TS phải có mặt tại phòng hội đồng thi trước giờ tập trung tối thiểu 30 phút để làm các thủ tục cần thiết.
Hội đồng thi cũng nhấn mạnh TS không được mang vào khu vực thi và phòng thi: Giấy nháp, giấy thi, giấy than, bút xóa, các tài liệu, bút tàng hình, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, phương tiện kỹ thuật thu phát truyền tin, thiết bị chứa đựng thông tin, các vật dụng khác có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài và quá trình chấm thi.
Khi vào phòng thi, nếu TS còn mang theo tài liệu, vật dụng trái phép, dù chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.
TS sẽ bị khiển trách nếu nhìn bài hoặc trao đổi bài với TS khác. Tăng nặng hơn, TS sẽ bị cảnh cáo trong các trường hợp như tiếp tục vi phạm việc nhìn bài hoặc trao đổi bài với TS khác dẫn đến khiển trách; trao đổi bài hoặc giấy nháp với TS khác; chép bài của TS khác hoặc để TS khác chép bài của mình.
Đặc biệt, hội đồng thi cũng quy định ngoài mang vật dụng trái phép vào phòng thi, TS sẽ bị đình chỉ thi nếu vi phạm các quy định như đã bị cảnh cáo một lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm quy định ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ bên ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa TS khác.
Hội đồng thi cũng lưu ý: TS bị đình chỉ thi phải nộp đủ bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. TS bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết giờ làm bài thi.
Đồng thời, TS bị đình chỉ thi sẽ bị điểm 0, không được sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ
sau khi có điểm thi
Kết quả thi đợt 1 được công bố vào ngày 5-4. Điểm mới đáng chú ý năm nay là TS được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Đồng thời, TS có thể đăng ký bổ sung nguyện vọng xét tuyển và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố.
Ở đợt 2, thời gian đăng ký là từ ngày 6 đến 25-4. ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi vào ngày 22-5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng một tháng.
Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 29-5.
Năm 2022, tuyển sinh đại học thay đổi như thế nào? Xét điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức chính trong kế hoạch tuyển sinh dự kiến của nhiều trường đại học năm 2022. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021, các trường đại học (ĐH) cũng bắt tay xây dựng kế hoạch tuyển...